Những ngày gần đây, số lượng trẻ bị nhiễm virus RSV (virus hợp bào hô hấp) tăng đột biến so với tháng trước. Loại virus này có khả năng gây ra các bệnh về hô hấp và có tính lây lan nhanh. Cùng Fitobimbi tìm hiểu xem nhiễm virus hợp bào hô hấp có nguy hiểm không và cách phòng ngừa thế nào nhé!
Virus RSV (virus hợp bào hô hấp) là gì?
RSV (Respiratory Syncytial Virus) hay còn gọi là virus hợp bào, là một loại virus gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Chẳng hạn như Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Virus này thường gây ra các triệu chứng giống như cúm: ho, sổ mũi, sốt, đau họng và khó thở. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính, hen phế quản và bệnh nền khác.
Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm virus RSV
Trẻ nhỏ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp thường có các biểu hiện sau:
- Ho khan
- Chảy nước mũi, dịch mũi keo dính
- Hắt hơi
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Khó thở
- Giảm cảm giác thèm ăn
Virus RVS thường ủ bệnh trong 4 – 6 ngày. Triệu chứng thường xuất hiện theo từng giai đoạn chứ không đến cùng lúc và có xu hướng nặng dần. Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh thường nhẹ, sang tới ngày thứ 3, 4, 5 là nặng nhất. Đến ngày thứ 6 thì thuyên giảm và ngày 7 – 10 khỏi hẳn.

Nhiễm virus RSV đôi khi gây biến chứng viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi, với biểu hiện như sau:
- Thở khò khè
- Khó thở, thở nhanh hơn bình thường
- Ho nhiều, ho dữ dội, nghẹt thở
- Người mệt mỏi, bơ phờ, chán ăn
Hầu hết các trường hợp nhiễm virus RSV ở trẻ không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu trẻ có chuyển biến nặng như sốt cao, khó thở, môi xanh tím, phụ huynh cần nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Nguyên nhân gây nhiễm virus hợp bào hô hấp
Virus RSV lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc gần với người bệnh hoặc qua tiếp xúc với các giọt bắn từ hệ thống hô hấp của người bệnh. Các giọt bắn này có thể phát tán trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Ngoài ra, virus hợp bào hô hấp còn có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm virus. Nếu một người chạm vào bề mặt nhiễm virus như bàn làm việc, cửa tay, đồ chơi và sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt mà không rửa tay, virus có thể lây truyền sang người đó.

Virus hợp bào hô hấp thường gây ra các đợt bùng phát vào mùa đông và xuân, và có thể lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Đặc biệt là trong trường hợp và nhà trẻ. Do đó, việc giữ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh có thể ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus RVS gây viêm phổi ở trẻ.
Đối tượng nào dễ bị virus RSV tấn công?
Những người có nguy cơ cao bị nhiễm virus hợp bào hô hấp bao gồm:
- Trẻ sinh non
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
- Trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh phổi hoặc tim bệnh sinh
- Trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch
- Người già từ 65 tuổi trở lên
- Người mắc bệnh lý hô hấp mãn tính, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính
Biến chứng khi nhiễm virus RSV
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi nhiễm virus RSV có thể phải đối mặt với một số biến chứng như:
- Viêm phổi: Virus RSV là nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Viêm phổi do RSV có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như ho, khó thở, hít thở nhanh và có thể dẫn tới tình trạng suy hô hấp. Viêm phổi do virus RSV thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có tiền sử bệnh lý phổi, bệnh tim hoặc hệ miễn dịch yếu
- Ho cấp tính: Trẻ em bị nhiễm virus RSV có thể phát triển các triệu chứng cấp tính hô hấp, bao gồm ho khan, ho có đờm, khàn giọng và có thể kéo dài trong thời gian dài. Ở trẻ nhỏ, ho cấp tính do RSV có thể gây ra tình trạng suy hô hấp nghiêm trọng. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu
- Viêm tai giữa: Nếu virus hợp bào hô hấp tấn công vào khoảng trống phía sau màng nhĩ, trẻ có thể bị viêm tai giữa. Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Hen suyễn: Một số nghiên cứu đã chứng minh trẻ nhỏ khi bị nhiễm virus RSV sẽ có nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn khi trưởng thành
- Một số biến chứng khác: Ngoài những biến chứng phổ biến trên, trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có nguy cơ đối mặt với các biến chứng khác như xẹp phổi, ứ khí phổi, tràn khí màng phổi, suy phổi,…

