Viêm tai giữa nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Điều này dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí là tính mạng ở trẻ. Vậy cụ thể, trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Và gây ra biến chứng gì?
- ✔️✔️✔️ Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?
- ✔️✔️✔️ Vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa – Nhiều mẹ đang thực hiện sai cách

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ?
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tại “hộp khí” sau màng nhĩ. Khoảng không này nối với mũi họng qua một ống vòi nhĩ. Đây là con đường duy nhất để vi khuẩn, virus có thể tấn công tai giữa. Chúng gây nên những phiền toái sau cho trẻ nhỏ:
- Đau nhức, đỏ sưng tai
- Ngứa tai
- Tai chảy dịch vàng
- Trẻ thường dùng tay sờ, kéo, cấu mạnh tai
- Quấy khóc, khó ngủ, bỏ bú, ăn uống kém
- Gây áp lực lớn vào tai khiến trẻ không giữ được thăng bằng khi đứng
- Suy giảm thính lực tạm thời, phản ứng chậm với âm thanh
- Chảy mũi, sốt cao

Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Tỷ lệ trẻ dưới 6 tuổi mắc viêm tai giữa là rất lớn. Bệnh sẽ là “đơn giản” nếu được điều trị đúng thời điểm và dứt điểm. Nhiều cha mẹ chủ quan không đưa bé đến bệnh viện khám mà tự điều trị tại nhà dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc. Dưới đây là những biến chứng viêm tai giữa mà trẻ có thể gặp phải:
Chậm nói, mất thính lực
Viêm tai giữa thể nặng có thể đe dọa tới khả năng nghe ở trẻ. Chất lỏng bị ứ trong chiếc “hộp khí” thời gian dài sẽ gây tổn thương đến màng nhĩ và chuỗi xương – đảm nhận vai trò dẫn âm thanh. Từ đó gây ra tình trạng suy giảm thính lực tạm thời. Thậm chí là vĩnh viễn.

Khả năng nghe ở đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển rất quan trọng. Nó quyết định tới quá trình học nói và ngôn ngữ ở trẻ. Khi trẻ không nghe rõ âm thanh, việc nhận biết lời nói, ngôn ngữ và bắt chước theo sẽ gặp khó khăn. Từ đó sẽ khiến trẻ bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Thậm chí câm vĩnh viễn gây suy giảm tới sự phát triển não bộ.
Viêm tai xương chũm
Trẻ bị viêm tai giữa có ảnh hưởng gì không? Xương chũm là bộ phận phải gánh chịu điều này.
Hiện tượng này xảy ra khi trẻ bị viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính. Ngoài những triệu chứng mà nó gây ra, trẻ còn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm xương quanh hộp sọ, méo mặt, viêm màng não, áp xe não,…
Thủng màng nhĩ
Vi khuẩn, virus gây bởi viêm tai giữa có thể dễ dàng lây lan sang màng nhĩ. Đặc biệt, bệnh lý này còn rất dễ tái phát. Sự tái đi tái lại sẽ khiến màng nhĩ xuất hiện những những ổ mũ. Theo thời gian tạo ra những lỗ thủng tại màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe âm thanh ở trẻ nhỏ.
Khi bị viêm tai giữa thủng màng nhĩ, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng sau: Ù tai, chảy dịch, khả năng nghe kém,… Lúc này, để điều trị bác sĩ sẽ chỉ định vá lỗ thủng tại màng nhĩ. Đồng thời áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như: vệ sinh tai, uống thuốc kháng sinh để triệu chứng được cải thiện nhanh chóng.

Viêm màng não
Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Viêm màng não là một trong biến chứng nặng nề nhất ở trẻ viêm tai giữa.
Biến chứng viêm màng não cần được can thiệp sớm nhất có thể nếu không sẽ dẫn đến tử vong.
Trẻ bị biến chứng viêm màng não xuất hiện những triệu chứng như: tiêu chảy, bỏ bú, sốt li bì, sổ mũi, ho.
Triệu chứng của bệnh phát triển rất nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời, sau 1 – 2 ngày trẻ có thể rơi vào trạng thái co giật, hôn mê.
Áp xe não
Nguyên nhân bệnh ở tai giữa ảnh hưởng đến não là vì: Trong não có nhiều bộ phận nằm gần tai. Tình trạng nhiễm trùng đi từ tai giữa, lây lan sang xương chùm. Tại đây chúng phá hủy xương rồi xâm nhập vào não qua còn đường mạch máu. Từ đó gây tổn thương não.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa gây biến chứng áp xe não:
- Áp xe não gây áp lực lớn tới não bộ khiến trẻ bị đau đầu dữ dội
- Cơn đau xuất hiện nhiều tại vùng chẩm hoặc một bên đầu. Đồng thời trẻ sẽ có cảm giác chóng mặt, phù nề mắt, chậm chạp, mệt mỏi
- Sốt, nôn trớ, mặt mũi xanh xao
- Run tay, co giật, khó nuốt, liệt mắt,…
Trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn gì?
Phối hợp điều trị với dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng viêm tai giữa xảy ra ở trẻ. Mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm sau khi bị viêm tai giữa
- Bánh, kẹo, socola,… Nói chung là tất cả các đồ ăn chứa nhiều đường. Bởi nạp nhiều đường sẽ gây tăng đường huyết trong máu. Từ đó làm giảm khả năng lưu thông khí huyết tới vùng tai bị tổn thương. Điều này khiến tình trạng phù nề, tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng
- Đồ ăn cứng, khô, khó nuốt: Trẻ ăn những thực phẩm này sẽ gây đau tai
- Thức ăn cay nóng: Khiến các ổ viêm nhiễm ngày một trở nặng
- Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Tương tư như khi ăn thức ăn cay nóng
- Thức uống, thực phẩm lạnh: Gây ê buốt, ảnh hưởng đến tai
Trên đây là giải đáp trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không. Bố mẹ tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc đặc biệt khi tình trạng viêm tai giữa không thuyên giảm sau 3 – 5 ngày tự điều trị tại nhà nhé!
Cụm từ tìm kiếm:
- Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không