Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm, nhưng lại gây ra những rắc rối không nhỏ đến cuộc sống của trẻ nhỏ. Ngoài bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không khí bên ngoài, những thực phẩm dung nạp cũng tiềm ẩn nguy cơ kích hoạt phản ứng dị ứng của trẻ. Vậy viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Viêm mũi dị ứng là gì?
Bảo vệ cơ thể, ngăn chặn đợt tấn công của tác nhân “gây hại” như vi khuẩn, virus, nấm mốc là những nhiệm vụ chính của cơ quan miễn dịch. Tuy nhiên, ở những người bị viêm mũi dị ứng, hệ miễn dịch có xu hướng phản ứng quá mức đối với thành phần dưỡng như “vô hại” , gây ra hiện tượng viêm và kích ứng tại niêm mạc xoang, mũi và mắt.
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng ngứa, viêm, sưng do dị ứng với tác nhân trong hoặc ngoài cơ thể. Có hai dạng viêm mũi dị ứng chính:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa (xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm): Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra vào mùa xuân, hạ, thu do các loại nấm mốc ngoài trời và phấn hoa trong không khí từ cỏ, cây, cỏ dại,… Các triệu chứng thường cải thiện khi thời tiết chuyển lạnh
- Viêm mũi dị ứng lâu năm: Bệnh xảy ra quanh năm và có thể kích hoạt bất cứ lúc nào khi cơ thể hít phải “chất lạ” trong không khí hay không gian nhà bạn như bụi bẩn, lông thú nuôi, nấm mốc,…

Nếu con bạn bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ có thể nhận thấy một số triệu chứng như sau:
- Ngứa mũi, miệng hoặc mắt
- Ngạt mũi, chảy nước mũi
- Hắt hơi thường xuyên
- Đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt
- Mí mắt sưng húp
- Ho do dịch tiết từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng
- Nhức đầu, mất khứu giác
- Mệt mỏi, không tập trung
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới viêm mũi dị ứng ở trẻ?
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Liệu theo một chế độ ăn uống hợp lý có giúp người bệnh ngăn ngừa được các phản ứng dị ứng hay không?
Các chuyên gia cho rằng, thuốc chưa chắc là giải pháp tốt nhất cho bệnh viêm mũi dị ứng. Thay vào đó, ăn uống khoa học và xây dựng lối sống lành mạnh được cho là có thể giúp giảm bớt các triệu chứng. Một nghiên cứu trên 56 quốc gia khác nhau cho thấy rằng, nhóm người sử dụng thuốc lá, ăn chất béo chuyển hóa thường xuyên có tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn cao hơn nhóm người ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Khi theo một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, bạn đang tạo ra một môi trường lành mạnh trong cơ thể để thúc đẩy chức năng miễn dịch thích hợp và điều chỉnh phản ứng viêm, giúp giảm các triệu chứng dị ứng một cách tự nhiên.
Mặc dù không có bằng chứng khoa học chắc chắn rằng chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh nên kiểm soát hoặc kiêng hẳn những thực phẩm có thể kích hoạt dị ứng và ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch.
Trẻ viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát hoặc trở nặng, phụ huynh nên loại bỏ danh sách những thực phẩm sau ra khỏi thực đơn ăn uống của bé:
“Đường” làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn
Đường làm tăng các dấu hiệu viêm trong cơ thể, điều này cũng làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng. Vì lý do này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên hạn chế cho trẻ dung nạp các đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, chẳng hạn như kẹo, soda. Thay vào đó hãy bổ sung cho trẻ những thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây tươi, trái cây khô,…
Tránh các chế phẩm từ sữa bò
Sữa và các chế phẩm từ sữa là một trong những câu trả lời cho thắc mắc “viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?”
Sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào khoáng chất và vitamin cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi bị viêm mũi dị ứng, dung nạp quá nhiều thực phẩm này có thể gây hiện tượng tăng sinh chất nhầy trong mũi dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Mũi luôn trong trạng thái ẩm ướt, nghẹt thở có thể gây cản trở hô hấp. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển gây kích hoạt triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Chất phụ gia có thể là một “thủ phạm”
Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn có thể là nghiêm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ. Các loại chất phụ gia có hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và trẻ bị viêm mũi dị ứng nói riêng là: bột ngọt, FD & C nhuộm màu vàng số 5, Benzaldehyde,… Khi lựa chọn các thực phẩm chế biến, mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần, nguyên liệu có trong đó để tránh làm bé dị ứng khi ăn phải nhé!
Viêm mũi dị ứng cần kiêng đồ ăn cay nóng
Ớt, tiêu, sate,… là những loại gia vị cay nóng nên hạn chế gia giảm vào các món ăn hàng ngày của bé. Đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến hiện tượng hắt xì, ngứa mũi liên tục. Bên cạnh đó, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng có thể gây rối loạn tiêu hóa khiến axit dạ dày trào ngược, ảnh hưởng đến cơ quan mũi – họng.

Thực phẩm có tính lạnh, béo và tanh
Trẻ viêm mũi dị ứng không nên ăn gì? Ngoài những thực phẩm có hại trên, trẻ bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như khoai tây chiên, thịt mỡ, gà rán,… chúng có thể làm cổ họng của bé khó chịu. Tôm, mực, cua, ốc,… cũng là nhóm thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé ăn, nhất là trong thời điểm nhạy cảm. Bên cạnh đó, mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống nước đá lạnh, ăn kem vì chúng có thể gây co thắt phế quản, tăng tiết đờm và kích thước cơn hắt xì.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Bên cạnh tìm hiểu viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, mẹ cũng nên quan tâm đến các nguồn dinh dưỡng có lợi cho tình trạng của bé. Thực phẩm không phải là cách chữa bệnh dị ứng. Nhưng vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác lại cần thiết đối với sức khỏe của trẻ. Chúng giữ cho toàn bộ cơ thể trẻ cảm thấy dễ chịu, cũng như giúp làm dịu các cơn sụt sịt. Nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho trẻ bị viêm mũi dị ứng là:
- Vitamin C có thể cắt giảm histamine, hóa chất trong cơ thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như hắt hơi và sổ mũi. Bạn có thể bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua các loại trái cây có múi như cam, bưởi, chanh,…
- Vitamin D rất tốt cho xương, ngoài ra nó cũng có thể giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng và hen suyễn của con bạn. Vitamin D được tìm thấy trong những loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm
- Axit béo Omega 3 có thể giúp giảm nghẹt mũi và sưng mũi. Cá béo như cá hồi, cá thu và cá ngừ có nhiều omega-3. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đề nghị ăn ít nhất hai khẩu phần cá này mỗi tuần
- Magie, một khoáng chất phổ biến có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Những người bị viêm mũi dị ứng thường có lượng magie thấp. Các loại hạt là nguồn cung cấp magie tuyệt vời. Hãy thử hạnh nhân, hạt điều,…
- Nghệ là một gia vị thường được tìm thấy trong các món cà ri. Nó chứa chất curcumin, giúp ngăn chặn histamine, từ đó giải quyết tình trạng tắc nghẽn
Trên đây là giải đáp “viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?”, cũng như gợi ý những thực phẩm có lợi cho thể trạng của bé. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong phòng và điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ.