Nội dung chính

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý không khó điều trị nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu viêm phế quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị để giúp ba mẹ chủ động hơn khi phát hiện bé mắc bệnh nhé!

viem phe quan o tre em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm trong ống dẫn khí từ mũi đến phổi (phế quản). Tác nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất là virus. Viêm phế quản khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là đối tượng trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và xuân, khi thời tiết lạnh và khô hạn hơn. Điều này khiến đường hô hấp của trẻ dễ bị kích thích và dẫn đến viêm phế quản. Ngoài ra, viêm phế quản cũng khá phổ biến vào mùa thu và mùa hè nếu trẻ tiếp xúc với tác nhân kích ứng như phấn hoa, bụi mịn, hóa chất và virus gây bệnh. Chính vì thế, việc giữ ấm cơ thể và duy trì vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc viêm phế quản ở trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản, trong đó thường gặp nhất là:

  • Virus: Một số loại virus có thể tấn công trẻ gây viêm phế quản là virus syncytial hô hấp (RSV), virus cúm, virus đường hô hấp hạt nhân, và virus gây cảm lạnh khác. Những tác nhân này có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí
  • Vi khuẩn: Phải kể đến các loại vi khuẩn gây viêm phế quản như vi khuẩn Haemophilus influenzae hoặc Streptococcus pneumoniae. Tuy nhiên, trường hợp viêm phế quản do vi khuẩn gây ra thường hiếm gặp hơn do virus
  • Dị ứng: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng như bụi mịn, hóa chất, phấn hoa, thậm chí là thức ăn,… Các phản ứng dị ứng này có thể gây viêm phế quản
  • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ em có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn những trẻ bình thường
  • Tiếp xúc với những người mắc viêm phế quản: Trẻ có thể bị lây nhiễm viêm phế quản từ người khác, đặc biệt là trong môi trường đông đúc như nhà trẻ hoặc trường học

Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý viêm đường hô hấp dễ gặp nhất ở trẻ. Trẻ bị viêm phế quản sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Ho: Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm phế quản ở trẻ. Trẻ có thể ho khô hoặc ho có đờm, cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm và sau khi trẻ hoạt động
  • Khó thở: Trẻ bị viêm phế quản có thể gặp khó khăn trong việc hít thở, nhịp thở thường nhanh hoặc có tiếng huýt sáo khi thở
  • Mệt mỏi, khó chịu: Viêm phế quản làm trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và không muốn ăn hoặc chơi
  • Sưng và đau ở ngực: Trẻ có thể cảm thấy sưng và đau ở vùng ngực do viêm phế quản
  • Sốt: Một số trẻ bị viêm phế quản còn có dấu hiệu sốt. Ba mẹ cần đặc biệt lưu ý đến trường hợp sốt cao từ 39 độ C trở lên. Nếu trẻ không hạ sốt sau khi uống thuốc thì cần sớm đưa đi cấp cứu
  • Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trên, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị

trieu chung viem phe quan

Viêm phế quản ở trẻ em có lây không?

Như ba mẹ đã biết, viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Do đó bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua hai con đường chính là:

  • Lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc: ho, nói chuyện, hắt hơi, bắt tay,…
  • Lây gián tiếp thông qua vật dụng cá nhân: Dùng chung bát, chén, khăn mặt, mặt bàn, đồ chơi hay quần áo,…

Những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ có tiền sử hen suyễn. Nếu không thực hiện biện pháp phòng ngừa thì nguy cơ trẻ bị lây nhiễm là khá cao. Đặc biệt, viêm phế quản ở trẻ em có triệu chứng kéo dài, ít nhất 3 tháng và khả năng tái phát cao. Khi bệnh tái phát có thể dẫn đến tắc nghẽn phổi mãn tính cũng như những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.

viem phe quan o tre co lay khong

Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ mà còn dễ dẫn đến những biến chứng tiêu cực, nếu như không được phát hiện và điều trị phù hợp. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản phải kể đến như:

