Nội dung chính

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt nguyên nhân là gì?

Trẻ ho nhiều về đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Vậy đây là phải là biểu hiện đáng gờm về một bệnh lý nguy hiểm nào ở trẻ không? Cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia nhé!

Giải mã 7 nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Giải mã 7 nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

✔️✔️✔️ Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên ăn gì & kiêng ăn gì để bé nhanh khỏi

Hiện tượng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Vào ban đêm, chất nhầy sẽ có xu hướng ứ đọng tại cổ họng, gây vướng mắc, khó chịu. Trẻ ho về đêm không sốt có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây lại là cách để cơ thể tống đờm ra ngoài. Đặc biệt, nếu trẻ bị ho sặc sụa về đêm, mặt tím tái là rất có thể con đang bị kẹt “vật lạ” ở đường hô hấp.

Với trẻ sơ sinh, đi kèm với hiện tượng ho về đêm, chúng còn có thể bị nôn, trớ. Nhiều trẻ nôn trớ xong sẽ cảm giác dễ chịu, có thể ngủ một mạch tới sáng. Bởi vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng mà vội vàng cho bé dùng thuốc ngay. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây ho về đêm ở trẻ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Hiện tượng ho về đêm nhưng không sốt
Hiện tượng ho về đêm nhưng không sốt

7 nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm không sốt

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do nguyên nhân bên ngoài hoặc xuất phát từ chính cơ thể bé:

Nhiệt độ xuống thấp

Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường giảm mạnh. Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, chưa có khả năng cân bằng nhiệt độ cơ thể như người lớn nên sẽ rất dễ nhiễm lạnh. Khi đó cổ họng bé sẽ bị kích ứng, dễ phát sinh cơn ho về đêm. Ngoài yếu tố nhiệt độ thời tiết, việc sử dụng điều hòa không đúng cách, cài đặt nhiệt độ quá thấp cũng sẽ gây nên tình trạng ho về đêm ở trẻ.

✔️✔️✔️ Trẻ ho sốt về đêm là bệnh gì? 9 cách đơn giản xử lý TẠI NHÀ

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý mãn tính, thường tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các chất dị nguyên (bụi bẩn, phấn hóa, lông vật nuôi,…). Bệnh có thể khiến trẻ ho về đêm và sáng sớm, thậm chí là phải đối mặt với nhiều triệu chứng nguy hiểm hơn như viêm đường thở, khó thở lúc ngủ, đau ngực, thở khò khè,…

Trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị hen suyễn

Viêm xoang

Đây là tình trạng nhiễm trùng lớp niêm mạc lót trong xoang. Bệnh khiến trẻ bị khó chịu ở mũi, tắc mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt vào ban đêm, trẻ sẽ bị tình trạng chảy dịch mũi sau, gây ho dữ dội. Để nhận biết trẻ ho về đêm nhưng không sốt do viêm xoang rõ rệt hơn, mẹ có thể quan sát những triệu chứng điển hình của bệnh khác như: đau họng, khó thở, đau nhức gò má và trán, dịch mũi có màu xanh hoặc vàng, mùi hôi.

Dị ứng

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài, chẳng hạn như bụi bẩn, lông thú, hóa chất, phấn hoa,… Đây là những chất gây dị ứng khiến cơ thể tăng sản sinh histamin, dẫn đến tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng,…

Viêm họng

Viêm họng cũng là một trong những nguyên nhân điển hình khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Khi quan sát hầu họng của bé, mẹ sẽ thấy hiện tượng sưng đỏ, thậm chí là xuất hiện những hốc mủ trắng. Trong nhiều trường hợp, trẻ viêm họng có thể bị sốt cao. Vì vậy, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi để hạ sốt cho bé kịp thời.

Trẻ bị viêm họng
Trẻ bị viêm họng

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thường xảy ra khi ăn quá no, chưa kịp tiêu hóa mà bé đã có tư thế nằm. Điều này khiến dịch vị axit và thức ăn trào ngược lên thực quản. Từ đó dẫn đến sự kích thích đường hô hấp dưới, gây ho cho trẻ.

Một số vấn đề khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể có liên quan đến những vấn đề như: nhịp sinh học của cơ thể, phòng ngủ không được vệ sinh, quét dọn thường xuyên, ăn tối muộn hoặc quá lo, dị vật mắc kẹt đường thở,…

Hơn nữa, đôi khi hiện tượng ho về đêm còn phản ánh một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm hơn như viêm phế quản, ho gà, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…

✔️✔️✔️ 4 cách chữa ho cho bé bằng lá tía tô hiệu quả, an toàn tuyệt đối

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có nguy hiểm không?

Về cơ bản, hiện tượng ho về đêm nhưng không sốt là dấu hiệu điển hình của những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Tình trạng này có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của triệu chứng.

Nếu trẻ ho về đêm kéo dài, diễn biến ngày một nặng rất có thể sẽ để lại biến chứng gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng các biểu hiện của con để tìm cách điều trị phụ hợp.

