Nội dung chính

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh chưa nắm được những khái niệm cơ bản về bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn hiểu hơn về viêm phế quản dạng hen ở trẻ, qua đó giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị.

Viêm phế quản dạng hen ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm phế quản dạng hen ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản thể hen

Viêm phế quản dạng hen là gì?

Viêm phế quản dạng hen xảy ra khi hen suyễn và viêm phế quản cùng tồn tại. Nhìn chung, viêm phế quản hen không lây vì tình trạng bệnh thường do chất kích thích gây ra, không phải do nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng của bệnh là sự kết hợp giữa triệu chứng viêm phế quản và hen suyễn, có thể bao gồm: hụt hơi, ho khan, tức ngực hoặc thở khò khè, chất nhờn dư thừa.

Các yếu tố kích hoạt và nguy cơ gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ em:

  • Tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất
  • Trẻ bị dị ứng, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng
  • Thời tiết thay đổi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên
  • Trẻ nhẹ cân hoặc thừa cân
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản khác gì với hen suyễn?

Viêm phế quản được chia thành 2 loại, cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường khởi phát đột ngột, nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính thường có triệu chứng dai dẳng hơn, do trẻ tiếp xúc lâu dài với những tác nhân gây kích ứng từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, khói thuốc,…

Hen suyễn cũng là một bệnh lý thuộc đường hô hấp ở trẻ, nhưng nó liên quan nhiều hơn đến yếu tố cơ địa và di truyền từ gia đình.

Về diễn biến của bệnh, viêm phế quản cấp tính có thể thuyên giảm sau 3 – 5 ngày chăm sóc và điều trị. Ngược lại, nếu không được can thiệp kịp thời, viêm phế quản ở trẻ có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong điều trị. Không giống như viêm phế quản, hen suyễn là bệnh lý mãn tính. Bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần và có thể theo trẻ suốt cả cuộc đời.

Vì sao trẻ bị viêm phế quản dạng hen?

Hiện nay, các chuyên gia chưa xác định rõ nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen là gì. Tuy nhiên, những tác nhân dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản thể hen ở trẻ nhỏ:

  • Tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hóa, chăn lông,…
  • Các loại chất nặng mùi: sơn phun, nước hoa, nước xịt côn trùng
  • Triệu chứng của các bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi, viêm VA,…
  • Dị ứng đồ uống hoặc thức ăn
  • Di truyền
Nguyên nhân viêm phế quản dạng hen
Nguyên nhân viêm phế quản dạng hen

Triệu chứng viêm phế quản dạng hen

Dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm phế quản thể hen là điều rất khó. Bởi viêm phế quản thể hen có triệu chứng khá tương đồng với hen suyễn nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, cần phải thực hiện một vài xét nghiệm mới có thể chẩn đoán chính xác được.

Dưới đây là những triệu chứng điển hình của viêm phế quản dạng hen ở trẻ:

  • Khó thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường
  • Ho đờm, ho, cơn ho có xu hướng tăng dần vào ban đêm
  • Có hiện tượng thở rút lõm lồng ngực
  • Ăn kém, buồn nôn

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Giống như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác, viêm phế quản dạng hen nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tới tính mạng trẻ. Dưới đây là những biến chứng phổ biến của bệnh mà trẻ có thể phải đối mặt:

  • Suy hô hấp: Đây là hiện tượng rối loạn đường hô hấp, khi mà quá trình cung cấp oxy và lọc thải Co2 gặp trục trặc. Nếu tình trạng này diễn ra đủ dài sẽ khiến các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, phổi suy giảm chức năng. Thậm chí là thiệt mạng.
  • Xẹp phổi: Tình trạng này xảy ra khi các túi phế nang bị xì hơi, dẫn đến sự xẹp xuống một phần hoặc hoàn toàn khu vực thùy của phổi. Xẹp phổi có thể dẫn đến các triệu chứng như đau ngực khi ho hoặc thở sâu, khó thở, nhịp tim nhanh, thở nhanh, móng chân, móng tay và da xanh xao, tím tái.
  • Viêm tai giữa: Đây là một trong những biến chứng thường gặp của trẻ bị viêm phế quản. Bệnh gây đau, ngứa tai, cảm giác nặng mặt, đôi khi là chảy dịch từ tai. Thậm chí, viêm tai giữa kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ sau này.
  • Viêm phổi: Ống phế quản là đường dẫn khí đến phổi. Khi bộ phận này bị nhiễm trùng nhiều lần có thể dễ dàng lây lan tới phổi và gây viêm.
Những biến chứng khó lường của viêm phế quản thể hen
Những biến chứng khó lường của viêm phế quản thể hen

Điều trị viêm phế quản dạng hen

Các bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phế quản dạng hen do virus gây ra. Thuốc kháng sinh chỉ hoạt động chống lại vi khuẩn, không phải virus. Thay vào đó, chăm sóc tại nhà giúp hầu hết trẻ bị viêm phế quản cảm thấy dễ chịu hơn. Bác sĩ sẽ khuyến nghị trẻ em và thanh thiếu niên nên:

  • Uống nhiều chất lỏng
  • Nghỉ ngơi nhiều

Đối với trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc ho không kê đơn để làm dịu cổ họng. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản hoặc các loại thuốc khác điều trị bệnh hen suyễn. Những chất này giúp thư giãn, mở các ống phế quản và làm sạch chất nhầy để trẻ dễ thở hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản dạng hen
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản dạng hen

Để hạn chế tình trạng tái phát, trẻ bị viêm phế quản dạng hen nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ thứ gì gây kích ứng ống phế quản, chẳng hạn như khói thuốc, bụi bẩn, lông vật nuôi, hóa chất,… Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy bé thói quen rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Viêm phế quản dạng hen kiêng ăn gì?

Tình trạng viêm phế quản thể hen có thể nghiêm trọng hơn nếu trẻ không được kiêng khem đúng quy định. Dưới đây là những thực phẩm không nên cho bé ăn khi bị viêm phế quản nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại: thịt gà chiên, rán, lạp xưởng,…
  • Đồ uống có gas, chứa nhiều đường hóa học
  • Đồ ăn chứa chất bóng quản thực phẩm: trái cây sấy khô, thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: sữa bò, lạc, lúa mì, đậu tương,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều muối
  • Thực phẩm đông lạnh
  • Thực phẩm ngâm chua
  • Thực phẩm đóng gói, đồ hộp
  • Đồ uống lạnh, nước đá

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp cha mẹ “bỏ túi” thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh lý viêm phế quản dạng hen.

Chia sẻ bài viết này