Amidan sưng đỏ, có lớp phủ trắng hoặc vàng; viêm họng, đau họng; hơi thở có mùi hôi; sốt hoặc ớn lạnh,… là các triệu chứng viêm amidan ở trẻ em thường thấy nhất. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể có các biểu hiện khác tùy theo loại viêm amidan (cấp tính hay mạn tính).
- ✔️✔️✔️ Cách chữa viêm amidan ở trẻ em – Hướng dẫn của Bộ Y tế
- ✔️✔️✔️ 8 cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan giúp con mau chóng khỏi bệnh
Tổng quan về viêm amidan ở trẻ em
Amidan là các tuyến ở phía sau cổ họng. Đây là một phần của hệ thống miễn dịch và giúp ngăn chặn vi trùng xâm nhập vào hầu họng; vì vậy, nó rất dễ bị nhiễm trùng. Amidan bị nhiễm trùng được gọi là viêm amidan.
Virus và vi khuẩn là 2 tác nhân hàng đầu khiến trẻ em bị viêm amidan. Bệnh này có thể xảy ra ở trẻ em mọi lứa tuổi, và thường gặp nhất ở trẻ bị cảm, sổ mũi, ho.
Biến chứng phổ biến của viêm amidan là áp xe quanh amidan, xảy ra khi nhiễm trùng lan ra sau amidan. Khi điều này xảy ra, trẻ cần được điều trị sớm vì mô sưng ở cổ và ngực có thể làm tắc đường thở của con.
Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ em thường gặp
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ em không hoàn toàn giống nhau trong mọi trường hợp.
Triệu chứng viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Viêm amidan được coi là cấp tính khi các triệu chứng xảy ra đột ngột. Theo đó, trẻ sẽ có các biểu hiện:
Triệu chứng toàn thân
- Ớn lạnh, rét run rồi sốt từ 38 đến 39 độ C.
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu.
- Nước tiểu ít, màu sẫm; thường bị táo bón.
Triệu chứng cơ năng
- Khi bị viêm amidan cấp tính, trẻ sẽ có cảm giác khô, rát và nóng trong họng; nhất là khu vực gần amidan. Sau đó, họng sẽ có cảm giác đau; khi nuốt nước bọt, nhai hoặc ho, cơn đau sẽ tăng lên rõ rệt và nhói lên tai.
- Viêm amidan thường kèm theo viêm mũi khiến trẻ bị chảy nước mũi.
- Khi amidan bị viêm và sưng to, trẻ dễ thở khò khè, nói bằng giọng mũi và ngủ kèm tiếng ngáy.
- Viêm ở amidan có thể lan xuống khí quản, thanh quản khiến trẻ bị ho, ho có đờm và giọng khàn nhẹ.
Triệu chứng thực thể
Với trẻ bị viêm amidan, khi quan sát amidan và vùng hầu họng của trẻ, cha mẹ có thể nhận thấy:
- Miệng trẻ khô, vùng niêm mạc bị đỏ và lưỡi trắng.
- Amidan sưng to, đỏ; đôi khi có chấm mủ trắng ở miệng các hốc, sau đó biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan. Phần mủ này không dính chắc, không gây chảy máu, dễ chùi sạch. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) gây ra.
- Tổ chức lympho (liên võng nội mô) sưng to và có màu đỏ. Điều này thường xảy ra khi nguyên nhân gây bệnh là do virus gây nên.
Triệu chứng viêm amidan mạn tính ở trẻ em

Trẻ em thường bị viêm amidan cấp tính; tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp trẻ bị viêm amidan mạn tính với các triệu chứng lặp đi lặp lại, ngay cả khi bệnh đã được điều trị.
Triệu chứng toàn thân
Triệu chứng viêm amidan mạn tính ở trẻ em không nổi bật. Biểu hiện cơ thể tương tự như khi trẻ bị viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, các triệu chứng thường lặp đi lặp lại và có tình trạng hồi viêm.
Trẻ bị viêm amidan mạn tính thường ăn/ bú kém nên đôi khi cơ thể gầy yếu, da xanh; dễ tấy sốt về chiều.
Triệu chứng cơ năng
Trẻ em bị viêm amidan mạn tính thường có triệu chứng:
- Cảm giác có dị vật trong cổ họng; khi nuốt nước bọt; ăn thường cảm thấy vướng và đau. Tình trạng đau lan lên tai.
- Mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi.
- Thỉnh thoảng, trẻ bị ho và khàn tiếng.
- Amidan sưng đỏ dễ khiến trẻ thở khò khè, ngủ ngáy to.
Triệu chứng thực thể
Khi quan sát bề mặt amidan ở trẻ bị viêm amidan mạn tính, cha mẹ có thể nhận thấy có nhiều khe và hốc. Các khe, ốc này chứa các hạt màu trắng (trông giống giống bã đậu) và thường kèm theo mủ.
Khi tình trạng viêm amidan xảy ra nhiều lần, kéo dài lâu ngày (được gọi là viêm amidan quá phát), amidan sẽ trở lên sưng to (như hai hạt hạnh nhân trong họng). Khi đó, nó sẽ làm hẹ khoang họng, trụ trước đỏ; có thể khiến trẻ bị khó thở.
Dấu hiệu cho thấy con cần gặp bác sĩ khi bị viêm amidan

Khi con bị viêm amidan, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.
Cha mẹ cũng cần đưa con đến bệnh viện ngay khi con có biểu hiện:
- Không muốn bú, uống nước và ăn uống
- Nôn mửa
- Xanh xao và buồn ngủ
- Cứng cổ
- Khó thở
- Mệt mỏi quá mức
- Sốt cao
Nếu con tỏ ra mệt mỏi quá mức, chảy nước dãi và khó thở, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm sưng biểu mô dưới đáy lưỡi).
Kết luận
Cha mẹ đã nắm rõ các triệu chứng viêm amidan (cấp tính và mạn tính) ở trẻ em chưa? Ngay khi nghi ngờ con bị viêm amidan, cha mẹ hãy liên hệ với các bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp nhất nhé!
Cụm từ tìm kiếm:
- Dấu hieeuk viêm amidan ở trẻ
- Viêm amidan dấu hiệu