Viêm phế quản phổi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện do những biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải. Vậy làm sao để phòng ngừa viêm phế quản phổi ở trẻ em?
Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là một bệnh lý về phổi vô cùng nghiêm trọng. Cha mẹ cần cập nhật những kiến thức về bệnh lý để chủ động phát hiện và xử lý cho bé kịp thời.
Phế quản có nhiều ống dẫn khí tới phổi. Thực chất, viêm phế quản phổi là tình trạng nhiễm trùng lan tỏa ở phế nang phổi, phế nang và các mô kẽ. Điều này gây kích thích phế nang sản sinh chất dịch làm tắc nghẽn đường ống dẫn khí tới phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
Các triệu chứng viêm phế quản phổi mà trẻ phải đối mặt thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm và có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện, xử lý kịp thời. Ngược lại, viêm phế quản phổi sẽ gây biến chứng nguy hiểm nếu như không được can thiệp sớm.
Cảnh báo dấu hiệu viêm phế quản phổi ở trẻ
Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của viêm phế quản phổi ở trẻ em mà cha mẹ cần chú ý:
- Thở nhanh: Nhận biết trẻ thở nhanh thông qua những dấu hiệu như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng: 60 lần/1 phút trở lên
- Trẻ từ 2 – 11 tháng tuổi: 50 lần/1 phút trở lên
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 40 lần/1 phút trở lên
- Ho
- cảm giác ớn lạnh hoặc sốt cao
- Hiện tượng rút lõm lồng ngực
- Thở khò khè
- Nôn, buồn nôn
- nghẹt mũi, đau đầu
- Đau ngực
- Trẻ lười hoạt động, thể trạng yếu
- Mất hứng thú trong ăn uống, có hiện tượng mất nước rõ rệt
- Móng chân, tay và môi tím tái

Khi nào bé bị viêm phế quản phổi cần nhập viện điều trị?
Dưới đây là những dấu hiệu viêm phế quản phổi nặng, cha mẹ đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được theo dõi:
- Sốt cao trên 39.5 độ C hoặc ớn lạnh, run rẩy
- Bỏ ăn, bú kém
- Ngủ li bì, khó đánh thức
- Người tím tái, quấy khóc liên tục
- Ngừng thở hoặc thở nhanh bất thường ở trẻ sơ sinh
Phòng bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em
Bởi vì hầu hết các trường hợp viêm phế quản phổi ở trẻ em là do virus, tương tự như virus gây ra cảm lạnh hoặc cúm, nên việc ngăn ngừa nhiễm virus cảm lạnh và cúm là yếu tố chính để phòng ngừa viêm phế quản phổi. Dưới đây là một số mẹo cụ thể để ngăn ngừa sự lây nhiễm:
Tiêm vắc xin
Mặc dù hiệu quả của việc tiêm phòng cúm đã được biết đến rộng rãi, nhưng nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của vắc xin ngừa phế cầu khuẩn. Được khuyến cáo bởi các cơ quan y tế hàng đầu, vắc xin là một trong những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất, giúp chống lại viêm phế quản phổi. Tiêm phòng cúm cũng rất quan trọng vì nó có thể dẫn đến viêm phế quản phổi. Người chăm sóc trẻ cũng nên được tiêm phòng đầy đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ
Vi trùng liên quan đến nhiều loại bệnh, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cơ bản khác, có thể dẫn đến viêm phổi. Rửa tay thường xuyên có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của các tình trạng này.
Đầu tiên là bàn tay, mẹ nên dạy bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, hoặc làm sạch bằng chất tẩy rửa có cồn nếu không có xà phòng và nước. Sau đó là vệ sinh răng miệng – vi trùng mưng mủ bên trong miệng và cổ họng của trẻ có thể dẫn đến nhiễm trùng gây viêm phế quản phổi. Trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày và điều quan trọng là bạn nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ ít nhất 2 lần một năm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên. Với chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Với những trẻ lớn hơn, ngoài bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung cho bé những bữa phụ, ăn thêm các loại trái cây (dùng trực tiếp hoặc ép nước). Mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ cho bé những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin cần thiết, chẳng hạn như cà rốt, bông cải xanh, cà chua, rau dền,… Đồng thời kết hợp cá, trứng, thịt,… để cho bữa ăn thêm phong phú, đa dạng.
Giữ ấm cơ thể
Mùa đông là thời điểm trẻ dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm thời tiết. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và viêm phế quản phổi ở trẻ em nói riêng, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên giữ ấm cơ thể theo những cách sau: đeo khẩu trang khi ra ngoài, mặc ấm (chọn chất liệu vải thấm hút tốt, chẳng hạn như cotton), đội mũ kín tai, giữ ấm cổ họng, ăn những thức ăn ấm, nóng.
Giữ khoảng cách
Đây là một biện pháp phòng ngừa cho những người khác có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm phế quản phổi và các bệnh nhiễm trùng khác. Giữ khoảng cách với trẻ với những người bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng viêm phế quản phổi.
Trên đây là những lưu ý trong phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp con yêu tránh xa những tác nhân gây hại cho sức khỏe.