Nội dung chính

Sau sinh ăn rau muống có tốt không?

Với lượng nước, chất xơ, vitamin A, vitamin C, sắt,… dồi dào, rau muống là một loại rau bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng sau sinh ăn rau muống có tốt không? Cùng Fitobimbi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Sau sinh ăn rau muống có tốt không?

Sau sinh ăn rau muống có tốt không?

Tất cả các loại rau lá xanh đậm đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và rau muống cũng không ngoại lệ. Rau muống vô cùng bổ dưỡng, chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C tuyệt vời.

Tuy nhiên, nếu bạn hỏi “sau sinh ăn rau muống có tốt không?”, thì câu trả lời là “nó chỉ tốt khi được ăn một cách hợp lý và sau khi các vết thương trong cơ thể bạn đã lành lặn”.

Rau muống có một đặc điểm là kích thích sinh collagen trong cơ thể. Chính vì vậy, những người bị thương khi ăn rau muống thì vết thương sẽ nhanh lành. Tuy nhiên, những sợi collagen này lại sắp xếp lộn xộn, hình thành sẹo lồi. Loại sẹo này không biến mất theo thời gian mà ngày càng chai cứng, vùng da xung quanh cũng thâm sạm theo. Chính vì thế, mẹ sau sinh được khuyên không nên ăn rau muống để tránh các vết thương biến thành sẹo lồi. Theo quan niệm của người xưa, phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn rau muống ít nhất 3 tháng, hoặc đợi đến khi các vết thương trên cơ thể lành hẳn hãy ăn loại rau này.

Ngoài ra, rau muống có chứa axit oxalic. Chất này có thể cản trở sự hấp thụ canxi – rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và sự phát triển của xương nói riêng. Bên cạnh đó, rau muống có thể gây đầy hơi và cũng là một trong những loại thực phẩm tính hàn, có thể khiến mẹ bị lạnh bụng, tiêu chảy,… Chính vì vậy, ngay cả khi đã có thể ăn rau muống, mẹ cũng nên hạn chế lượng rau tiêu thụ hàng tuần.

Cũng cần lưu ý rằng, những người bị viêm khớp, gút hoặc viêm đường tiết niệu do sỏi, người cao huyết áp nên hạn chế ăn rau muống.

Sau sinh ăn rau muống có tốt không? 1
Sau sinh ăn rau muống có tốt không?

Mẹ sau sinh ăn rau muống có mất sữa không?

Chưa có nghiên cứu chứng minh rằng ăn rau muống gây mất sữa mẹ. Hơn nữa, trên thực tế cũng chưa ghi nhận trường hợp mẹ sau sinh ăn rau muống khiến lượng sữa giảm. Vì vậy, thông tin ăn rau muống mất sữa là hoàn toàn sai sự thật.

Tuy nhiên, vì vấn đề thẩm mỹ, chị em không nên ăn rau muống trong tháng đầu sau sinh. Ngoài ra, những sản phụ sau sinh gặp vấn đề như nhức khớp, đau khớp, huyết áp cao, sỏi thật, viêm đường tiết niệu,… cũng không nên ăn rau muống.

Khi ăn rau muống, mẹ nên tìm nguồn cung cấp uy tín. Bởi loại rau này thường được phun thuốc bảo vệ thức vật vượt ngưỡng nên rất nguy hiểm. Ngoài ra, môi trường sinh trưởng của rau muống dễ bị các ký sinh trùng xâm nhập. Vì vậy, mẹ lưu ý cần rửa sạch, nấu chín rau muống để tránh nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như tiêu chảy, giun sán,…

Lợi ích sức khỏe của rau muống

Sau khi các vết thương trên cơ thể lành, mẹ hãy cân nhắc đưa rau muống vào chế độ ăn uống để có thể nhận được các lợi ích tuyệt vời từ loại rau này.

Ăn rau muống giảm cân

100gr rau muống tươi chỉ chứa 19 calo, nó cũng có rất ít chất béo. Vì lý do này, rau muống trở thành một trong những loại rau xanh thường thấy trong thực đơn của người đang giảm cân.

Rau muống rất ít calo, là thực phẩm thường thấy trong chế độ ăn của người muốn giảm cân
Rau muống rất ít calo, là thực phẩm thường thấy trong chế độ ăn của người muốn giảm cân

Điều trị chứng khó tiêu và táo bón

Rau muống rất giàu chất xơ, chính vì vậy, nó có khả năng giúp giảm các rối loạn tiêu hóa. Với đặc tính nhuận tràng nhẹ, rau muống tốt cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón.

Giảm cholesterol

Rau muống cũng là lựa chọn tuyệt vời đối với những người muốn giảm cholesterol một cách tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy ăn rau muống làm giảm mức cholesterol cũng như Triglycoside.

Bổ sung sắt

Giàu chất sắt, lá rau muống cực kỳ có lợi cho những người bị thiếu máu và phụ nữ sau sinh cần bổ sung chất sắt trong chế độ ăn. Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các tế bào hồng cầu, để hình thành hemoglobin.

Tốt cho sức khỏe mắt

Rau muống có hàm lượng lớn các chất carotenoid, vitamin A và lutein. Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Rau muống cũng làm tăng mức độ glutathione, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

Tăng cường miễn dịch của cơ thể

Rau muống chứa một lượng lớn vitamin A, vitamin C,… Bổ sung loại rau này vào chế độ ăn là cách tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể một cách tự nhiên và tiết kiệm.

Tốt cho da

Rau muống là một nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, carotenoid và lutein tuyệt vời. Những khoáng chất này rất quan trọng cho làn da khỏe mạnh và tươi sáng. Đưa rau muống vào chế độ ăn một cách hợp lý giúp bạn có được làn da rạng rỡ và khỏe mạnh.

Những điều mẹ sau sinh cần lưu ý khi ăn rau muống

Nếu bạn muốn ăn các món được chế biến từ rau muống trong khi đang cho con bú, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ cũng nên kiêng rau muống khoảng 3 tháng hoặc đợi đến khi vết thương trên cơ thể lành hẳn để tránh bị sẹo lồi
  • Chỉ nên ăn rau muống khoảng 2-3 bữa/ tuần
  • Mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn gỏi rau muống, rau muống sống,… Rau muống cần được rửa sạch, nấu kỹ; vì loại rau này được trồng hầu hết ở ao hồ, đây là môi trường chứa nhiều giun sán, có thể gây đau bụng, khó tiêu
  • Rau muống là một trong những loại rau ăn lá có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật khá cao. Vì vậy, mẹ nên ngâm rau trong nước muối loãng và rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi nấu để tránh bị ngộ độc thực phẩm
  • Những bà mẹ có sức khỏe yếu hoặc có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

Rau muống là một loại rau bổ dưỡng, tuy nhiên, vấn đề “sau sinh ăn rau muống có tốt không?” thì lại tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và sức khỏe của bạn. Bạn nên kiêng rau muống nếu bạn mới sinh, cơ thể có vết thương hở, hệ tiêu hóa yếu,… Ngược lại, nếu bạn đã sinh con được hơn 3 tháng, các vết thương trên cơ thể đã hoàn toàn lành lặn,… bạn hoàn toàn có thể đưa loại rau này vào thực đơn ăn uống để nhận được những lợi ích tuyệt vời từ nó.

Chia sẻ bài viết này