Nội dung chính

16 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em BA MẸ CẦN NẮM RÕ!

Không chỉ là căn bệnh phổ biến ở người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể đối mặt với viêm xoang. Điều đáng nói là biểu hiện viêm xoang ở trẻ em rất khó phân biệt với cảm lạnh thông thường. Dẫn đến sự chủ quan trong việc phát hiện và điều trị. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết rõ hơn về triệu chứng của căn bệnh này nhé!

16 biểu hiện viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang là gì?

Hộp sọ của con người gồm 4 cặp hốc rỗng, chứa đầy không khí gọi là xoang. Chúng được kết nối với không gian giữa lỗ mũi và đường mũi. Xoang giúp cách nhiệt hộp sọ, giảm trọng lượng và cho phép giọng nói vang lên bên trong hộp sọ. Bốn cặp xoang chính là:

  • Xoang trán
  • Xoang hàm
  • Xoang sàng (giữa mắt)
  • Xoang bướm

Xoang chứa các lớp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn lạ. Nếu hệ thống phòng thủ bị gián đoạn, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong đường mũi xâm nhập vào bất kỳ xoang nào. Khi đó, vi khuẩn có thể bám vào các tế bào niêm mạc và gây nhiễm trùng xoang.

Viêm xoang được chia thành 2 loại:

  • Viêm xoang cấp tính thường kéo dài dưới 8 tuần hoặc xảy ra không quá 3 lần/năm
  • Viêm xoang mãn tính kéo dài hơn 8 tuần hoặc xảy ra hơn 4 lần/năm

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em

Các dấu hiệu viêm xoang phụ thuộc vào các xoang bị ảnh hưởng và tình trạng nhiễm trùng là cấp tính hay mãn tính.

Thông thường, trẻ bị viêm xoang sẽ có những biểu hiện sau:

  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi (chất nhầy màu vàng hoặc hơi xanh)
  • Nhỏ giọt sau mũi
  • Khó chịu hoặc đau răng
  • Mất khứu giác
  • Đau tai, đầy tai
  • Đau đầu
  • Hôi miệng
  • Mất thính lực
  • Ù tai
  • Đau mặt, áp lực trong vùng xoang
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ho, viêm họng

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em thể cấp tính

  • Nghẹt mũi có tiết dịch
  • Dịch mũi có thể màu trong hoặc hơi trắng
  • Chảy dịch mũi kèm theo đau họng
  • Đau khắp xương gò má, dưới hoặc xung quanh mắt, răng
  • Đau tai
  • Nhức đầu ở thái dương
  • Các triệu chứng đau và áp lực nặng hơn khi ho hoặc căng thẳng
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Ngứa họng
  • Hắt xì

Biểu hiện viêm xoang ở trẻ em thể mãn tính

Viêm xoang mãn tính có nhiều triệu chứng giống như viêm xoang cấp tính. Nhưng triệu chứng có xu hướng kéo dài và trầm trọng hơn. Ngoài ra, những người bị viêm xoang mãn tính cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác như:

  • Đau nặng hơn vào buổi sáng muộn hoặc khi đeo kính
  • Đau và áp lực ở mặt trầm trọng hơn khi nghiêng về phía trước
  • Đau họng mãn tính hoặc hôi miệng
  • Đau răng mãn tính hoặc tăng nhạy cảm răng
  • Khó chịu trên khuôn mặt suốt cả ngày kèm theo ho nhiều hơn vào ban đêm

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm xoang ở trẻ?

Các phương pháp được chỉ định để chẩn đoán bệnh viêm xoang bao gồm:

  • Nội soi mũi: Một ống mỏng có đèn sợi quang được đưa qua mũi cho phép bác sĩ nhìn thấy bên trong xoang của trẻ. Dựa trên hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ kết luận trẻ có bị viêm xoang không
  • X-quang: Sử dụng MRI hoặc CT Scan có thể hiển thị chi tiết các xoang của trẻ. Dựa trên hình ảnh này có thể xác định chính xác bất kỳ tình trạng viêm nhiễm sâu hoặc các vật cản khó phát hiện bằng nội soi mũi
  • Nuôi cấy mũi và xoang: Nếu viêm xoang mãn tính không đáp ứng với điều trị hoặc ngày càng trầm trọng hơn, cấy mô có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân, nếu đó có thể là vấn đề do vi khuẩn hoặc nấm gây ra
Các phương pháp chẩn đoán viêm xoang ở trẻ
Các phương pháp chẩn đoán viêm xoang ở trẻ

Các biến chứng của bệnh viêm xoang là gì?

Khi nhận thấy con bạn có những biểu hiện viêm xoang ở trẻ em, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm màng não: Đây là một bệnh nhiễm trùng có thể gây viêm màng và chất lỏng bao quanh não và tủy sống của bạn
  • Các bệnh nhiễm trùng khác: bao gồm các vấn đề về xương như viêm tủy xương hoặc lây lan sang da được gọi là viêm mô tế bào
  • Mất khứu giác một phần hoặc hoàn toàn: Tắc mũi và viêm dây thần kinh khứu giác có thể khiến trẻ mất khứu giác tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn
  • Các vấn đề về thị lực: Nếu tình trạng nhiễm trùng ở trẻ trở nên nghiêm trọng, nó có thể lan đến hốc mắt. Điều này có thể gây ra các vấn đề về thị lực, thậm chí gây mù lòa

Những điều NÊN và KHÔNG NÊN trong điều trị viêm xoang ở trẻ

  • NÊN cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây tươi, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch
  • NÊN sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để cải thiện tình trạng tắc nghẽn
  • NÊN sử dụng máy xông hơi hoặc hít hơi nước từ vòi hoa sen để giảm tắc nghẽn
  • NÊN chườm ấm lên vùng xoang 4 lần/ngày
  • NÊN đưa trẻ đến bệnh viện nếu con bạn bị sốt, ớn lạnh kéo dài, đau đầu dữ dội, mờ mắt, khuôn mặt bị sưng
  • KHÔNG sử dụng thuốc xịt mũi không kê đơn. Chúng có thể làm các triệu chứng ở trẻ trở nên tồi tệ hơn
  • KHÔNG di chuyển trên máy bay khi trẻ đang bị viêm xoang tái phát. Thay đổi áp dụng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước nếu phải đi máy bay.

Trên đây là những biểu hiện viêm xoang ở trẻ em. Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh từ sớm sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn!

Chia sẻ bài viết này