Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Vì thường xuyên “đối mặt” với tác nhân gây bệnh nên cơ quan này rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở trẻ. Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết trẻ bị viêm amidan có nguy hiểm không? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Xem thêm:
- ✔️✔️✔️ Viêm amidan mãn tính ở trẻ em – Những thông tin mẹ nên biết
- ✔️✔️✔️ SỰ THẬT về viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em
Trẻ bị viêm amidan có nguy hiểm không?
Viêm amidan là một vấn đề phổ biến và khó chịu xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, đặc trưng bởi tình trạng viêm hoặc sưng các tuyến amidan. Các tuyến amidan là những tuyến nhỏ hình bầu dục nằm ở phía sau cổ họng. Đây là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn và virus xâm nhập vào miệng của trẻ. Chính chức năng này có thể làm cho amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Chính vì sự phổ biến của bệnh lý này, nhiều cha mẹ lo lắng không biết viêm amidan có nguy hiểm không? Mặc dù viêm amidan không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, nhưng nó gây ra nhiều phiền toái cũng như ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của những người bị bệnh. Tính nghiêm trọng của bệnh lý còn tùy thuộc vào thể trạng mà trẻ mắc phải. Cụ thể như sau:
Viêm amidan cấp tính
Đây là tình trạng tổn thương amidan thường do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Nếu trẻ bị viêm amidan do virus, triệu chứng của bệnh không quá đáng lo ngại. Ngược lại, nếu tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan. Đặc biệt là trường hợp viêm amidan do liên cầu khuẩn huyết beta nhóm A thì mức độ càng nặng hơn.
Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra đột ngột, trẻ đôi khi bị sốt 38 – 39 độ C. Ngoài ra còn gặp những triệu chứng khác như chán ăn, nhức đầu, mệt mỏi, nuốt đau, khô rát họng, đau nhói tai, đờm nhầy, ho từng cơn, đau tức ngực, khàn tiếng,…
Viêm amidan do vi khuẩn và virus có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau. Việc phân biệt cần được tiến hành thông qua các xét nghiệm y tế. Trẻ bị viêm amidan thể cấp tính có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần phải điều trị thì mới cải thiện.
Nhìn chung, với thể cấp tính, viêm amidan có nguy hiểm không? Bệnh không gây quá nhiều lo ngại đến với trẻ. Cha mẹ chỉ cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là trẻ có thể hoàn toàn bình phục.
Viêm amidan mãn tính
Khi viêm amidan ở trẻ không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách sẽ khiến triệu chứng tái đi tái lại, dẫn đến chuyển sang giai đoạn mãn tính. Amidan bị viêm nhiễm kéo dài sẽ xuất hiện các hốc có mủ trắng và trở nên teo đi. Theo đó, trẻ sẽ hay bị sốt vặt, rát họng, ngứa họng, hơi thở có mùi hôi, xuất tiết đờm gây khàn giọng, thở khò khè, ngủ ngáy. Thậm chí, nếu amidan sưng to lấn chiếm họng có thể gây khó thở, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Viêm amidan thể mãn tính là tình trạng khá nguy hiểm. Để ngăn ngừa viêm amidan trở nặng, cha mẹ cần theo sát trẻ ngay từ giai đoạn đầu để kịp thời can thiệp.
Những biến chứng trẻ bị viêm amidan có thể gặp phải
Với thắc mắc “viêm amidan có nguy hiểm không?”, các chuyên gia cho biết, trẻ có thể gặp phải những biến chứng sau nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách:
- Khó khăn và tắc nghẽn khi thở
- Ngưng thở khi ngủ là sự xáo trộn và gián đoạn cách thở trong khi ngủ sâu
- Viêm mô tế bào amidan, một tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các mô lân cận
- Áp xe quanh amidan, một tình trạng trong đó mủ được tích tụ phía sau các tuyến amiđan
Giả sử con bạn đang bị viêm amidan do bội nhiễm vi khuẩn, chưa điều trị dứt điểm bằng kháng sinh. Trong trường hợp đó, con bạn có thể gặp các biến chứng sau:
- Viêm cầu thận hậu liên cầu: Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, trong đó thận không hoạt động bình thường. Kết quả là, chất lỏng dư thừa và chất thải nitơ tích tụ trong máu.
- Sốt thấp khớp: Tình trạng viêm trong cơ thể ảnh hưởng đến các cơ quan và mô khác nhau của cơ thể như tim, khớp,…
Điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ
- Điều trị viêm amidan cấp tính: Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn, thuốc kháng sinh có thể được chỉ định nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhanh chóng.
- Điều trị tại chỗ: Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn và nhỏ nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi thường xuyên, cung cấp một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và uống nước đầy đủ
- Điều trị triệu chứng: Giảm ho bằng siro, kẹo ngậm, hạ sốt, sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc làm lỏng chất nhầy,…
- Điều trị viêm amidan mãn tính: Trong trường hợp viêm nhiễm nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật amidan
Cách phòng ngừa viêm amidan ở trẻ
Để không còn thắc mắc “viêm amidan có nguy hiểm không?”, cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh lý này ở trẻ ngay từ đầu. Viêm amidan là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy việc tuân thủ vệ sinh cơ bản là điều tối quan trọng để kiểm tra mức độ lây lan của nó. Bạn phải khuyến khích con mình làm theo các bước dưới đây:
- Rửa tay đúng cách là rất quan trọng, đặc biệt là trước và sau bữa ăn
- Đảm bảo rằng con bạn không dùng chung thìa, thức ăn, chai nước hoặc các đồ dùng khác với bạn bè của chúng
- Bỏ bàn chải đánh răng cũ sau khi khỏi bệnh viêm amidan
Làm cha mẹ có trách nhiệm cũng nên hạn chế cho con sinh hoạt khi con đang bị viêm amidan thường xuyên để không lây bệnh cho người khác. Bạn có thể tuân thủ những điều sau:
- Đảm bảo rằng đứa trẻ ốm yếu của bạn ở nhà cho đến khi nó hoàn toàn bình phục
- Đảm bảo rằng con bạn che mũi và miệng khi ho và hắt hơi
Trên đây là giải đáp “viêm amidan có nguy hiểm không”. Qua đây, cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức để chủ động trong chăm sóc và bảo vệ con yêu mỗi khi mùa đông tới. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!