Nội dung chính

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa và 6 nguyên tắc quan trọng

Viêm tai giữa là vấn đề sức khỏe thường thấy ở trẻ em. Nhưng phổ biến không đồng nghĩa với không đáng lo. Phải chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa thế nào để con nhanh khỏi bệnh và không gặp phải các biến chứng? Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu ngay nào?

chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Dưới đây là 6 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa mà mẹ nhất định phải ghi nhớ.

Luôn kiểm tra tình trạng sức khỏe của con

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có cơ thể vô cùng non nớt. Ngay cả một vấn đề nhỏ cũng có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng của con.

Chính vì thế, mặc dù phần lớn các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi trong vòng 2 hoặc 3 ngày ngay cả khi không sử dụng thuốc; nhưng cha mẹ vẫn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Và bạn đừng quên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất khi nhận thấy con có các biểu hiện:

  • Sốt cao hoặc sốt dai dẳng.
  • Mệt mỏi quá mức.
  • Triệu chứng bệnh viêm tai giữa (đau tai, khó chịu/ quấy khóc, nôn mửa, bú/ ăn kém,…) không được cải thiện hoặc trở nên tệ hơn.
  • Có chất lỏng chảy ra từ tai trẻ (dấu hiệu cho thấy màng nhĩ bị thủng; trẻ bị thủng màng nhĩ có thể thấy chóng mặt, buồn nôn và bị ù tai).
  • Sưng đỏ phía sau tai.

✔️✔️✔️ Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em: Thuốc & Phẫu thuật

✔️✔️✔️ Những thông tin cần thiết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Tuân thủ liệu trình điều trị

Cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ là nguyên tắc quan trọng khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Như tôi đã nói ở trên, phần lớn các trường hợp trẻ em bị viêm tai giữa có thể tự khỏi bệnh sau 2 – 3 ngày. Song, bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp cần được điều trị bằng thuốc.

Dựa trên các yếu tố: độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của bệnh, các nguy cơ có thể xảy ra,… bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với con. Lúc này, việc cha mẹ cần làm là tuân thủ đúng liệu trình. Các bậc phụ huynh cần nhớ: tuyệt đối không tự ý thêm hoặc bớt thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị không đúng cách sẽ làm chậm quá trình khỏi bệnh, thậm chí dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như:

  • Thủng màng nhĩ.
  • Suy giảm thính lực.
  • Mất thính giác (có thể ảnh hưởng tới giọng nói, tốc độ học nói của trẻ).

Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm: viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm xương tai chũm,…

Vệ sinh tai cho con đúng cách

Khi con bị viêm tai giữa, cha mẹ luôn tìm và học cách vệ sinh tai cho con với mong muốn loại bỏ một phần vi khuẩn, virus để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Thực tế cho thấy việc vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa là điều cần thiết. Song điều quan trọng hơn cả là cha mẹ phải thực hiện đúng cách.

Phương pháp làm sạch tai cho trẻ khoa học và an toàn nhất là: sử dụng khăn ẩm lau nhẹ phía bên ngoài tai của con mỗi ngày một lần.

Tuyệt đối không sử dụng tăm bông ngoáy tai cho con. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng, tăm bông không chỉ không có tác dụng làm sạch mà còn có thể đẩy sâu ráy tai vào trong và làm tắc nghẽn tai.

Cho trẻ ăn chế độ ăn uống khoa học, cân bằng

Một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh
Một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh

Ăn uống đúng cách là một phần quan trọng của quá trình điều trị bệnh tật. Vì vậy, một trong những cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa hiệu quả nhất là cung cấp cho con các bữa ăn lành mạnh, cân bằng. Bữa ăn của trẻ cần được tạo thành từ 5 nhóm thực phẩm: hạt, ngũ cốc; rau củ; trái cây; bơ sữa; chất đạm.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, cha mẹ nên lựa chọn cho con các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của tai như:

  • Thực phẩm giàu magie: bí ngô, hạt lanh, hạnh nhân, óc chó, hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu kali: dưa chuột, khoai lang, khoai tây, nấm, trứng, chuối, mơ, cam, rau chân vịt,…
  • Thực phẩm giàu folate: ngũ cốc, bắp cải, cải xoăn, đậu hà lan, đậu gà, chanh, chuối, trứng, đậu phộng,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: bột yến mạch, sữa chua, hạt điều, tôm, cua, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nấm, cải xoăn,…
  • Thực phẩm giàu chất béo Omega-3: dầu hạt lanh, dầu đậu nành, quả óc chó, hạt lanh, cá hồi, cá ngừ, cá trích,… Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm Fitobimbi Omega Junior với nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ bổ sung Omega-3, Omega-6 từ thực vật.

Lưu ý: Trẻ bị viêm tai giữa cần tránh xa: đồ ăn chiên rán, cay nóng; nước uống có ga.

Chữa cảm lạnh, cảm cúm giúp “đẩy lùi” viêm tai giữa

Virus, vi khuẩn cảm lạnh, cảm cúm có thể xâm nhập vào ống eustachian (nối tai giữa và phía sau cổ họng). Sau đó chúng khiến ống eustachian sưng lên, dẫn tới tích tụ chất lỏng trong tai và cuối cùng gây ra tình trạng viêm tai giữa. Vì thế, trường hợp con bị nhiễm khuẩn tai và cảm lạnh/ cảm cúm cùng lúc, cha mẹ cần tìm cách giúp con “đẩy lùi” cả 2 loại bệnh.

Ngăn ngừa viêm tai giữa quay trở lại

Có một số cách mà cha mẹ nên áp dụng để bảo vệ con khỏi viêm tai giữa:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai giữa.
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Khói thuốc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Cha mẹ và trẻ em cần rửa tay thường xuyên và sạch sẽ. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus gây cảm lạnh – một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm tai giữa.
  • Cho trẻ tiêm đủ các loại vacxin cần thiết. Một số loại vacxin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tai.

Trên đây là 6 nguyên tắc quan trọng bạn cần ghi nhớ để có thể chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa một cách tốt nhất. Cha mẹ hãy áp dụng những biện pháp được Fitobimbi giới thiệu để giữ cho con luôn khỏe mạnh nhé!

Chia sẻ bài viết này