Nội dung chính

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi từ a-z

Trẻ em chính là tương lai của mỗi một đất nước, quốc gia là hạnh phúc của mỗi gia đình. Nếu bạn đang trong hành trình làm bố mẹ lần đầu hoặc lần tiếp theo thì hi vọng bài viết hôm nay cung cấp được những thông tin thiết thực về những em bé sơ sinh trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi giúp cho bố mẹ cùng những người thân trong gia đình có hành trình đầu đời với bé hạnh phúc.

Xem thêm:

Bế đúng cách trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Thực tế rất nhiều bố mẹ lần đầu trong hành trình làm bố mẹ đều gặp bỡ ngỡ với động tác bế trẻ, thậm chí ngay cả ông hay bà đã từng chăm con giờ bế cháu vẫn cảm thấy lo lắng với động tác này bởi thời gian đã lâu rồi và các bạn sơ sinh thì bé bởi trẻ sơ sinh chào đời trọng lượng chỉ trên 2,5 kg (Đối với trẻ sơ sinh không được 2,5 kg được coi là trẻ sinh non hoặc thiếu cân cần được chăm sóc đặc biệt).

Nhưng sự lo lắng hay lúng túng đó bố mẹ đừng lo lắng quá bởi bản năng trong chính mỗi bố mẹ cũng như khi được trải qua những ngày đầu đồng hành cùng trẻ, bố mẹ sẽ biết cách bế cũng như trẻ thích được bế ở tư thế nào nhất.

bế vác trẻ sơ sinh

 

Mẹ có thể bế bé theo kiểu bế vác để bé được ợ hơi tạo cảm giác dễ chịu sau khi bé bú. Tránh bế bé sơ sinh ở tư thế này quá lâu bố mẹ nhé, nếu để ở tư thế này lâu bố mẹ cần để cả thân bé áp vào ngực, vai của người bé bé trực tiếp càng nhiều càng tốt, tay phải luôn đỡ phần đầu của trẻ. Tư thế bế này giúp giảm áp lực lên xương sống của trẻ sơ sinh. Khi trẻ được trên 3 tháng tuổi bố mẹ có thể thay đổi tư thế bế trẻ nhưng bố mẹ cùng mọi cần chú ý việc giữ thẳng xương sống của trẻ tránh các tư thế bế không có lợi cho xương sống của trẻ sơ sinh.

bế trẻ sơ sinh nằm ngửa

Note cho các mẹ cùng người thân đầu tiên trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh cần rửa tay sạch sẽ để tránh các nguồn xâm nhập không có lợi cho trẻ sơ sinh vì giai đoạn này sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn tương đối kém. Ngoài ra cần hạn chế các đồ vật, vật dụng không cần thiết có khả năng gây nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh như các đồ trang sức, đồng hồ,…

Note tiếp theo mẹ cần nhớ nhẫn nại với các em bé sơ sinh nghiêm cấm việc tập cho trẻ ngồi, đứng, đi quá sớm. Điều này có thể ảnh hưởng đến cột sống cũng như xương chân của trẻ sơ sinh.

Note cuối cùng dành cho mẹ đó là bản thân cũng như những người thân bế trẻ sơ sinh phải luôn dùng tay để đỡ lấy đầu, cổ và lưng của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bú, ngủ như thế nào là đúng cách?

Cách cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bú

Đối với trường hợp các mẹ đẻ thường thì ngày sau khi trẻ chào đời bé đã được da tiếp da với mẹ và được bú mẹ trực tiếp. Đối với trường hợp mẹ sinh mổ thì hãy cho trẻ bú mẹ sớm nhất ngay khi có thể. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời duy trì tối thiểu đến lúc trẻ 2 tuổi tối đa có thể hơn đây là khuyến cáo được tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên tất các các bà mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì dễ tiêu hóa, hiếm khi gây dị ứng và chứa nhiều kháng thể giúp cho cơ thể non nớt của trẻ chống lại các nguồn gây bệnh.

cho bé nằm bú

Mẹ hãy bế con và cho con bú ở tư thế thoải mái nhất có thể. Tư thế thông thường khi cho con bú người mẹ sẽ ngồi thẳng lưng hoặc dựa lưng, vì dưới 3 tháng tuổi nếu cho bé bú nằm lúc 2 mẹ con ngủ sẽ không an toàn, có thể xảy ra trường hợp mẹ ngủ thiếp đi và bầu vú mẹ làm trẻ ngạt thở. Khi trẻ 4 tháng trở đi đã biết phản kháng và có thể làm mẹ tỉnh giấc. Đối với các mẹ sinh mổ hoặc bị khâu nhiều ở vùng âm đạo có thể cho con bú ở tư thế nằm nhưng cần chú ý đến sự an toàn cho trẻ sơ sinh.

cho bé bú bình

Lưu ý tiếp theo dành cho các mẹ đó là dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ nên mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên để con có đủ lượng sữa cần thiết. Mẹ cũng cần quan sát các dấu hiệu để biết nhu cầu của trẻ sơ sinh như khóc, ngọ nguậy, tém miệng,…

Trước khi cho con bú mẹ phải rửa tay sạch sẽ. Nếu mẹ chưa thể tắm rửa, bầu vú mẹ cũng phải được lau sạch sẽ bằng khăn. Khi mẹ đã tắm rửa bình thường thì không cần lau bầu vú nhiều để tránh xây xát. Lưu ý trẻ ngậm ti mẹ phải ngậm đến cả phần thâm đen bên ngoài thì mới ép được sữa chảy ra, vì thế mẹ cần lưu ý cho trẻ ngậm sâu chứ không phải chỉ mớm đầu ti bên ngoài.

