Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vậy viêm phế quản có nguy hiểm không, cách phòng ngừa ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến mà nhiều người gặp phải. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng đường hô hấp trên và ho. Trong khi hầu hết trẻ bị viêm phế quản thường tự khỏi, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Trước khi thảo luận về “viêm phế quản có nguy hiểm không”, điều quan trọng là phải phân biệt được hai dạng của căn bệnh này. Vì triệu chứng khác nhau có thể dẫn đến những tác động không giống nhau:

- Viêm phế quản cấp tính thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cảm lạnh hoặc cúm. Thay vì cải thiện, trẻ có thể bị sốt nhẹ và ho khó chịu. Khoảng 90% trường hợp viêm phế quản cấp tính có nguồn gốc là virus, vì vậy kháng sinh thường không hữu ích. Thay vào đó, các biện pháp điều trị tại nhà có thể làm dịu triệu chứng cho đến khi chúng tự hết, mặc dù ho có thể kéo dài trong vài tuần.
- Viêm phế quản mãn tính được biết đến là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nó được đặc trưng bởi một cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng. Ngoài ho, các triệu chứng như khó thở, đau ngực và sụt cân cũng có thể xảy ra ở trẻ viêm phế quản.
Những biến chứng viêm phế quản mà trẻ có thể gặp phải
Trẻ bị viêm phế quản có nguy hiểm không? Dưới đây là những biến chứng trẻ có thể gặp phải:
Nhiễm trùng thứ cấp
Hay còn được gọi là bội nhiễm, tình trạng này không hiếm gặp sau đợt viêm phế quản cấp tính do virus và có thể kéo dài, làm bệnh trầm trọng hơn. Nhiễm virus thường ảnh hưởng đến cơ thể theo một số cách sau:

- Tổn thương đường hô hấp tạo cơ hội thuận lợi cho tác nhân gây hại xâm nhập vào các khu vực như xoang hoặc phổi dễ dàng hơn
- Nhiễm virus cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bằng cách giảm số lượng đại thực bào “ăn” vi khuẩn khiến tác nhân này được phép phát triển và nhân lên
- Các loại virus như cúm có thể phá vỡ các điểm nối giữa tế bào lót đường thở. Do đó, vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào và xâm nhập các hàng rào bảo vệ này.
- Các vi khuẩn thường gây ra bội nhiễm bao gồm Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi do phế cầu khuẩn), Haemophilus Influenzae và Staphylococcus aureus. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng như sau: viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng huyết,…
Viêm phổi
Viêm phế quản có nguy hiểm không? Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm phế quản đó là viêm phổi, chiếm khoảng 5%. Ở trẻ từ 5 tuổi trở lên, cũng như người lớn, nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi là Streptococcus. Đây là lý do tại sao vắc xin phòng ngừa viêm phổi được khuyên dùng cho trẻ em và người lớn trên 65 tuổi, cũng như người mắc các bệnh về phổi chẳng hạn như hen suyễn hoặc COPD. Ở trẻ em dưới 5 tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phổi là virus hợp bào hô hấp (RSV) , có thể là nguyên nhân gây viêm phế quản ban đầu cũng như nhiễm vi rút thứ phát.

Khó thở
Khó thở là thuật ngữ y tế dùng để chỉ cảm giác khó thở, thường gặp ở bệnh viêm phế quản mãn tính. Chứng khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Suy hô hấp
Thật không may, suy hô hấp là một biến chứng của viêm phế quản mãn tính. Nó xảy ra khi phổi không cung cấp đủ oxy cho các mô của cơ thể. Nếu thiếu oxy, một số hệ thống cơ thể sẽ bị tổn thương, dẫn đến tích tụ carbon dioxide trong máu.
Thông thường, suy hô hấp thường khởi phát dần dần. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Khó thở
- Nhịp thở nhanh
- Tím tái
- Suy giảm khả năng phán đoán
- Mệt mỏi, thờ ơ
Tràn khí màng phổi
Viêm phế quản có nguy hiểm không? Tràn khí màng phổi là một biến chứng điển hình của viêm phế quản mãn tính. Trong trường hợp này, một lỗ trong phổi cho phép không khí lọt vào khoang giữa hai màng phổi. Các triệu chứng của tràn khí màng phổi có thể thay đổi từ rất nhẹ đến đe dọa tính mạng, cụ thể bao gồm:

- Đau ngực – cơn đau thường dữ dội và trầm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho. Cơn đau cũng có thể lan đến cánh tay hoặc vai dễ nhầm tưởng với cơn đau tim
- Hụt hơi
- Nhịp tim tăng cao
- Mạch đập nhanh
- Khí phế thũng dưới da
Hướng dẫn phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ
Với những phân tích về “viêm phế quản có nguy hiểm không?” kể trên, rõ ràng rằng đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Do đó, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, phụ huynh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh, qua đó chủ động phòng ngừa và xử lý đúng cách. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ nhỏ:
- Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé luôn sạch sẽ: hạn chế đến nơi nhiều khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, ga, vỏ gối theo định kỳ 3 tháng/1 lần
- Chú ý đến việc vệ sinh thân thế cho bé, đặc biệt là vùng tai, mũi họng. Đồng thời rửa tay, súc miệng và đánh răng thường xuyên cho bé
- Trong mùa hè, nếu cho trẻ nằm điều hòa, cha mẹ cần cài đặt chế độ nhiệt thích hợp. Bên cạnh đó, không nên cho bé nằm ở hướng gió điều hòa
- Khi thời tiết chuyển lạnh, mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi ra ngoài. Nên chọn trang phục có chất liệu vải thoáng mát, không quá dày làm trẻ đổ mồ hôi, gây cảm lạnh
- Tăng cường bổ sung nước. Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, bạn nên tăng cường cữ bú
- Cung cấp chế độ ăn đa dạng, phong phú nhằm nâng cao thể trạng, phát triển hệ miễn dịch
Trên đây là giải đáp “viêm phế quản có nguy hiểm không”. Để đảm bảo an toàn, ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu như ho, sốt, khó thở, bú kém, lười ăn,… cha mẹ cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhất. Tránh trường hợp để lâu khiến bệnh tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.