Dinh dưỡng sau thai kỳ luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Vậy phụ nữ sau sinh ăn tôm được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lợi ích khi ăn tôm đối với sức khỏe
Cả tôm đồng và tôm biển đều chứa những dưỡng chất quan trọng như vitamin, sắt, canxi, natri, acid amin,… Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của hai loại tôm có sự khác biệt nhỏ. Cụ thể như sau:
- Tôm biển: Giàu hàm lượng vitamin A, B1, B2, Canxi, sắt, Protid, Phốt pho, Omega 3
- Tôm đồng: Chứa nhiều magie, đạm, phốt pho, kali, vitamin A, B, E
Trước khi tìm hiểu “sau sinh ăn tôm được không?”, hãy cùng Fitobimbi khám phá xem tôm mang lại những lợi tuyệt gì cho sức khỏe chúng ta nhé!
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhiều người cho rằng ăn tôm nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, bởi thực phẩm này có chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra điều hoàn toàn ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người không bị tác động bởi cholesterol này, chỉ một số trường hợp là có biểu hiện nhạy cảm.
Thêm vào đó, cholesterol có trong tôm là loại HDL tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, trong tôm còn chứa hàm lượng Omega 3 và acid amin khá cao. Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho tim mạch và não bộ.

Ngăn ngừa các bệnh về xương
Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh về xương khớp tương đối cao. Các căn bệnh như viêm xương khớp, loãng xương chiếm đa số. Trong khi đó, tôm lại chứa hàm lượng vitamin D và canxi dồi dào. Chính vì vậy, ăn tôm thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện và phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Tốt cho mắt
Nhắc đến loại “thuốc bổ” tự nhiên cho mắt, chúng ta không thể bỏ qua các thành phần như vitamin C, E, Omega 3. Tất cả những dưỡng chất này đều có trong tôm. Khi tiêu thụ tôm thường xuyên, bạn sẽ nhận được những dưỡng chất tuyệt vời từ thực phẩm này, từ đó giúp bảo vệ mắt hiệu quả.
Mẹ sau sinh ăn tôm được không?
Những lợi ích của tôm mang lại cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh, cơ thể vừa trải qua “cửa tử” vẫn còn rất yếu nên việc ăn tôm được không vẫn là một ẩn số. Hơn nữa, tôm được biết là thực phẩm có tính hàn, ăn dễ lạnh bụng, gây buồn nôn, nôn. Vậy phụ nữ sau sinh ăn tôm được không?
Đối với mẹ sinh thường
Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sinh thường có thể ăn các món từ tôm bình thường. Bổ sung tôm vào thực đơn hàng tuần sẽ giúp mẹ hấp thu dưỡng chất có trong tôm. Qua đó giúp cơ thể mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục.

Đối với mẹ sinh mổ
Trường hợp mẹ sinh mổ, sau sinh ăn tôm được không? Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh không nên ăn tôm. Bởi tôm có tính hàn, không tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, ăn tôm sẽ khiến vết mổ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào công nhận ý kiến này.
Bà đẻ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ cũng cần ăn tôm để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng trong tôm sẽ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vi chất cho bé bú mẹ. Chính vì vậy, sau sinh, mẹ hãy yên tâm thưởng thức những món ăn từ tôm nhé.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chuyên gia khuyên mẹ nên ăn các món tôm đồng trước, sau đó mới ăn tôm biển. Bởi các hải sản dưới biến có nguy cơ cao nhiễm độc thủy ngân, không tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi mới sinh, mẹ tạm thời không nên ăn tôm biển.
Thời điểm nào sau sinh mẹ có thể ăn tôm?
Thắc mắc “sau sinh ăn tôm được không?” đã được giải đáp. Nhưng mẹ nên chú ý đến thời điểm ăn tôm để tối ưu giá trị dinh dưỡng có trong nguồn thực phẩm này.
Cụ thể, mẹ có thể thưởng thức các món ăn từ tôm sau sinh 1 tuần. Bởi trong tuần đầu tiên, cơ thể mẹ chưa trở về trạng thái bình thường hoàn toàn, hệ tiêu hóa còn hoạt động kém. Vì vậy, mẹ ăn tôm ngay có thể dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy. Vì vậy, trong 1 tuần sau sinh, mẹ nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, ít tanh như thịt, rau xanh và trái cây.
Đối với mẹ đẻ mổ, sau sinh 1 tuần cũng có thể ăn tôm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất là sau 1 tháng mẹ mới nên ăn tôm. Điều này giúp mẹ không lo ảnh hưởng đến vết mổ.

Những điều mẹ cần lưu ý khi ăn tôm
Sau sinh ăn tôm được không mặc dù câu trả lời là có, nhưng đây là thực phẩm có tính hàn. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, mẹ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Không ăn chung tôm với các thực phẩm có tính hàn khác, chẳng hạn như dưa hấu, lê,…
- Không ăn gỏi tôm hoặc các món ăn tôm sống, tái dễ gây tiêu chảy, đau bụng
- Không ăn quá nhiều tôm trong một bữa. Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vì vậy, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu. Vì vậy, mỗi lần ăn, mẹ chỉ nên ăn từ 2 – 3 con
- Nên ăn tôm vào bữa trưa, giúp dạ dày hấp thu và tiêu hóa tốt hơn
- Với mẹ có tiền sử dị ứng với tôm, tuyệt đối không được ăn để tránh gây hệ lụy nghiêm trọng
- Mẹ mắc hội chứng cường giáp hạn chế ăn tôm, bởi ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng iot
- Mẹ sau sinh bị gout cũng không nên ăn tôm. Bởi ăn nhiều tôm sẽ khiến bệnh tình mẹ trở nên nghiêm trọng hơn
Trên đây là giải đáp “mẹ sau sinh ăn tôm được không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trang bị cho mẹ thêm kiến thức về dinh dưỡng sau thai kỳ để bé yêu phát triển toàn diện.
Nguồn tham khảo: verywellfamily, momjunction