Cách điều trị trẻ bị nhiễm virus RSV gây viêm phổi
Đa số trẻ bị nhiễm virus RSV và có biểu hiện nhẹ, không có biến chứng có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:
Làm sạch mũi cho bé
Nhiễm virus RSV sẽ khiến bé ho, khó thở, mũi khụt khịt. Do đó, để giúp bé thở dễ dàng, giảm sự khó chịu do bệnh gây ra, mẹ nên làm sạch mũi cho bé thường xuyên bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý. Hãy sử dụng Đầu tiên, cho bé nằm trên giường, đầu nghiêng sang một bên và kê gối cao đầu. Mẹ tiến hành nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Chờ khoảng vài phút để nước mũi sinh lý thẩm thấu và khiến các chất nhầy trong mũi loãng ra. Sau đó, mẹ dùng tăm bông thấm hút, loại bỏ dịch nhầy trong mũi của trẻ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí khô có thể khiến cơn ho của bé trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ có thể thêm độ ẩm vào không khí bằng cách dùng máy tạo độ ẩm để làm ẩm hệ hô hấp, từ đó đẩy đờm ra ngoài dễ dàng hơn khi ho.
Lưu ý khi đặt máy tạo độ ẩm không khí trong phòng, mẹ tránh để bé ngồi quá gần máy, đặt máy ở nơi bằng phẳng, cao ráo và có vị trí thông thoáng. Đồng thời vệ sinh và thay nước trong máy thường xuyên để tránh bám bụi và vi khuẩn virus gây bệnh.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi đang bị nhiễm virus RSV. Từ đó khiến các triệu chứng về thở như ho, ho đờm, thở khò khè,… trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ và người thân trong gia đình không nên hút thuốc lá trong phòng. Đồng thời nhắc nhở người xung quanh không hút thuốc lạ khi có trẻ nhỏ ở đó.
Cho bé ăn uống đầy đủ
Trẻ bị nhiễm virus RSV thường chán ăn. Vì thế, ba mẹ cần khuyến khích trẻ nên ăn nhiều nhất có thể. Ưu tiên những loại thức ăn mềm, lỏng như súp, cháo, ngũ cốc dinh dưỡng,… Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống thật nhiều nước để tránh thiếu nước vì thiếu nước sẽ làm đờm trở nên cô đặc, khiến triệu chứng của bệnh nặng hơn. Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm và giảm ho cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống nước giải khát, các loại nước ngọt có gas,… vì chúng có nhiều đường, ít năng lượng nên dễ dẫn đến sự mất cân bằng điện giải.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trường hợp trẻ sốt cao do nhiễm virus RSV, ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt như acetaminophen. Lưu ý, mọi chỉ định về liều lượng và thời gian dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối ý kiến của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
Phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus RSV như thế nào?
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus RSV, phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên: Việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus, bao gồm virus RSV. Đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Nếu có người trong gia đình hoặc người xung quanh bạn mắc bệnh viêm đường hô hấp, ba mẹ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với trẻ để giảm nguy cơ lây nhiễm virus RSV
- Giữ môi trường sạch sẽ: Đảm bảo môi trường xung quanh, không gian bé chơi và phòng ngủ luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, sàn nhà, nắm cửa,…
- Tiêm phòng: Đối với trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi do RSV, bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm phòng cho bé để giảm nguy cơ mắc bệnh
- Tăng cường hệ miễn dịch: Để phòng việc trẻ bị nhiễm virus, ba mẹ nên bổ sung thêm cho bé một số thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như kẽm, selen, crom, vitamin B,… giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản,…
Trên đây là một số thông tin về virus RSV cũng như mối nguy hiểm của chúng đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.