Tuy nhiên, với tình trạng ho nhưng không sốt, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà vội vàng cho bé dùng ngay thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chưa thông qua chỉ định của bác sĩ sẽ có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ xấu về sức khỏe. Đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm.

Xử lý tình trạng ho về đêm và sáng ở trẻ

Trẻ ho về đêm và sáng nhưng không sốt để lâu sẽ dễ biến chứng và gây nguy hiểm tới sức khỏe. Trước khi các triệu chứng trở nặng, cha mẹ hãy kiểm soát và làm giảm bớt sự khó chịu của trẻ với một vài biện pháp xử lý dưới đây:

Vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch nước muối

Khoang mũi được thông thoáng, hết tắc nghẽn sẽ mang lại cho bé giấc ngủ ngon và an lành, giúp hạn chế tình trạng ho về đêm. Đây là giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ và bé sơ sinh.

Vệ sinh mũi cho bé
Vệ sinh mũi cho bé

Cha mẹ có thể tự pha dung dịch nước muối hoặc để tiện lợi hơn thì có thể dùng nước muối sinh lý Nacl 0.9% được bán tại khắp các hiệu thuốc. Nhỏ 5 – 10 giọt vào mỗi bên mũi của bé. Cách này giúp phá vỡ liên kết đờm nhớt tích tụ trong khoang mũi. Qua đó dễ dàng tống chúng ra ngoài, làm sạch mũi, đặc biệt là giúp hạn chế tình trạng chảy dịch sau mũi, gây kích thích cơn ho về đêm.

Không nên cho bé ăn sát giờ ngủ

Cho bé ăn sát giờ đi ngủ sẽ khiến thức ăn không kịp tiêu hóa. Đáng chú ý, nếu nếp sinh hoạt này của con tiếp tục kéo dài sẽ có thể gây hiện tượng trào ngược dạ dày. Kết quả là con sẽ bị ho nhiều về đêm, thậm chí là nôn trớ.

Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn cách giờ ngủ ít nhất 2 tiếng. Sau bữa ăn nên cho bé uống nước để giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.

Massage tinh dầu

Trong một số trường hợp, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể do nhiễm lạnh. Lúc này, mẹ có thể thực hiện cách massage tinh dầu vào lòng bàn tay, gan bàn chân cho bé để giúp làm ấm cơ thể.

Tinh dầu vừa có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn vừa giúp chống cảm lạnh rất tốt. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng khi bé bị ho về đêm nhé! Chắc chắn sẽ thấy hiệu quả đó.

Dùng siro hỗ trợ giảm ho chiết xuất thảo dược

Siro ho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên được cho là giải pháp hỗ trợ điều trị trẻ ho về đêm an toàn và hiệu quả. Những loại sản phẩm này không những mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, mát họng, giảm đau mà còn giúp tiêu đờm, kháng viêm, bảo vệ hô hấp hiệu quả. Do vậy, trong trường hợp bé ho nhiều về đêm, mẹ có thể cho con uống 1 – 2 thìa siro ho để giúp êm dịu họng và ngủ ngon hơn.

Biệt đội bảo vệ hô hấp cho bé yêu Fitobimbi
Biệt đội bảo vệ hô hấp cho bé yêu Fitobimbi

Chế độ chăm sóc khoa học

Bên cạnh các giải pháp điều trị tức thì trong trường hợp trẻ ho về đêm không sốt, cha mẹ nên cải thiện sức khỏe tổng thể cho con với các bước chăm sóc khoa học sau:

  • Tăng cường bổ sung nước cho trẻ mỗi ngày: Nên ưu tiên cho bé dùng nước ấm, tránh uống nước lạnh quá nhiều gây viêm họng. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm các thức uống chứa nhiều dinh dưỡng như nước trái cây, sữa chua, nước canh, nước súp,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé để cải thiện chất lượng không khí về đêm, hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc gây ho
  • Nâng cao phần đầu cho bé khi ngủ. Mẹ có thể sử dụng miếng khăn mỏng kê dưới gối của bé để giúp phần đầu nâng cao hơn so với phần thân dưới. Tư thế này giúp tăng khả năng lưu thông, hạn chế dịch nhầy chảy xuống cổ họng
  • Thường xuyên lau chùi, quét dọn xung quanh nhà và khu vực phòng ngủ của bé. Điều này giúp loại bỏ tác nhân gây dị ứng, hay những vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp
  • Khi thời tiết nắng nóng, gia đình nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp, khoảng từ 26 – 29 độ C. Đồng thời, tránh đặt bé ở vị trí hướng thổi của gió điều hòa.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về tình trạng trẻ ho về đêm nhưng không sốt. Mong rằng chia sẻ này sẽ trang bị cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bé sớm khỏi bệnh!

✔️✔️✔️ Xem thêm TPBVSK Fitobimbi:

Chia sẻ bài viết này