Nội dung chính

Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ, nhất là trẻ có đề kháng yếu. Vậy viêm tai giữa có tự khỏi được không? cách chăm sóc và phòng ngừa ra sao? Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ cùng các mẹ đi tìm hiểu sự thật nhé!

viem tai giua co tu khoi khong

Tìm hiểu về bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ

Trước khi giải đáp thắc mắc “viêm tai giữa có tự khỏi được không?”, các mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu một số thông tin về bệnh lý này nhé!

Viêm tai giữa là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây đau tai, mất thính lực tạm thời và chảy dịch. Viêm tai giữa xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, mặc dù trẻ lớn và người lớn cũng gặp phải loại nhiễm trùng này. Người ta ước tính rằng, cứ 4 trẻ lại có 1 trẻ sẽ bị viêm tai giữa cấp tính trước khi chúng được 5 tuổi.

cau tao cua tai

Tia được tạo thành 3 phần khác nhau: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tất cả các bộ phận này hoạt động cùng nhau để chúng ta có thể nghe và xử lý âm thanh. Tai ngoài và tai giữa được ngăn cách bởi màng nhĩ – một phần da rất mỏng có thể rung lên khi bị sóng âm thanh tác động.

Thực chất, viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng/viêm không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ có chứa các xương rung cực nhỏ của tai. Không gian này có thể bị tắc nghẽn và chứa đầy chất nhầy, dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm.

Có hai loại viêm tai giữa:

  • Viêm tai giữa cấp tính: khởi phát đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn
  • Viêm tai giữa mãn tính: không thuyên giảm hoặc tiếp tục tái phát. Viêm tai giữa thể mãn tính có thể dẫn đến tổn thương lâu dài cho tai

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa bao gồm:

  • Cảm giác áp lực hoặc tắc nghẽn trong tai
  • Đau tai âm ỉ hoặc đau nhói
  • Chảy mủ tai
  • Ù tai
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Đau đầu
  • Cáu gắt, quấy khóc, trẻ liên tục chạm vào tai
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy

Trẻ bị viêm tai giữa có tự khỏi được không?

Chắc hẳn mẹ đã biết, viêm tai giữa là căn bệnh rất dễ tái phát sau các đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này, vi khuẩn, virus từ khoang mũi, họng sẽ di chuyển vào đường ống dẫn tới tai giữa gây ra tình trạng tắc nghẽn kéo dài, khiến nhiễm trùng tai trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này có nghĩa, viêm tai giữa chỉ có thể được khắc phục hoàn toàn khi dấu hiệu nhiễm trùng biến mất.

Thông thường, khi vi khuẩn, virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng giải phóng histamine gây viêm để ra sức chống lại chúng. Trong một số trường hợp với trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi, các triệu chứng nhẹ có thể tự biến mất. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi, bị sốt cao, đau dữ dội, chảy dịch hoặc sưng tấy trong tai, thì cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện. Nhìn chung, hầu hết các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ sẽ không tự cải thiện nếu không được can thiệp phù hợp.

Vậy, “trẻ bị viêm tai giữa có tự khỏi được không?”, câu trả lời sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh lý và thể trạng của mỗi trẻ.

Trẻ bị viêm tai giữa không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh ngay lập tức. Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, có một số lý do tại sao bác sĩ không kê đơn thuốc kháng cho cho trẻ khi bị viêm tai giữa:

  • Phần lớn các trường hợp viêm tai giữa là do virus gây ra, vì vậy không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là giải pháp
  • Thuốc kháng sinh không giúp giảm đau do viêm tai giữa
  • Các bác sĩ nhận thức sâu sắc rằng, việc kê đơn quá nhiều thuốc kháng sinh làm cho các loại thuốc quan trọng trở nên kém hiệu quả hơn. Vì vậy, thuốc kháng sinh chỉ được dùng khi thực sự cần thiết. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng nhiễm trùng ở trẻ trong vài ngày để xem liệu nó có tự khỏi hay không

phat hien kip thoi viem tai giua

Biện pháp khắc phục tại nhà cho trẻ bị viêm tai giữa

Một số biện pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà có thể giúp giảm đau cho trẻ, chúng bao gồm:

  • Dầu ấm: Nhỏ một vài giọt dầu mè hoặc dầu ô liu có nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm vào tai bị đau. Bạn không nên làm điều này nếu trẻ bị thủng màng nhĩ hoặc có dịch chảy ra từ tai
  • Chườm ấm: Đặt một miếng gạc ẩm và ấm lên tai của trẻ trong 10 – 15 phút để giúp giảm đau
  • Nâng cao đầu: Nếu viêm tai giữa kèm theo cảm lạnh, bạn có thể cải thiện khả năng thoát dịch xoang ở trẻ và thúc đẩy thoát dịch tai bằng cách kê cao nôi hoặc giường của chúng một chút. Làm như vậy bằng cách đặt một hoặc hai chiếc gối bên dưới nệm
  • Làm loãng chất nhầy: Chạy máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm cho không khí, bạn cũng có thể phun sương muối trực tiếp vào mũi của trẻ để giúp chất nhầy chảy ra và thoát ra ngoài dễ dàng hơn

dieu tri dut diem viem tai giua

Mẹo giúp phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Để giúp giảm nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ, hãy thực hiện các biện pháp sau:

bo sung chat xo vitamin c omega 3 cho tre viêm tai giữa

  • Nếu có thể, hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm lạnh
  • Không cho trẻ chạm vào mắt, miệng và mũi của mình
  • Đừng cho trẻ đến gần những người đang hút thuốc. Bởi khói thuốc có thể ngăn cản các ống eustachian hoạt động bình thường. Ngay cả khi bạn hút thuốc bên ngoài, trẻ có thể tiếp xúc với các hạt bụi trên quần áo hoặc tóc của bạn
  • Thường xuyên rửa tay hoặc khuyến khích trẻ vệ sinh tay. Điều đó sẽ ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng và giảm nguy cơ bị cúm hoặc cảm lạnh của trẻ
  • Đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin, nhất là mũi phòng bệnh đường hô hấp
  • Không cho trẻ bú sữa khi buồn ngủ. Bởi làm như vậy sẽ tăng khả năng bị nhiễm trùng cấp tính do việc trẻ nằm bú bình khi ngủ

Trên đây là giải đáp “viêm tai giữa có tự khỏi được không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ bé yêu!

Chia sẻ bài viết này