Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng thu hẹp đường thở. Nó có thể khiến trẻ khó thở, suy hô hấp và đe dọa tới tính mạng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lý này nhé!

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản co thắt đề cập đến các cơn co thắt đột ngột của các thành phế quản, tác động bởi quá trình viêm nhiễm do những tác nhân khác nhau gây ra. Phế quản đóng vai trò như một đường ống dẫn khí, được hít vào qua mũi hoặc miệng và đưa đến các túi khí gọi là phế nang. Khi các ống phế quản co lại, trẻ sẽ cảm thấy khó thở, diễn biến từ rất nhẹ (hầu như không thấy) đến nặng. Tình trạng viêm phế quản co thắt có thể gây nguy hiểm đến tình mạng người bệnh.
Ngoài việc hạn chế đường thở, viêm phế quản co thắt còn khiến các tuyến phế quản tiết ra một lượng lớn chất nhầy, rất dính và khó tống ra ngoài. Từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng co thắt và viêm của các phế quản, tạo thành nút bịt kín trong đường thở. Lúc này, phổi sẽ bị kích thích mạnh, dẫn đến ho. Sự co thắt và tắc nghẽn các ống phế quản đòi hỏi phổi phải làm việc nhiều hơn để xử lý và phân phối oxy cho phần còn lại của cơ thể. Kết quả là, trẻ sẽ cảm thấy khó thở và kiệt sức.
Vì sao trẻ bị viêm phế quản co thắt?
Phế quản ở trẻ bị kích thích quá mức là do những tác nhân chính sau đây:
Vi khuẩn, virus
Virus là “thủ phạm” chính gây nên hầu hết các ca bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ. Trong số các chủng virus gây hại, virus hợp bào hô hấp và virus cúm là phổ biến nhất. Viêm phế quản co thắt do vi khuẩn thường là tình trạng thứ phát sau khi nhiễm virus. Các vi khuẩn gây bệnh bao gồm: liên cầu, H.influenzae, tụ cầu, phế cầu,… Những vi khuẩn này thường cư trú trong khoang miệng và mũi. Khi hệ miễn dịch của trẻ suy giảm., những tác nhân này sẽ thừa cơ hội tấn công và gây bệnh.

Chất kích thích
Có rất nhiều chất gây kích ứng mũi, họng hoặc phế quản. Khói thuốc là một trong những chất gây kích thích phổ biến nhất. Ngoài ra, các chất kích thích gây viêm phế quản co thắt ở trẻ còn có thể là bụi mịn, hóa chất, lông vật nuôi, nước hoa, chất tẩy rửa mạnh,…
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Viêm phế quản co thắt là biến chứng vô cùng nguy hiểm của các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…
Đối tượng dễ mắc viêm phế quản co thắt
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh viêm phế quản co thắt. Nguyên nhân bởi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển, cơ thể nhạy cảm với các yếu tố lạ từ bên ngoài. Dưới đây là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản co thắt:
- Trẻ sơ sinh, sinh thiếu tháng
- Trẻ thừa cân khiến quá trình trao đổi khí gặp nhiều khó khăn
- Trẻ trong gia đình có người mắc bệnh viêm đường hô hấp hoặc hút thuốc lá nhiều
Triệu chứng viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của co thắt phế quản. Tình trạng này có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, sáng sớm hoặc khi trẻ tham gia vào các hoạt động gắng sức, chẳng hạn như tập thể dục.

Ban đầu, trẻ có thể bị sốt nhẹ, kèm theo đó là biểu hiện hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Sau đó, các triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn, trẻ bị sốt cao, thở rít, khò khè, nhịp thở tăng. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Hụt hơi
- Căng tức và áp lực trong lồng ngực
- Tình trạng thiếu oxy ở một số bộ phận của cơ thể, đặc trưng bởi hiện tượng da đổi màu xanh hoặc đau ở xung quanh phần cơ thể bị thiếu oxy
Cách chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Viêm phế quản co thắt cần được can thiệp kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng trẻ. Dựa trên chẩn đoán về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp nhẹ, trẻ hoàn toàn có thể được điều trị tại. Trường hợp nặng thì cần nhập viện điều trị.
Điều trị nguyên nhân
- Virus: Thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng do virus. Thay vào đó, các phương pháp điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng. Chẳng hạn như nghỉ ngơi, bổ sung nước, lưu ý về dinh dưỡng, súc miệng họng,…
- Vi khuẩn: Thuốc kháng sinh
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân như lông vật nuôi, bụi bẩn, thức ăn gây dị ứng, khói thuốc,…
Điều trị triệu chứng
- Sốt: Hạ sốt bằng cách chườm ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, với liều lượng thích hợp
- Ho: Uống nước ấm, sử dụng siro ho, viên kẹo ngậm hoặc các loại thuốc long đờm
- Đừng quên bù nước điện giải với trẻ ăn uống kém hoặc bỏ bú

Điều trị suy hô hấp
Với trẻ bị viêm phế quản co thắt nặng gây suy hô hấp, bác sĩ sẽ tiến thành đặt máy thở. Đồng thời chỉ định một số loại thuốc có tác dụng long đờm, giãn phế quản, cho bé hô dễ tốt hơn.
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt như thế nào?
Bệnh có thể được dự phòng tốt nếu cha mẹ tuân thủ các biện pháp sau đây:
- Chuyên gia khuyến cáo trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ ỉ nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ có thể bổ sung sữa công thức phù hợp với độ tuổi của bé
- Ở trẻ có cơ địa dị ứng, mẹ nên vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm 4 nhóm chính: chất khoáng, mỡ, đạm và đường
- Đảm bảo không gian xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thoát mát
- Hạn chế cho bé tới những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến tính mạng. Ngay cả khi trẻ có những biểu hiện nhỏ nhất, cha mẹ cũng nên đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.