Trẻ bị viêm amidan có mủ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu và khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân viêm amidan có mủ là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Trẻ bị viêm amidan hốc mủ cần được điều trị và chăm sóc thế nào?
✔️✔️✔️ Trẻ bị viêm amidan uống thuốc gì? Chăm sóc trẻ bị viêm amidan thế nào
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan có mủ
Khi trẻ bị viêm amidan có mủ, cha mẹ có thể thấy amidan của trẻ bị sưng to, đỏ kèm theo các bọc màu trắng. Tình trạng này còn được gọi là viêm amidan hốc mủ xảy ra khi amidan của trẻ bị viêm nhiều lần hoặc do trẻ bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm amidan có mủ do một số nguyên nhân khách quan như:
- Cấu trúc amidan: Do cấu tạo đặc thù với nhiều hốc và thường xuyên tiếp xúc với thức ăn; amidan dễ bị viêm nhiễm; nếu không được điều trị sớm ổ viêm sẽ hình thành mủ, áp xe.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi và tấn công amidan.
- Có các bệnh về tai mũi họng: Tai mũi họng được nối với nhau qua các lỗ xoang. Chỉ cần một cơ quan bị nhiễm khuẩn thì các cơ quan khác cũng có thể bị tấn công.
Bên cạnh đó, trẻ còn bị viêm amidan có mủ do môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc do ảnh hưởng của thời tiết,…
✔️✔️✔️ Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì? – Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng
Trẻ bị viêm amidan có mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan có mủ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng phục hồi khi được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các tổn thương ở amidan có thể dẫn tới các biến chứng như:
- Khó nuốt, khó nói chuyện.
- Gây nhiễm trùng các vùng xung quanh amidan, dẫn đến các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, thậm chí ung thư vòm họng.
- Viêm amidan có mủ đôi khi cũng dẫn tới các biến chứng khó gặp như viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn máu, phù nề tay chân,…
Điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý tới tình trạng sức khỏe của con và đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện lạ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm amidan có mủ
Dấu hiệu nhận biết chung
Dưới đây là các triệu chứng thường thấy khi trẻ bị viêm amidan có mủ:
- Amidan xuất hiện các bọc mủ trắng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Nước bọt tiết nhiều hơn.
- Cổ hoặc vùng dưới hàm xuất hiện hạch cứng, đau.
- Cổ họng đau nhói, cơn đau có thể lan đến tai.
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ cấp tính
- Sốt trên 38,5 độ C.
- Khàn/ mất tiếng.
- Ho nhiều và có đờm.
- Lưỡi xuất hiện lớp phủ màu xám trắng.
- Niêm mạc họng sưng đỏ.
- Mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.
Triệu chứng viêm amidan hốc mủ mãn tính
- Sốt dưới 38,5 độ C.
- Cảm thấy ngứa, rát hầu họng.
- Ho khan.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Thở khò khè.
- Ngủ ngáy.
Phân biệt viêm amidan có mủ và ung thư vòm họng
Viêm amidan có mủ thường bị nhầm lẫn với ung thư vòm họng. Dưới đây là cách giúp bạn phân biệt 2 căn bệnh này.
Viêm amidan có mủ | Ung thư vòm họng | |
Đặc điểm bệnh | Bề mặt amidan xuất hiện bọc mủ màu trắng như bã đậu. Hơi thở có mùi hôi. | Bệnh lý ác tính xảy ra ở phía sau họng của người bệnh. |
Độ tuổi mắc bệnh | Phổ biến ở người từ 40 – 60 tuổi. | Phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên 5 – 15 tuổi. |
Điểm giống nhau trong biểu hiện bệnh | Viêm amidan có mủ và ung thư vòm họng có một số điểm giống nhau như:
| |
Điểm khác nhau trong biểu hiện bệnh |
|
|
Trẻ bị viêm amidan có mủ cần được điều trị thế nào?
Tùy theo tình trạng của bệnh mà trẻ bị viêm amidan có mủ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Thuốc điều trị viêm amidan
Các loại thuốc thường được kê đơn cho trẻ em bị viêm amidan bao gồm:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau (Ibuprofen, Acetaminophen) giúp cải thiện tình trạng sốt, đau họng,…
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid chẳng hạn như Prednisone hoặc Alphachymotrypsin giúp giảm viêm, sưng đỏ ở amidan.
- Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như Penicillin, Amoxicillin, Cephalexin,… được sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.
Trường hợp trẻ bị áp xe quanh amidan, bác sĩ sẽ trích rạch khối áp xe dẫn lưu mủ.
Phẫu thuật cắt amidan
Khi điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, amidan có vai trò quan trọng, là phòng tuyến đầu tiên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus tấn công vào đường hô hấp. Do vậy, việc phẫu thuật cắt bỏ amidan cần được xem xét một cách cẩn thận.
Trẻ bị viêm amidan có mủ sẽ chỉ được phẫu thuật khi:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần: hơn 5 lần/ năm.
- Viêm amidan dẫn đến biến chứng.
- Amidan sưng to khiến trẻ khó thở, khó nuốt,…
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm amidan có mủ
Bên cạnh việc cho con sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc con một cách khoa học để con nhanh chóng khỏi bệnh.
- Nếu con bị sốt, mệt mỏi; hãy cho con nghỉ ngơi kết hợp vận động nhẹ nhàng.
- Cho con súc miệng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm pha với nước lọc hoặc nước muối sinh lý.
- Cho con uống nhiều nước tránh tình trạng mất nước.
- Cho con ăn uống đủ bữa, chế độ dinh dưỡng cân bằng (thịt cá, rau xanh, hoa quả,…). Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, hạn chế thức ăn cứng.
- Không để con nói to, la hét; tránh làm tổn thương hầu họng đang bị viêm nhiễm.
- Cho con đeo khẩu trang khi ra ngoài, điều này giúp tránh hít phải bụi bẩn, vi trùng,…
Kết luận
Trẻ bị viêm amidan có mủ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh và không gặp nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Điều quan trọng là cha mẹ cần chú ý tới tình hình sức khỏe của con và cho con đến bệnh viện thăm khám ngay khi con có biểu hiện bất thường.