  • Viêm phổi: Viêm nhiễm kéo dài có thể lây lan sang phổi và gây viêm phổi. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy yếu cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập. Đây là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời
  • Suy hô hấp: Trẻ bị viêm phế quản nặng có thể gây ra suy hô hấp, khiến trẻ khó thở. Nhiều trường hợp phải cần hỗ trợ hô hấp từ các thiết bị như máy trợ thở
  • Co thắt phế quản: Viêm phế quản ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm và đúng cách có thể dẫn đến cơn co thắt phế quản, khiến đường thở của trẻ bị co lại và gây khó thở nặng
  • Viêm tai giữa: Vi khuẩn hoặc virus lây lan từ hệ hô hấp có thể phát triển thành viêm tai giữa
  • Hen phế quản: Đây là bệnh lý gây khó thở, thở rít, thở gấp và rất khó điều trị. Đối với trẻ nhỏ có thể gây nguy hại đến tính mạng

Để tránh các mối nguy hiểm này, điều quan trọng là ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ sớm để được khám và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tạo môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm và biến chứng.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em như thế nào?

Nếu được điều trị đúng cách, viêm phế quản ở trẻ có thể trị dứt điểm. Vì thế, ba mẹ cần tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây để chăm sóc và bảo vệ con mình một cách tốt nhất.

Thuốc điều viêm phế quản ở trẻ em

Trẻ bị viêm phế quản có thể được điều trị bằng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Dùng để giảm các triệu chứng và sốt. Các loại thuốc được chỉ định dùng là paracetamol hoặc ibuprofen. Đây là những loại thuốc thuốc thông thường, có sẵn ở dạng siro và viên nén, phù hợp cho trẻ em
  • Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm viêm và làm giảm các triệu chứng như ho, khó thở. Các loại thuốc có thể sử dụng là prednisolone dạng uống hoặc corticosteroid dạng xịt mũi
  • Thuốc giảm nghẹt mũi: Sử dụng để giảm tắc nghẽn mùi, giúp trẻ dễ thở hơn. Ba mẹ có thể cho bé dùng các loại thuốc xịt mũi chứa oxymetazolin hoặc naphazolin. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Thuốc kháng sinh: Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ bị viêm phế quản uống kháng sinh không khỏi, đó là bởi vì loại thuốc này chỉ trong trường có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn. Trường hợp viêm phế quản do virus, sử dụng kháng sinh không những không khỏi mà còn có thể gây tiêu diệt lợi khuẩn
  • Thuốc dị ứng: Trường hợp viêm phế quản do dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc chống dị ứng như antihistamin để giảm triệu chứng

thuoc dieu tri viem phe quan o tre

Các biện pháp chăm sóc tại nhà khác

Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, ba mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc bé tại nhà:

  • Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ: Trẻ nhỏ cần được nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ba mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ có một không gian yên tĩnh, thoải mái để nghỉ ngơi, tránh tiếng ồn hay ánh sáng quá mạnh
  • Uống đủ nước: Trẻ cần uống đủ nước để giữ niêm mạc hô hấp luôn ẩm, giảm tình trạng nghẹt mũi. Ba mẹ có thể cung cấp cho trẻ các loại nước như nước ấm, nước trái cây, sữa chua,…
  • Giữ ấm: Vào mùa đông, ba mẹ cần giữ ấm cho trẻ mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là khu vực vùng cổ , tay và chân. Điều này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi và triệu chứng khó thở
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích: Với trẻ có cơ địa nhạy cảm, cần hạn chế tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc, lông vật nuôi, phấn hoa và các chất kích thích khác có thể làm tăng triệu chứng viêm phế quản
  • Xông hơi: Hơi nước nóng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm phế quản gây ra. Ba mẹ có thể cho bé tắm bằng nước nóng hoặc sử dụng máy xông đặt trong phòng ngủ
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Hãy đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và thay đồ thường xuyên. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tình trạng viêm phế quản
  • Lưu ý khác: Nhiều ba mẹ thắc mắc trẻ trẻ bị viêm phế quản có nên nằm quạt? bé bị viêm phế quản có nên nằm máy lạnh? trẻ bị viêm phế quản có được tắm không. Thực chất việc cho bé nằm quạt hay máy lạnh không gây ảnh hưởng nếu biết sử dụng đúng cách. Ba mẹ chỉ cần tránh đặt bé nằm gần hướng gió quạt/điều hòa và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp là được. Bên cạnh đó, quan niệm kiêng tắm cho bé khi bị viêm phế quản là sai lầm. Bởi việc vệ sinh thân thể không thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể

Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm phế quản ở trẻ em. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tương đồng với viêm phế quản, ba mẹ cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị, cũng như ngăn nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Chia sẻ bài viết này