Viêm amidan quá phát ở trẻ em là tình trạng amidan phát triển to quá mức, làm hẹp khoang họng gây khó thở và mệt mỏi. Nếu tình trạng này tiếp diễn, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
- ✔️✔️✔️ Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ có đáng lo ngại?
- ✔️✔️✔️ Viêm amidan ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Viêm amidan quá phát ở trẻ em là gì?
Amidan là tuyển bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, khiến chúng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, chức năng bảo vệ của cơ quan này thường suy giảm sau tuổi dậy thì, dẫn đến các trường hợp viêm amidan ở người lớn là tương đối hiếm.
Viêm amidan được chia thành 3 giai đoạn:
- Viêm amidan cấp tính: Bệnh thường kéo dài dưới 4 tuần, nhìn chung không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu của viêm amidan cấp tính thường không rõ ràng, mờ nhạt nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác
- Viêm amidan mãn tính: Đây là hậu quả của viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc triệt để. Bệnh có xu hướng kéo dài và tái phát nhiều lần trong một năm. Trẻ bị viêm amidan mãn tính gây biến chứng cao, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành amidan quá phát
- Viêm amidan quá phát ở trẻ: Đây là tình trạng viêm, sưng nghiêm trọng ở amidan, khiến bộ phận này phát triển quá mức gây xâm lấn khoang họng, dẫn đến khó thở và khó khăn trong ăn uống
Các cấp độ của viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ, cụ thể như sau:
- Cấp độ 1: Ở cấp độ này, kích thước amidan chiếm ¼ độ rộng của hai chân trụ trước
- Cấp độ 2: Amidan có dấu hiệu sưng và viêm nhiều hơn, kích thước chiếm ⅓ độ rộng của hai chân trụ trước
- Cấp độ 3: Đây là mức độ viêm nhiễm nặng khiến amidan phình to, chiếm ½ độ rộng của hai chân trụ trước
- Cấp độ 4: Mức độ viêm amidan quá phát này thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ, với đặc điểm bề mặt gồ gề, sưng đỏ, xuất hiện xơ màu trắng
Nguyên nhân trẻ bị viêm amidan quá phát
Dưới đây là những yếu tố thuận lợi gây nguy cơ viêm amidan quá phát ở trẻ:
- Vi khuẩn, virus: Vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là vi rút gây cảm lạnh thông thường. Khoảng 15 đến 30% các trường hợp viêm amidan là do vi khuẩn. Loại vi khuẩn phổ biến nhất chịu trách nhiệm là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A), cũng là nguyên nhân gây viêm họng
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột sẽ khiến hệ miễn dịch non yếu của bé chưa kịp thích nghi. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công cổ họng và gây tổn thương amidan
- Do cấu tạo amidan: Amidan có cấu tạo nhiều khe hốc nên khi thức ăn di chuyển qua dễ bị kẹt lại, lâu ngày tạo thành ổ chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm
- Tiền sử bệnh lý đường hô hấp khác: Trẻ bị sởi, cúm, viêm họng,… có nguy cơ mắc viêm amidan quá phát cao hơn những đối tượng khác
- Sức đề kháng kém: Trẻ thể trạng yếu, đề kháng kém thường dễ bị ốm hơn những trẻ bình thường
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Khoang miệng là nơi chứa hàng triệu vi khuẩn. Nếu công tác vệ sinh cho trẻ không tốt, đây sẽ trở thành nơi sinh sôi và phát triển của chúng, gây ra nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp, chẳng hạn như ho, viêm họng, viêm amidan,…
Triệu chứng viêm amidan quá phát ở trẻ em
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình tố cáo trẻ mắc viêm amidan quá phát:
- Sưng một hoặc cả hai bên amidan
- Đau rát, khó chịu, nuốt vướng
- Ho đờm hoặc ho khan
- Chán ăn, người mệt mỏi
- Sốt từ nhẹ đến trung bình
- Khó thở, khò khè
- Đôi khi ngừng thở khi ngủ
Viêm amidan quá phát là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng khó lường nếu như không được phát hiện và can thiệp phù hợp:
- Biến chứng tại chỗ: amidan sưng, viêm gây đau rát khiến trẻ ăn uống mất ngon. Thậm chí nhiều trường hợp còn gặp biến chứng áp xe amidan
- Biến chứng lân vận: amidan bị nhiễm trùng có thể dễ dàng lây lan sang các bộ phận lân cận, gây nên các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản quản, viêm xoang, viêm tai giữa,…
Viêm amidan quá phát ở trẻ em có nên cắt không?
Dưới đây là những trường hợp viêm amidan quá phát được chỉ định cắt bỏ:
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên, bởi cắt amidan khi trẻ còn quá nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể
- Trẻ bị nhiễm trùng amidan trên 5 lần/năm
- Amidan phát triển to quá mức gây khó thở, khó nuốt, ngủ ngáy, khó nói, ngừng thở khi ngủ
- Viêm amidan quá phát gây biến chứng viêm khớp, viêm cầu thận, viêm phế quản phổi, viêm cơ tim,…
Điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ
Nếu tình trạng viêm amidan của trẻ là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một đợt thuốc kháng sinh, thường là penicillin, cần uống trong 10 ngày. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc thay thế nếu con bạn bị dị ứng với penicillin.
Nếu viêm amidan có nguồn gốc do vi-rút, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, cha mẹ cần chú trọng đến dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt của bé. Qua đó mang lại cho trẻ một thể trạng tốt nhất để sớm cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm amidan tái phát tại nhà:
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
- Uống đủ nước để giữ ẩm cho cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước và ;làm dịu cổ họng
- Dùng nước muối súc miệng
- Làm ẩm không khí, không khí khô có thể làm đau họng thêm
- Dùng kẹo ngậm cho trẻ trên 4 tuổi
- Trị đau và sốt: hỏi bác sĩ của bạn về các loại thuốc thân thiện với trẻ em
Ngoài ra, cha mẹ có thể kết hợp thêm với các bài thuốc dân gian dưới đây để giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh:
- Mật ong: Từ lâu, mật ong đã được ví như loại thuốc quý nhờ đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa. Do đó, nguyên liệu này rất phù hợp trong các bài thuốc trị ho, giảm đau họng ở bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp. Với trẻ nhỏ, mẹ có thể pha mật ong với nước ấm hoặc ngâm với chanh đào để ngậm,… đây đều là những lựa chọn điều trị rất tốt mà mẹ nên tham khảo
- Rau diếp cá: Loại rau này có tính mát, giúp thanh nhiệt, hạ sốt và giảm đau cực tốt. Mẹ có thể xay rau diếp cá lấy nước cho bé uống giúp cải thiện viêm amidan khá hiệu quả
- Nghệ tươi: Curcumin là chất chống viêm được tìm thấy trong nghệ tươi, có tác dụng ngăn ngừa sự hoạt động của một số vi khuẩn gây hại gây viêm đường hô hấp. Do đó, với viêm amidan quá phát ở trẻ em, mẹ có thể pha bột nghệ tươi với nước ấm cho bé sử dụng
Trên đây là những thông tin về viêm amidan quá phát ở trẻ em. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, do đó điều quan trọng là cha mẹ cần phát hiện và điều trị sớm, tránh để lâu gây biến chứng nguy hiểm.