Nội dung chính

Viêm tai ngoài ở trẻ em và lý do gây bệnh không ngờ đến

Viêm tai ngoài ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Do trẻ còn nhỏ nên chưa có nhận thức trong việc tắm, bơi nên để nước thường xuyên chảy vào tai. Từ đó gây phá vỡ niêm mạc tai ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công.

Viêm tai ngoài ở trẻ em và lý do gây bệnh không thể ngờ đến
Viêm tai ngoài ở trẻ em và lý do gây bệnh không thể ngờ đến

Viêm tai ngoài là gì?

Tai ngoài gồm có 2 bộ phận là vành tai và ống tai ngoài. Khi sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai trở nên ồ ạt. Chúng có thể gây nhiễm trùng khiến lớp bảo vệ tai ngoài bị tổn thương. Từ đó gây ra hiện tượng viêm tai ngoài.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ chịu ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Mặc dù những tác động mà viêm tai ngoài mang lại cho trẻ là không lớn. Nhưng không vì thế mà bố mẹ được chủ quan trong công tác điều trị và phòng ngừa. Nếu xem nhẹ bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới khả năng nghe của trẻ.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài

Thủ phạm gây viêm tai ngoài ở trẻ chủ yếu là do vi trùng và nấm. Tác nhân này không đột ngột gây bệnh mà một phần là do sai lầm của bố mẹ trong cách chăm sóc. Từ đó tạo điều kiện lý tưởng cho chúng xâm nhập cơ thể.

Vì vậy, biết được nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ sẽ giúp phụ huynh chủ động trong công tác phòng ngừa.

Trẻ bị dính nước vào tai là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai ngoài
Trẻ bị dính nước vào tai là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai ngoài

Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm tai ngoài:

  • Chấn thương: Bé ngã khi chơi vô tình làm tổn thương vùng tai ngoài gây ảnh hưởng đến niêm mạc. Từ đó, tạo điều kiện lý tưởng để vi trùng, nấm tấn công
  • Tắm gội không đúng cách: Không lau khô người cho bé sau khi tắm, nhất là vùng tai. Thêm vào đó, việc gội đầu cho bé xả chưa sạch bọt cũng sẽ khiến dầu gội cũng sẽ khiến nước đọng lại trên vành tai, lâu dần gây tổn thương niêm mạc tai ngoài
  • Trẻ thường xuyên đi bơi: Đây là nguyên nhân gây viêm tai ngoài phổ biến nhất ở trẻ. Quá nhiều độ ẩm trong tai sẽ gây kích ứng và phá vỡ lớp niêm mạc trong ống tai. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xuất hiện. Bên cạnh đó, việc môi trường nước ở hồ bơi hoặc ao hồ không đảm bảo cũng sẽ khiến trẻ dễ bị tiếp xúc gần với nguyên nhân gây bệnh hơn
  • Dụng cụ vệ sinh tai không đảm bảo: Mẹ dùng dụng cụ vệ sinh tai có chất liệu quá cứng, sắc nhọn. Khi đưa vào ống tai có thể gây tổn thương, trầy xước vùng da trong tai. Điều này khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai ngoài

Triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em 

Biểu hiện viêm tai ngoài không quá nghiêm trọng. Ban đầu trẻ chỉ bị ngứa, khó chịu và đau nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, sự viêm nhiễm sẽ trở nên nghiêm trọng khiến cơn đau dữ dội hơn. Viêm tai ngoài ở trẻ sẽ trải qua 3 cấp độ, với những triệu chứng cụ thể như:

Mức độ nhẹ

  • Ngứa tai
  • Ống tai ngoài bị đỏ ứng
  • Khi kéo vành tai, sự khó chịu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
  • Dịch chảy từ tai (Có thể có hoặc không)

Mức độ vừa

  • Ngứa dữ dội
  • Mức độ đau nghiêm trọng hơn
  • Xuất hiện hiện tượng chảy dịch
  • Cảm giác bị ù tai do dịch tắc nghẽn gây lên áp lực
  • Trẻ có dấu hiệu nghe kém
Trẻ bị viêm tai ngoài gây đau, ngứa cho trẻ
Trẻ bị viêm tai ngoài gây đau, ngứa cho trẻ

Mức độ nặng

  • Cơn đau dữ dội, lan sang các vùng khác xung quanh mặt
  • Ống tai tắc nghẽn
  • Vành tai bị đỏ và sưng phồng
  • Nổi hạch ở cổ
  • Trẻ còn có thể bị sốt

Với trẻ sơ sinh, chưa thể nói và nhận thức được triệu chứng. Do đó, mẹ chỉ có thể quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ để đoán tình trạng:

  • Khóc thét khi bạn chạm vào tai bé
  • Phản ứng kém với âm thanh
  • Dễ cáu kỉnh, bỏ ăn
  • Do áp lực lên tai quá lớn trẻ sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng
  • Quan sát ống tai ngoài thấy hiện tượng sưng, đỏ, đóng vảy

Cách điều trị và phòng ngừa viêm tai ngoài cho trẻ nhỏ

Sau khi được chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, trẻ sẽ được chỉ định giải pháp điều trị phụ hợp:

  • Giữ cho tai bé không bị ẩm ướt
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai thuộc nhóm thuốc kháng viêm
  • Trẻ nhỏ có thể được chỉ định dùng kháng sinh hoặc thuốc steroid trong trường hợp nhiễm trùng nặng, gây đau nhức và khó chịu
  • Bác sĩ có thể xem xét cho thể dùng thuốc giảm đau Acetaminophen khi cần thiết (Loại thuốc này chỉ được dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt sẽ được chỉ định dùng paracetamol. Tuyệt đối không được dùng thuốc chứa Aspirin để hạ sốt cho trẻ. Bởi loài này có nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao
  • Dùng gạc băng quanh vành tai để bảo vệ, tránh tổn thương và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh
Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ em
Điều trị viêm tai ngoài ở trẻ em

Biện pháp phòng ngừa viêm tai ngoài cho trẻ:

  • Xả nước thật kỹ khi gội đầu cho bé. Sau khi tắm gội trẻ cần được lau khô. Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng và từ từ. Lưu ý chỉ lau khô vùng bên ngoài tai, tránh xâm nhập sâu vào bên trong
  • Tuyệt đối không cho bé bơi lội ở môi trường nước ô nhiễm, không được xử lý
  • Hạn chế để tình trạng nước vào tai trẻ khi tắm hoặc bơi lội
  • Chỉ dùng tăm bông để vệ sinh tai cho bé, không nên dùng các dụng cụ sắc nhọn
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Điều này giảm thiếu được nguy cơ mắc các bệnh về tai – mũi – họng

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ. Sau vài ngày điều trị, nếu triệu chứng ở bé trở nặng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Chia sẻ bài viết này