Nội dung chính

Ăn vào là nôn – Coi chừng viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng amidan khẩu cái, gây đau và rát họng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng điển hình của viêm amidan là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là gì?

Amidan là hai khối mô nằm phía sau cổ họng. Chúng đóng vai trò quan trọng và là một phần trong cơ chế chống nhiễm trùng của cơ thể, giúp chống lại vi trùng và bệnh tật. Amidan đối phó với vi trùng trước khi chúng xâm nhập vào cổ họng hoặc xoang. Khi các “chiến binh” này bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan cấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là giai đoạn từ 5 – 15 tuổi. Triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng 1 tuần nếu được chăm sóc thích hợp. Ngược lại, nếu chủ quan, lơ là, bệnh sẽ dễ tái phát, dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong điều trị cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nguyên nhân viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Theo các chuyên gia, bé bị viêm amidan cấp tính do những nguyên nhân sau:

Virus, vi khuẩn

Trong phần lớn trường hợp, trẻ bị viêm amidan cấp tính là do virus. Số nhỏ còn lại là do vi khuẩn. Nguyên nhân là bởi Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Điều này tạo môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn phát triển và tấn công mạnh mẽ.

Nguyên nhân viêm amidan cấp tính ở trẻ em
Nguyên nhân viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Những virus, vi khuẩn phổ biến gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em là:

  • Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn: cầu tan huyết A, khuẩn cầu thận, yếm khí, chủng ái khí, tự cầu,…
  • Viêm amidan cấp tính do virus: Adenovirus, Virus cúm, Rhinovirus, Virus Epstein-Barr, Virus parainfluenza, Virus Herpes simplex,…

Bé bị viêm amidan cấp tính do tăng bạch huyết

  • Hệ thống bạch huyết đảm nhận vai trì ngăn ngừa các mầm bệnh gây hại. Khi cơ quan này gặp trục trặc sẽ khiến hạch nổi ở vùng cổ gây viêm amidan.

Các nguyên nhân khác

  • Đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho các vi trùng có hại trong mũi gây bệnh
  • Do ăn nhiều kem, nước đá,… khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, dẫn đến vi trùng có cơ hội tấn công
  • Trẻ nhỏ có cấu tạo amidan nhiều hốc nên vi khuẩn, virus dễ trú ẩn và gây bệnh
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá thường xuyên
  • Trẻ không thường xuyên vệ sinh răng miệng và rửa tay

Nhận biết dấu hiệu viêm amidan cấp ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm amidan cấp ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Đau họng dữ dội
  • Khó hoặc đau khi nuốt
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Khàn tiếng
  • Đau tai
  • Nhức đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Hôi miệng dai dẳng
  • Các hạch bạch huyết sưng ở cổ và hàm (có thể có hoặc không)
  • Amidan sưng đỏ
  • Các đốm trắng hoặc vàng trên amidan
Nhận biết dấu hiệu viêm amidan cấp ở trẻ em
Triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em

Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính ở trẻ em thường khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng cứ tái đi tái lại trong năm thì rất có thể con bạn sẽ phải đối mặt với bệnh viêm amidan tái phát hoặc mãn tính. Điều quan trọng là nếu các triệu chứng của viêm amidan xấu đi và tái phát, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng.

Hơn nữa, không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt được đau họng là do cảm lạnh, viêm amidan hay viêm họng do liên cầu khuẩn; tuy nhiên, đau họng do cảm lạnh thường nhẹ và sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Loại đau họng này thường sẽ đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh khác như chảy nước mũi.

Nếu đau họng do viêm amidan hoặc liên cầu khuẩn, cơn đau sẽ dữ dội và có thể khiến bạn khó nuốt. Những người bị viêm amidan có thể bị đau ở vị trí sau họng, nơi có amidan. Để chẩn đoán viêm họng do liên cầu, bác sĩ sẽ cần ngoáy họng để tìm vi khuẩn.

Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em

Trong điều trị viêm amidan cấp tính ở trẻ, phần lớn sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng. Ngoài ra, trong trường hợp nghi ngờ viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định liều kháng sinh phù hợp với thể trạng và độ tuổi. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ từ bác sĩ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi thể trạng:

  • Nghỉ ngơi, vận động hợp lý
  • Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây tươi
  • Ưu tiên chế biến thực phẩm dạng mềm, lỏng cho bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thụ
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần
  • Đánh răng và súc miệng hàng ngày để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn, virus phát triển
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường đề kháng, nâng cao thể trạng
  • Trường hợp viêm amidan cấp tính ở trẻ em gây sốt, cha mẹ nên cho bé uống thuốc paracetamol theo liều lượng và chỉ định từ bác sĩ

Biện pháp chăm sóc viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em có thể để lại những hệ quả xấu về sức khỏe nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị dứt điểm. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính.

Chia sẻ bài viết này