Nội dung chính

Cách phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ

Viêm họng và viêm phế quản là những bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Những cơn ho dai dẳng và khó chịu là điểm chung của hai bệnh lý này. Trong bài viết dưới đây, mẹ hãy cùng Fitobimbi phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản nhé!

Giúp Mẹ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ
Giúp Mẹ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ

Tìm hiểu các khái niệm

Trước khi cùng Fitobimbi phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản, mẹ hãy tìm hiểu các khái niệm về hai bệnh lý này nhé!

Viêm họng là gì?

Họng được ví như “cửa ngõ” của đường hô hấp, nơi giao thoa giữa đường thở và đường ăn. Do nằm tại vị trí nhạy cảm nên bộ phận này dễ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố, trong và ngoài môi trường.

Viêm họng là tình trạng cổ họng đỏ, sưng và đau, đặc biệt là khi trẻ nuốt. Nó xảy ra khi mặt sau của cổ họng, được gọi là hầu họng, bị viêm.

Viêm họng rất phổ biến ở trẻ em, chúng thường do virus gây ra. Thông thường, trẻ bị viêm họng do virus sẽ tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 3 – 4 ngày.

Bệnh viêm họng ở trẻ
Bệnh viêm họng ở trẻ

Bên cạnh đó, một số bệnh viêm họng có thể do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra, mặc dù trường hợp này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các ca bệnh. Nếu vi khuẩn là nguyên nhân, triệu chứng viêm họng có xu hướng nghiêm trọng hơn nhiều, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Nếu viêm họng do virus cảm lạnh, cảm cúm, bên cạnh cơn ho, trẻ còn gặp các biểu hiện khác như sổ mũi, sốt và cảm thấy rất mệt mỏi.

Nếu là viêm họng do liên cầu, các triệu chứng viêm họng ở trẻ có thể bao gồm: sưng hạch ở cổ, amidan sưng đỏ, phát ban, sốt, đau bụng và nôn mửa.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản xảy ra khi các ống dẫn khí trong phổi của trẻ bị viêm, thường là sau khi bị nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm. Khi các đường thở này (được gọi là phế quản) sưng lên, chúng bắt đầu tiết ra đầy chất nhầy dính. Hậu quả là trẻ sẽ bị ho dai dẳng, xuất hiện chất nhầy màu vàng xanh từ phổi của bạn. Ngoài ra, các triệu chứng khác của viêm phế quản ở trẻ có thể bao gồm:

  • Khi thở có tiếng thở khò khè
  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ

Có hai loại viêm phế quản cơ bản: cấp tính – mãn tính:

Hình ảnh viêm phế quản ở trẻ
Hình ảnh viêm phế quản ở trẻ
  • Viêm phế quản cấp tính thường bắt đầu bằng nhiễm virus như cảm lạnh. Bệnh thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, với một số triệu chứng kéo dài trong 3 tuần
  • Viêm phế quản mãn tính kéo dài ít nhất 2 tháng và tái phát trong nhiều năm. Nó có thể do nhiễm trùng đường hô hấp ban đầu, tiếp xúc với khói thuốc hoặc những thứ gây khó chịu khác trong không khí xung quanh trẻ

Viêm phế quản cấp tính có thể lây nhiễm và lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí hoặc bằng cách chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus. Trong khi đó, viêm phế quản thể mãn tính ít có khả năng lây nhiễm hơn.

Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản

Ho là triệu chứng chung của viêm họng và viêm phế quản ở trẻ. Vậy làm thế nào để mẹ có thể nhận biết trẻ bị ho do viêm họng hay ho do viêm phế quản? Mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu triệu chứng ho của hai bệnh lý này có gì khác biệt nhé!

Ho do viêm họng

Trẻ bị ho do viêm họng sẽ có biểu hiện rát họng, ngứa cổ, vướng đờm và khô họng. Tình trạng vướng đờm sẽ khiến trẻ luôn muốn ho thật mạnh để tống các dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, phản xạ ho của trẻ yếu và thường chưa kiểm soát được lực đẩy. Hậu quả là khiến niêm mạc họng bị sưng tấy, phù nề và sưng đỏ, thậm chí là chảy máu.

Ho do viêm phế quản

Cơn ho do viêm phế quản thường có xu hướng tăng dần theo thời gian. Trẻ có thể bị ho khan hoặc có những trường hợp là ho kèm khạc đờm. Trẻ bị viêm phế quản thường bị ho theo từng cơn, liên tục và dữ dội. Đi kèm theo cơn ho là cảm giác nặng ngực, thở khó, thiếu hơi. Nếu trẻ bị ho đờm, màu sắc đờm có thể là màu xanh hoặc trắng trọng. Nếu là màu xanh thì khả năng cao là trẻ bị viêm phế quản do vi khuẩn và cần được điều trị bằng kháng sinh. Ngược lại, nếu ho ra đờm trắng trong, bệnh thường do virus nhiều hơn.

Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản
Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản

Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản không thể dựa vào một triệu chứng mà chẩn đoán bệnh lý. Cha mẹ cần dựa vào các triệu chứng khác đi kèm, đồng thời nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm bớt sự khó chịu của trẻ do cơn ho mang lại:

Điều trị ho tại nhà cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương trong phòng hoặc cho bé xông hơi có thể làm giảm khô cổ họng và ngăn ngừa kích ứng ho hiệu quả.
  • Hút dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi. Đây là cách giúp giảm tình trạng tắc nghẽn dịch trong khoang mũi, dẫn đến hiện tượng chảy dịch sau mũi gây ho, đau họng. Trước khi hút mũi, mẹ lưu ý nên nhỏ dung dịch nước muối sinh lý trước để phá vỡ kết cấu của đờm. Từ đó giúp thao tác hút trở nên dễ dàng hơn.
  • Với trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống một lượng nhỏ nước (nước ấm hoặc nước trái cây) để làm dịu họng, giảm đờm và ho.

Điều trị ho tại nhà cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

  • Pha 1 thìa cafe mật ong nguyên chất với nước ấm và cho bé uống. Thức uống này giúp làm loãng chất nhầy, dịu họng và giảm ho hiệu quả.
  • Cho trẻ ăn các chất lỏng ấm như nước luộc gà hoặc nước trái cây pha loãng, hoặc thức ăn lạnh như đá lạnh.

Trên đây là những chia sẻ giúp mẹ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ. Mong rằng bạn sẽ “bỏ túi” cho mình những kiến thức hữu ích về các bệnh lý ở trẻ nhỏ, qua đó chủ động chăm sóc bé tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này