Tưởng chừng là căn bệnh đơn giản, nhưng nếu chủ quan, trì hoãn việc điều trị, viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng, thường được gọi là sốt cỏ khô, là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến mũi, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các phần tử trong không khí mà bạn hít vào và bị dị ứng. Hệ thống miễn dịch của bạn nhầm một chất vô hại khác là kẻ xâm lược và tấn công các phần tử trong cơ thể bạn, gây ra các triệu chứng như hắt hơi và sổ mũi. Các hạt này được gọi là chất gây dị ứng, có nghĩa là chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng.
Dưới đây là những dấu hiệu dễ thấy nhất ở một người bị viêm mũi dị ứng:
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Hắt xì
- Chảy dịch sau mũi
- Viêm xoang
- Đau đầu
- Polyp mũi
- Ngứa, chảy nước mát, bỏng rát hoặc đỏ mắt
- Tiếng vo ve hoặc cảm giác đầy tai
- Ho, thở khò khè hoặc khó thở
- Nhiễm trùng tai thường xuyên
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng là hít phải các hạt nhỏ của chất gây dị ứng trong không khí. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ăn phải chất gây dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra viêm mũi dị ứng. Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng khác bao gồm:
- Phấn hoa
- Mạt bụi
- Lông động vật
- Nấm mốc
- Khói thuốc lá

Viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Tưởng chừng là một căn bệnh đơn giản, nhưng những triệu chứng mà viêm mũi dị ứng mang đến sẽ gây ra các rắc rối không hề nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí, nếu người bệnh chủ quan, trì hoãn việc điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi,…
Còn với câu hỏi viêm mũi dị ứng có chữa được không? Các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát và điều trị triệu chứng thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:
Tránh các chất gây dị ứng
Điều quan trọng là tránh các chất gây dị ứng. Bằng cách này, bạn có thể giảm các triệu chứng dị ứng và kiểm soát chúng mà không cần sử dụng thuốc hoặc ít dùng tới thuốc hơn. Bạn cần phải lau dọn nhà thường xuyên để loại bỏ bụi, lông vật nuôi hoặc nấm mốc. Bên cạnh mỗi khi thời tiết chuyển mùa, bạn nên hạn chế a ngoài để tránh tiếp xúc với lượng phận hoa lớn.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Lá tía tô
Ít ai biết rằng loại thảo mộc nổi tiếng này lại là một thành viên của gia đình bạc hà và nó có thể giúp bạn chống lại các triệu chứng gây ra do viêm mũi dị ứng. Lá tía tô có đặc tính ấm, vị cay, mang đến tác dụng chống kinh giật, cầm máu, đau đầu,… Ngoài ra, người xưa còn sử dụng lá tía tô như một vị thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang cực kỳ hiệu nghiệm, giúp đẩy lùi nhanh các chứng nhức mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Về cách sử dụng, bạn có thể xông hơi hoặc uống nước lá tía tô đều được. Cả hai cách đều an toàn và dễ thực hiện, bạn nên áp dụng thường xuyên để đạt hiệu quả nhanh chóng nhất.
Gừng
Gừng là một loại thảo dược an toàn và sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người ta tìm thấy trong gừng có chứa thành phần 6-gingerol. Loại chất này có tác dụng ức chế các phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Nhờ vậy, làm giảm được các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra. Mẹo dùng gừng trị viêm mũi dị ứng đơn giản nhất là làm trà. Một tách trà gừng ấm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh mà còn mang đến cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.

Lá cây tầm ma
Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng sử dụng lá tầm ma thường xuyên sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh bùng phát đột ngột đó. Bạn có thể thâm nguyên liệu này vào món salad, súp hoặc món hầm để hấp thụ dinh dưỡng trong lá tầm ma một cách hiệu quả nhất!
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch gây dị ứng cụ thể (giải mẫn cảm) là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm mũi dị ứng ở một số người và có thể giúp giảm các triệu chứng lâu dài.
Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp miễn dịch nếu bệnh viêm mũi dị ứng của bạn chủ yếu là do một chất gây dị ứng mà bạn không thể tránh khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần áp dụng liệu pháp này liên tục trong vòng 3 – 5 năm để cho hiệu quả cao nhất.

Các hình thức điều trị miễn dịch bằng đường uống và đường tiêm Liệu pháp miễn dịch đường uống bao gồm việc điều trị hàng ngày tại nhà. Liệu pháp miễn dịch tiêm bao gồm việc tiêm hàng tuần đến hàng tháng. Các phản ứng phụ có thể xảy ra, nhưng rất hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những người bị hen suyễn nặng cần thận trọng trong quá trình điều trị này!
Trên đây là giải đáp viêm mũi dị ứng có chữa được không, cũng như gợi ý những giải pháp giúp kiểm soát bệnh tối ưu. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích với bạn!