Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ. Thông thường, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến cả hai bên amidan. Nhưng trong một số trường hợp sẽ xuất hiện hiện tượng viêm amidan 1 bên ở trẻ em. Vậy cách nhận biết và điều trị ra sao? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- ✔️✔️✔️ Cẩn thận với viêm amidan quá phát ở trẻ em – Nguy cơ biến chứng khôn lường!
- ✔️✔️✔️ Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ có đáng lo ngại?
Viêm amidan 1 bên ở trẻ em là gì?
Amidan là hai mô mềm nằm sau cổ họng. Ở trẻ nhỏ, amidan đóng vai trò như một “lá chắn” bảo vệ cổ họng, ngăn không cho vi khuẩn, virus trấn công. Theo thời gian, amidan sẽ trở nên kém quan trọng hơn do hệ miễn dịch của trẻ dần phát triển và không cần tới chức năng chống nhiễm trùng của nó. Do đó, khi trưởng thành, cơ quan này thường bị teo nhỏ lại.
Là “cửa ngõ” của đường hô hấp nên amidan rất dễ bị sưng và viêm. Thông thường, viêm amidan sẽ sưng cả hai bên. Nhưng đôi khi, tình trạng nhiễm trùng chỉ xuất hiện ở một bên, amidan trái hoặc phải.
Vì sao trẻ bị sưng amidan 1 bên?
Viêm amidan 1 bên là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là bởi:
- Virus, vi khuẩn: Hầu hết các trường hợp amidan sưng 1 bên là do nhiễm virus, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh thông thường hoặc virus cúm. Một số trường hợp cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, điển hình như chủng vi khuẩn có tên là vi khuẩn liên cầu nhóm A
- Do vị trí cấu tạo của amidan: Amidan nằm ở “cửa ngõ” đường hô hấp, nơi giao giữa thực quản và khí quản. Đây là vị trí nhạy cảm, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, virus, vi khuẩn và thức ăn nên dễ bị sưng và nhiễm trùng, dẫn đến viêm amidan
- Vệ sinh khoang miệng không đúng cách: Amidan có cấu tạo nhiều hang hốc nên thức ăn đi qua dễ đọng lại. Vì vậy, nếu cha mẹ không tạo thói quen vệ sinh miệng và răng thường xuyên, nơi đây sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn, dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm
- Thời tiết thay đổi thất thường: Nhiệt độ bên ngoài giảm đột ngột tác động lớn đến sức khỏe con người. Điều này khiến hệ miễn dịch chưa phát triển của trẻ sẽ trở nên yếu kém, tạo thời cơ thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập cổ họng và gây viêm amidan
- Những yếu tố khác: Trẻ bị viêm amidan 1 bên có thể hình thành do những bệnh lý về đường hô hấp khác đang tiềm ẩn như hạch bạch huyết sưng, sỏi amidan, áp xe quanh amidan,…
Nhận biết viêm amidan 1 bên ở trẻ em
Viêm amidan 1 bên là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát vòm họng. bên amidan bị viêm sẽ có sự khác biệt rõ rệt, sưng to và tỏ, đôi khi xuất hiện những mảng trắng nhỏ. Ngoài ra, trẻ bị viêm amidan 1 bên còn xuất hiện những triệu chứng sau đây:
- Thường xuyên nhức đầu, đau họng khi nuốt nước bọt và ăn
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân
- Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao dẫn đến co giật, đây là một triệu chứng viêm amidan 1 bên ở trẻ em hết sức nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý
- Niêm mạc họng đỏ, đau rát
- Lưỡi xuất hiện mảng bám màu trắng, miệng khô, có mùi hôi khó chịu
- Ngủ ngáy, thậm chí gặp hiện tượng ngưng thở khi ngủ
Trẻ bị viêm amidan 1 bên có nguy hiểm không?
Thực chất, viêm amidan không phải căn bệnh đáng lo ngại. Nhưng không vì thế mà cha mẹ chủ quan trong điều trị, việc can thiệp muộn có thể dẫn đến viêm amidan cả 2 bên. Thậm chí, bệnh có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính, gây nguy cơ biến chứng cao. Chẳng hạn như:
- Áp xe và viêm tấy quanh amidan. Điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, nước bọt, thậm chí là há miệng
- Vi khuẩn, virus cư trú tại amidan có thể dễ dàng lây lan sang các cơ quan kế cận khác, gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang mũi,…
- Viêm amidan 1 bên kéo dài và tái phát nhiều lần có thể trở thành mãn tính, dẫn đến các biến chứng như thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp,…
Phương pháp điều trị viêm amidan 1 bên ở trẻ em
Việc điều trị amidan 1 bên sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Thông thường, với viêm amidan cấp tính, trẻ có thể được điều trị tại nhà, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, sau 4 – 5 ngày bệnh có thể được cải thiện. Cụ thể như sau:
- Tránh thức ăn lạnh, đồ uống đá, kem,…
- Cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể bằng cách cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Cho bé uống nước ấm để làm dịu cổ họng và tránh tình trạng mất nước
- Hạn chế cho bé ăn những món chứa nhiều gia vị cay, nóng như tỏi, ớt
- Tránh những đồ uống chứa đường, có gas gây kích ứng cổ họng
- Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối 2 – 3 lần/ngày
- Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày để làm sạch mảng bám và thức ăn còn sót lại
- Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để nâng cao thể trạng và sức đề kháng
Với trường hợp viêm amidan mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần cần được thăm khám bác sĩ để nhận phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không đáp ứng, trẻ có thể được chỉ định cắt amidan.
Trên đây là những thông tin về viêm amidan 1 bên ở trẻ em mà Fitobimbi muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh. Mong rằng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất.