Viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em là bệnh thường gặp, nhưng lại ít được cha mẹ chú ý. Trẻ bị viêm amidan đáy lưỡi cần được điều trị nhanh để tránh biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này ở trẻ.
- ✔️✔️✔️ Ăn vào là nôn – Coi chừng viêm amidan cấp tính ở trẻ em
- ✔️✔️✔️ Trẻ bị viêm amidan có nên ngậm nước muối?
Viêm amidan đáy lưỡi là gì?
Có 3 amidan ở phía sau miệng: amidan tuyến, amidan vòm và amidan lưỡi. Các amidan này được tạo thành từ mô bạch huyết và thường có kích thước nhỏ. Ba bộ amidan này giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là sưng, viêm ở cổ họng, chẳng hạn như viêm họng, viêm amidan. Trong đó, viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em được ít cha mẹ chú ý hơn.
Viêm amidan đáy lưỡi là thuật ngữ mô tả tình trạng tổ chức lympho vùng đáy lưỡi bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây sưng và viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ
Tùy theo từng giai đoạn và thể trạng mà trẻ bị viêm amidan đáy lưỡi có những biểu hiện khác nhau:
Viêm amidan đáy lưỡi cấp tính
Với thể cấp tính, triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em thường xuất hiện đột ngột và rầm rộ nên rất dễ nhận biết. Cụ thể như sau:
- Amidan đáy lưỡi có hiện tượng sưng nhẹ, quan sát thấy mô mềm bị ửng đỏ hoặc hồng
- Amidan khẩu cái có thể bị viêm hoặc không
- Cổ họng sưng nóng, đau rát, nhất là vùng đáy lưỡi
- Xuất hiện cơn sốt đột ngột, đau đầu, rét run, ớn lạnh, mệt mỏi và ăn uống kém
- Ho, cổ họng xuất đờm nhiều gây khàn giọng
- Thở khò khè, ngủ ngáy
- Lưỡi có rêu trắng, hơi thở có mùi hôi khó chịu
Viêm amidan đáy lưỡi mãn tính
So với thể cấp tính, viêm amidan đáy lưỡi mãn tính có triệu chứng mờ nhạt, nhưng dai dẳng và dễ tái phát hơn. Bệnh có thể xảy ra ở người lớn và cả trẻ nhỏ.
Các triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em bao gồm:
- Cảm giác vướng và đau khi nuốt
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Ngủ ngáy, thở khò khè
- Quan sát vòm họng nhận thấy amidan đáy lưỡi bị phủ trắng
- Cổ họng xuất hiện nhiều đờm màu vàng nhạt hoặc trắng sữa
- Thể trạng xanh xao, yếu ớt và có thể sốt nhẹ về chiều
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan đáy lưỡi
Virus và vi khuẩn là hai nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan ở trẻ:
- Viêm amidan do virus: Hầu hết các trường hợp viêm amidan đáy lưỡi là do virus như cúm hoặc cảm lạnh.
- Viêm amidan do vi khuẩn: Các trường hợp viêm amidan đáy lưỡi khác là do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Viêm amidan do vi khuẩn thường được gọi là viêm họng hạt.
Ngoài ra, viêm amidan còn có thể bùng phát khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố thuận lợi khác như:
- Thời tiết thay đổi thấy thường: Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ chuyển trạng thái đột ngột sẽ khiến cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ khó có thể thích nghi. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công cơ thể gây viêm amidan đáy lưỡi
- Vệ sinh răng miệng kém: Khoang miệng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn và virus. Việc vệ sinh răng miệng kém sẽ khiến chúng có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây bệnh
- Tạng bạch huyết bất thường: Khi bộ phận này bị kích thích bởi một yếu tố nào đó bên ngoài hoặc bên trong cũng có thể gây sưng, viêm, ảnh hưởng đến amidan
- Hậu quả của các bệnh lý viêm đường hô hấp khác: Do các bộ phận tai, mũi, họng thông nhau nên vi khuẩn, virus có thể di chuyển dễ dàng qua đường dẫn. Do đó, nếu trẻ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa hoặc viêm họng không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng viêm amidan đáy lưỡi
Viêm amidan đáy lưỡi có nguy hiểm không?
Do nằm ở vị trí “cửa ngõ” đường hô hấp nên viêm amidan đáy lưỡi có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau như:
- Biến chứng tại chỗ: áp xe amidan, viêm loét amidan, viêm họng,…
- Biến chứng toàn thân: sốt thấp khớp, nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận, viêm màng tim,… Đây đều là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em
- Biến chứng kế cận: Gây áp xe thành họng, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa
Để tránh những rủi ro đáng tiếc, ngay từ khi phát hiện triệu chứng, cha mẹ cần cho trẻ tiếp nhận điều trị nhanh chóng. Đồng thời, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cách điều trị viêm amidan đáy lưỡi hiệu quả
Phương pháp điều trị viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em do vi khuẩn là gì?
Trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh cần có đơn thuốc của bác sĩ. Trẻ thường được cho dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống, với liều lượng kéo dài trong 10 ngày. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến cho bệnh viêm amidan đáy lưỡi là:
- Penicillin
- Clindamycin
- Cephalosporin
Để thuốc phát huy tối đa công dụng, điều quan trọng là cha mẹ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ, cho trẻ dùng đủ liều kháng sinh ngay cả khi trẻ cảm thấy tốt hơn sau một vài ngày. Trẻ nên được cho uống hết thuốc kháng sinh để nhiễm trùng không tái phát, trở nên tồi tệ hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Những tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm amidan đáy lưỡi quá phát do vi khuẩn mà trẻ có thể gặp phải là: Bụng khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu,…

Phương pháp điều trị viêm amidan đáy lưỡi do virus là gì?
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm amidan đáy lưỡi do vi khuẩn sẽ không có tác dụng trong trường hợp nhiễm trùng do virus. Để làm giảm các triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho trẻ:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều chất lỏng để giữ nước
- Thuốc ngậm trị đau họng
- Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen
Cách phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em
Để ngăn ngừa viêm amidan đáy lưỡi tái phát, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần với những người bị viêm nhiễm đường hô hấp do virus. Các biện pháp vệ sinh cũng nên được áp dụng để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, sau đó dùng khăn lau khô
- Dùng khăn giấy hoặc che tay khi ho hoặc hắt hơi
- Không dùng chung thực phẩm, dụng cụ ăn uống hoặc cốc nước
- Thường xuyên làm sạch các bề mặt, đặc biệt là trong phòng tắm hoặc nhà bếp để tránh vi khuẩn, virus và bụi bẩn bám
- Tiêm chủng đầy đủ
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em. Hy vọng, chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm amidan.