Viêm mũi dị ứng ở trẻ dễ xuất hiện theo mùa. Thậm chí, ở trẻ có cơ địa nhạy cảm, chúng có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm. Bố mẹ cần nắm bắt kiến thức bệnh lý để có phương pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.
✔️✔️✔️ 7 Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh “nói không” với kháng sinh
✔️✔️✔️ Chuyên gia hướng dẫn Mẹ cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi chất dị ứng trong không khí tấn công mắt, mũi và họng. Những chất dị ứng này có thể vô hại với người này, nhưng lại có hại với người kia. Nếu trẻ bị dị ứng với tác nhân này, cơ thể sẽ hiểu nhầm chất gây dị ứng này có hại và ngay lập tức “bật công tắc” phòng vệ. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng histamine gây kích ứng mô mũi, khiến trẻ bị sưng, ngứa, sổ mũi,… Đây là những dấu hiệu tố cáo trẻ đang bị viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, khi mũi bị dị ứng sẽ gây tăng tiết đờm. Chúng có thể chảy xuống họng gây ra cơn ho và khó thở đến cho trẻ.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ có 2 loại:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Mùa xuân và mùa đông là 2 thời điểm trẻ dễ bị mắc bệnh đường hô hấp. Trong đó có viêm mũi dị ứng. Nhiệt độ và thời tiết lý tưởng khiến cho mầm bệnh có nguy cơ bùng phát. Tác nhân gây bệnh có thể đến từ phấn hoa, bụi bẩn, lông thú nuôi,…
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tình trạng này gặp ở trẻ có cơ địa nhạy cảm
Trẻ bị viêm mũi dị ứng có những biểu hiện gì?
Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở mỗi bé có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung, viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể gây những ảnh hưởng sau:
- Hắt hơi liên tục. Sau đó mũi có hiện tượng nghẹt và chảy dịch
- Ngứa, khó chịu ở mũi
- Đôi khi còn bị ngứa cả ở tai và mắt
- Họng đau rát, cảm giác bị vướng rất khó chịu
- Thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc
Ở trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm còn xuất hiện những triệu chứng khác như:
- Viêm tai giữa
- Thở bằng miệng
- Bỏ ăn, lười bú, ngủ không ngon giấc
- Ngủ ngáy
- Do thường xuyên lau mũi nên trẻ có xuất hiện nếp nhăn trên sống mũi

Phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm lạnh
Cảm lạnh và viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng khá giống nhau. Điều này làm phụ huynh rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến điều trị sai cách, khó dứt điểm.
- Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường biến mất sau khoảng 10 ngày chăm sóc. Nhưng với viêm mũi dị ứng ở trẻ thì không
- Bé bị tắc/sổ mũi liên tục?
- Bé khó chịu ở mũi, thường xuyên hít mũi và dùng tay chùi?
- Dịch mũi trong, loãng chứ không đặc và màu vàng như bình thường?
- Chảy nước mắt, ngứa và đỏ mắt
- Thở bằng miệng
- Ho khan
- Da mẩn đỏ, ngứa
- Có quầng thâm dưới mắt
Nếu tất cả những biểu hiện trên con bạn đều có đủ, chứng tỏ trẻ đang bị viêm mũi dị ứng chứ không phải cảm lạnh thông thường. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách và triệt để sẽ có nguy cơ gây biến chứng viêm tai giữa
Làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng?
Những biện pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:
Rửa mũi hàng ngày
Viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng xuất tiết nhầy nặng ở họng và mũi. Đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm, virus hoạt động. Để loại bỏ sự phiền toái này, mẹ nên nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày. Với tần suất 2 – 3 lần/ngày. Mẹ chỉ nên dùng dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0.9% mua tại tiệm thuốc tây.

Hút mũi
Với dịch mũi bị tắc nghẽn quá lâu, đờm bị đặc lại. Sau khi, rửa mũi cho bé, để tống chất lỏng ra ngoài dễ dàng hơn, mẹ có thể sử dụng đến công cụ hút mũi.
Lưu ý, trước khi hút mũi, dụng cụ cần được khử trùng để tránh gây lây nhiễm.
Tăng cường đề kháng cho trẻ
Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ, bố mẹ cần chủ động nâng cao thể trạng cho bé bằng cách xây dựng những thực đơn dinh dưỡng. Những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ miễn dịch của trẻ là:
- Nhóm thực phẩm chứa vitamin A: Rau màu xanh, ớt chuông, súp lơ, cà rốt, gan động vật
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, táo, lê, quýt, chanh,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Mồng tơi, rau ngót, súp lơ xanh, bắp cải,…
- Thực phẩm chứa acid Omega 3: Hàu, cá hồi, cá trích, rong biển, dầu cá, các loại hạt

Loại trừ những dị nguyên gây dị ứng
Để ngăn ngừa và không làm cho triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, phụ huynh cần cho trẻ tránh xa những tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, để biết trẻ dị ứng với dị nguyên nào, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện làm các xét nghiệm máu.
Hoặc bằng việc quan sát thường ngày, nếu thấy trẻ có dấu hiệu hắt hơi, nghẹt mũi khi tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi,… để biết được trẻ bị dị ứng với dị nguyên nào.
Dùng thuốc kháng sinh
Trường hợp những biện pháp chăm sóc kể trên không đáp ứng được hiệu quả điều trị, bố mẹ có thể tìm gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng những loại thuốc sau đấy: cetirizin, clorpheniramin, loratadin, pseudoephedrin,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ hỗ trợ bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!