Viêm amidan mãn tính ở trẻ em khiến cha mẹ lo lắng? Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa bệnh lý này ở trẻ nhé!
- ✔️✔️✔️ SỰ THẬT về viêm amidan đáy lưỡi ở trẻ em
- ✔️✔️✔️ Ăn vào là nôn – Coi chừng viêm amidan cấp tính ở trẻ em
Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là gì?
Tất cả mọi người đều được sinh ra với hai amiđan, các tuyến nhỏ, hình bầu dục nằm ở phía sau cổ họng của bạn. Chúng chứa các tế bào bạch cầu, giúp bẫy virus và vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi, bản thân amidan bị nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng do vi khuẩn ở amidan là liên cầu khuẩn pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A), hoặc viêm họng liên cầu. Sau tuổi dậy thì, chức năng hệ thống miễn dịch của amidan suy giảm và chúng có xu hướng thu nhỏ kích thước, điều này giải thích tại sao viêm amidan hiếm gặp ở người lớn.
Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là tình trạng amidan bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần trong năm, khiến trẻ bị đau họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ăn uống, giấc ngủ và sự phát triển toàn diện. Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị viêm amidan mãn tính cần được can thiệp kịp thời, đặc biệt nếu bệnh do vi khuẩn liên cầu gây ra. Bởi liên cầu khuẩn có thể dẫn đến các biến chứng hiếm gặp, đe dọa tới tính mạng, điển hình như sốt thấp khớp.
Trẻ bị viêm amidan mãn tính gặp những triệu chứng gì?
Khác với, viêm amidan cấp ở trẻ em, triệu chứng thể mãn tính có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, với tần suất 3 – 4 lần/năm. Cụ thể như sau:
- Viêm họng
- Amidan sưng đỏ
- Các mảng hoặc lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan
- Sốt
- Khó hoặc đau khi nuốt
- Nổi hạch ở cổ
- Hôi miệng
- Khàn giọng
- Đau bụng
- Đau đầu
- Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể xuất hiện hiện tượng viêm amidan hốc mủ ở trẻ em. Thông thường, trẻ rơi vào tình trạng này sẽ được chỉ định cắt amidan để ngăn ngừa ổ viêm nhiễm lây lan
Đối với trẻ còn quá nhỏ để biết nói, các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước dãi (do nuốt khó hoặc đau), bỏ ăn, cáu kỉnh bất thường. Tuy nhiên, viêm amidan mãn tính hiếm gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Nguyên nhân viêm amidan mãn tính ở trẻ em
Viêm amidan là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, với thể mãn tính, tình trạng này là hiếm gặp. Đa số các trường hợp trẻ bị viêm amidan là do virus gây ra, chỉ có khoảng 20 – 25% là do vi khuẩn. Bao gồm:
- Virus cúm
- Enterovirus
- Epstein-Barr
- Parainfluenza
- Adenovirus
- Herpes simplex
- Vi khuẩn Strep (Streptococcus)
Ngoài ra, những tác nhân dưới đây cũng được cho là nguy cơ dẫn đến viêm amidan mãn tính ở trẻ em:
- Vệ sinh vùng họng không sạch sẽ
- Sức đề kháng non yếu
- Trong gia đình có tiền sử mắc viêm amidan mãn tính hoặc bị dị ứng
- Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc hoặc môi trường ô nhiễm
Bệnh viêm amidan ở trẻ được chẩn đoán như thế nào?
Nếu con bạn bị đau họng hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác liên quan đến viêm amidan mãn tính ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đến khám tại chuyên khoa tai mũi họng. Bác sĩ của bạn có thể sẽ hỏi tiền sử chi tiết về triệu chứng và tiến hành khám sức khỏe. Chẩn đoán có thể bao gồm các bài kiểm tra cổ, tai và mũi, cũng như tìm phát ban có tên là scarlatina, liên quan đến một số trường hợp viêm amidan liên cầu khuẩn.
Bác sĩ có thể sờ cổ con bạn để kiểm tra xem có bị nổi hạch bạch huyết hay không. Ngoài ra, bác sĩ còn tiến hành lấy tăm bông ngoáy họng để kiểm tra liên cầu khuẩn và xét nghiệm để biết liệu nhiễm trùng có nhiều khả năng do vi khuẩn hoặc virus hay không. Từ đó định hướng điều trị và hướng dẫn cha mẹ chăm sóc tại nhà phù hợp.
Điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ em
Điều trị viêm amidan mãn tính là một quá trình gian nan. Bởi triệu chứng của bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Bao gồm:
- Uống nước đầy đủ để giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa mất nước
- Cung cấp cho trẻ một thực đơn đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng đề kháng cơ thể
- Ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, được chế biến kỹ, nhằm giảm tác động xấu đến niêm mạc họng
- Súc miệng nước muối
- Sử dụng máy làm ẩm không khí mát
- Làm dịu cổ họng của bạn với viên ngậm
- Điều trị đau và sốt bằng ibuprofen hoặc acetaminophen
Nếu các triệu chứng của con bạn không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc nếu viêm amidan thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể đề nghị cắt amidan.
Trẻ bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
Cắt amidan là phẫu thuật cắt bỏ amidan. Cắt amidan có thể làm giảm tần suất con bạn bị nhiễm trùng cổ họng. Theo đó, trẻ sẽ được gây mê toàn thân và ngủ trong suốt cuộc phẫu thuật. Sau phẫu thuật, trẻ có thể xuất hiện ngay sau đó, quá trình bình phục diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng.
Đối với trẻ em, phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Amidan phì đại có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp trên gây ra chứng ngủ ngáy và thở bằng miệng. Việc cắt bỏ amidan có thể giúp giảm bớt những vấn đề này. Những đối tượng được chỉ định cắt amidan thường là:
- Trẻ em trên 4 tuổi
- Trẻ bị viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần
- Amidan sưng to, chiếm khoảng không lớn trong vòm họng, gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp
- Trẻ gặp biến chứng do viêm amidan gây ra, chẳng hạn như áp xe quanh amidan, sỏi amidan,…
- Xuất hiện hốc mủ ở vòm họng gây hôi miệng và khó nuốt
- Điều trị nội khoa không đáp ứng
Các phương pháp phòng ngừa viêm amidan mãn tính ở trẻ
Vệ sinh đúng cách là biện pháp phòng ngừa tối ưu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm amidan mãn tính. Theo đó, cha mẹ nên nhắc trẻ:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc ra ngoài về
- Không dùng chung bàn chải đánh răng với bất kỳ ai
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống với bất kỳ ai
- Không dùng chung cốc đựng nước với bất kỳ ai
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là dùng khăn giấy để tránh vi trùng phát tán
- Điều trị viêm amidan cấp tính dứt điểm, không nên chủ quan để bệnh nặng mới tìm cách giải quyết
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tuân thủ những lưu ý sau để tránh lây nhiễm bệnh sang cho bé:
- Mang theo khăn lau dùng một lần và chất khử trùng tay để lau tay và lau xe đẩy hàng hoặc các vật dụng dùng chung khác ở những nơi công cộng
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi nhà cửa, nhất là khu vực phòng ngủ của bé
- Không hút thuốc nơi trẻ chơi hoặc học tập
Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp. Nhưng không vì vậy mà cha mẹ chủ quan. Đối với bất kỳ bệnh lý nào, việc điều trị cũng cần nhanh chóng và phù hợp, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho quý phụ huynh.