Viêm tai giữa là căn bệnh trẻ dưới 6 tuổi phải gặp nhiều nhất trong đời. Vậy nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp các mẹ.

✔️✔️✔️ Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Biến chứng khó lường!
Viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở chiếc “hộp khí” phía sau màng nhĩ. Khi tai giữa bị nhiễm trùng, không gian đó chứa đầy chất lỏng. Tình trạng tràn dịch tai giữa sẽ tạo áp lực lớn, dẫn đến sự khởi phát nhanh chóng của một hoặc đồng thời các triệu chứng như đau tai, chảy máu tai, khó chịu.
Viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến người lớn, nhưng chúng phổ biến hơn nhiều ở trẻ em. Có đến hơn 80% trẻ em bị ít nhất 1 lần nhiễm trùng tai ở độ tuổi lên 3.
Viêm tai giữa là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trước dấu hiệu của bệnh, dù là đơn giản nhất.
Vì sao trẻ bị viêm tai giữa?
Việc sớm nắm bắt nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa sẽ giúp phụ huynh chủ động trong công tác điều trị và phòng ngừa:
Cấu trúc của vòi nhĩ
Đa phần các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em đều xảy ra do sự khác thường về mặt cấu trúc vòi nhĩ so với người lớn.
Tai giữa kết nối với họng mũi qua một đường ống có tên gọi là Eustachi hay ống vòi nhĩ. Bộ phận này có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể. Đó chính là cân bằng áp lực trong tai với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, do nằm gần với amidan nên dường như ống vòi nhĩ là con đường lý tưởng để vi khuẩn, nấm, vi trùng tấn công tai giữa.

Ở người lớn, vòi nhĩ chỉ mở khi ngáp hoặc nuốt. Ở trạng thái bình thường nó luôn xẹp nên giảm thiểu được nguy cơ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại lai. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ cấu trúc vòi nhĩ có sự khác biệt rõ rệt. Nó nằm ngang, thẳng và luôn mở rộng. Điều này khiến cho tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào dễ dàng hơn. Từ đó gây nguy cơ nhiễm trùng tai.
Do tai mũi họng thông nhau
Tai, mũi, họng – 3 cơ quan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, bệnh lý gây ra tại một bộ phận nếu không điều trị dứt điểm thì sẽ dễ lây sang các cơ quan còn lại. Thông thường, vi khuẩn từ mũi và họng sẽ len theo đường ống tai xâm nhập vào tai giữa. Chúng gây viêm nhiễm làm vòi nhĩ bị tắc nghẽn khiến chất lỏng không thể thoát ra dễ dàng.
Một số bệnh lý đường mũi, họng gây ảnh hưởng đến tai giữa là:
- Cảm lạnh
- Viêm mũi
- Viêm VA
- Sởi
- Viêm xoang
- Viêm amidan,…
Đa phần các trường hợp trẻ mắc 1 trong số bệnh lý kể trên đều kèm theo hiện tượng viêm tai giữa. Tuy nhiên, bệnh sẽ không nghiêm trọng nếu triệu chứng được chữa trị dứt điểm.
Lỗ vòi và vòi nhĩ bị bít tắc
Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa tiếp theo có thể do lỗ vòi và vòi nhĩ bị bít tắc. Vì cấu trúc của vòi nhĩ ở trẻ là nằm ngang nên chất lỏng có thể thoát ra khỏi đây. Sự tích tụ kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và gây viêm tai giữa.
Các nguyên nhân trong nhóm này bao gồm:
- Amidan quá phát
- Ung thư amidan, u vòm mũi họng
- Cơ thể mẫn cảm gây lên các phản ứng dị ứng khiến vòi nhĩ bị sưng và tắc nghẽn

Do chấn thương tai
Nhiều mẹ có thói quen ngoáy tai trẻ bằng những dụng cụ sắc nhọn. Tuy nhiên đây là cách vệ sinh hoàn toàn sai cách, có thể gây tổn thương đến ống tai và gây nhiễm trùng tai.
Ngoài ra, trường hợp ngã, va đập gây tổn thương vùng tai cũng là nguyên nhân gây viêm tai giữa. Chất thương này có thể khiến màng nhĩ bị rách, gây ảnh hưởng đến tai giữa.
Do thay đổi áp suất đột ngột
Trường hợp trẻ bị viêm tai giữa do thay đổi áp suất đột ngột có thể xảy ra trong tình huống đi máy bay hoặc lặn dưới nước. Áp suất không khí ở trên không trung và dưới nước rất chênh lệch so với tại mặt đất. Do đó, nếu trẻ không biết cách tự cân bằng áp suất có thể gây tổn thương đến tai. Thậm chí gây tình trạng suy giảm thính lực tạm thời.
Những nhóm trẻ sau tuyệt đối không được đi máy bay: viêm họng, viêm mũi xoang,…

Đối tượng nào dễ mắc viêm tai giữa?
Ngoài nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa kể trên, nghiên cứu cho rằng những yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ nhỏ:
- Trẻ dưới 5 tuổi
- Trẻ sinh thiếu tháng, dưới 37 tuần
- Trẻ thiếu cân, sinh được 2.5kg
- Gia đình có tiền sử mắc viêm tai giữa
- Trẻ sinh sống gần khu vực có nguồn nước sinh hoạt kém
Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa đã được chuyên gia chỉ rõ. Với thông tin này, bố mẹ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh lý này xảy ra ở trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!