Cho bé bú hai bên hay một bên tùy thuộc vào lượng sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ nên để cho bé bú hết sữa ở bầu bên này mới chuyển sang bầu bên kia vì sữa đầu thường loãng ít chất béo hơn sữa cuối, nếu cứ đổi bên ngay khi chưa hết trẻ chỉ bú được toàn sữa loãng. Nếu bú một bên bé đã no thì mẹ có thể để 2 tiếng sau bé lại bú bên còn lại hoặc mẹ có thể dùng dụng cụ hút sữa để hút kiệt bên còn lại.

Cách giúp trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng ợ hơi sau khi bú

Các mẹ chú ý nhé dù cho bé bú ở tư thế nào thì sau khi trẻ bú xong mẹ cũng phải bế bé dậy, để lưng trẻ thẳng và vỗ nhẹ đến khi trẻ ợ hơi. Khi trẻ bú, có cả sữa và không khí cùng được nuốt vào trong dạ dày. Nếu không khí trong dạ dày nhiều quá, khi bé nằm và bị ợ hơi, sữa sẽ bị trớ ra, vì vậy mẹ nên giúp trẻ ợ hơi ngay sau khi bú. Tuy nhiên có nhiều trẻ bú xong nhưng hoàn toàn không ợ hơi, nên nếu mẹ đã bế dựng bé lên trong khoảng trên 2 phút mà bé vẫn không ợ hơi thì có thể cho bé ngủ.

giúp bé ợ hơi sau bú

Tư thế giúp bé ợ hơi tốt nhất bố mẹ hãy bế bé ở tư thế vác vai, bụng bé áp sát vào ngực của bố mẹ, vỗ nhẹ lưng bé. Bố mẹ bế bé ở tư thế này trong khoảng 10 đến 15 phút, bố mẹ cần giữ đầu và cổ bé cẩn thận vì cổ của trẻ sơ sinh còn rất yếu. Bố mẹ duy trì thói quen này giúp hạn chế tình trạng bị ọc sữa sau khi trẻ bú no vì lúc này chức năng của van giữa thực quản và dạ dày của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện.

Cách đặt trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi ngủ như thế nào cho đúng?

Bố mẹ cần tạo không gian nghỉ ngơi cho trẻ sơ sinh sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đối với trẻ sơ sinh được sinh đủ ngày đủ tháng, khỏe mạnh thì nhiệt độ phòng thích hợp dành cho trẻ là 28 độ C. Ở nước ta đặc biệt là ở miền bắc khí hậu tương đối phức tập, nếu gia đình dùng điều hòa bố mẹ tránh để nhiệt độ phòng quá thấp hoặc quá cao đều gây ra những bệnh không mong muốn đối với trẻ sơ sinh. Nếu nhiệt độ thấp dễ gây cho trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, còn nếu nhiệt độ cao khiến cơ thể trẻ dễ đổ mồ hôi, khó chịu.

Trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngon giúp cho sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần. Bố mẹ cần nhớ nhé trẻ sơ sinh chỉ ngủ ngon khi được bú no, cơ thể được sạch sẽ, không gian ngủ được yên tĩnh, thoáng. Bố mẹ có thể vận dụng một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon như massage cơ thể trẻ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ hoặc cho trẻ nằm nôi có chế độ đung đưa khẽ, hát ru hoặc mở âm thanh trắng tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh để giấc ngủ được sâu có chất lượng.

Bố mẹ cần tránh cho trẻ sơ sinh nằm ngủ ở tư thế nằm sấp, tránh việc nằm sấp ở trẻ sơ sinh và cần được chú ý quan sát vì trẻ sơ sinh dễ có nguy cơ đột tử. Ngoài ra bố mẹ cần hạn chế việc để nhiều gối hay các con thú nhồi bông xung quanh trẻ khiến không khí khó lưu thông, làm trẻ dễ bị ngạt thở nếu không may bố mẹ không ở đấy bé đạp rơi hoặc đè vào đường thở của trẻ.

cho bé ngủ đúng tư thế

Một vấn đề cũng được kha khá bố mẹ quan tâm trong giai đoạn trẻ sơ sinh đó là vấn đề ngủ chung của bé với bố mẹ, khuyến khích sự hiện của bố mẹ cùng  giấc ngủ của trẻ sơ sinh vì điều này mang lại cảm giác an toàn trong giấc ngủ. Nhưng bố mẹ cũng cần tránh các tình trạng sau thì không nên ngủ cùng trẻ sơ sinh như nghiện rượu, chất kích thích; nghiện thuốc lá; bị ốm; béo phì.

Bố mẹ cũng cần nắm được trẻ sơ sinh đang quen với sự bao bọc của tử cung mẹ chưa kiểm soát được hoạt động của tay và chân nên việc quấn chăn giúp cho trẻ sơ sinh được cảm giác giống đang trong tử cung của mẹ giúp giấc ngủ của trẻ sơ sinh được kéo dài.

Dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi vệ sinh, tắm rửa, chăm sóc như thế nào là đúng cách

Tã giấy hay tã vải và cách thay cho trẻ sơ sinh

Lựa chọn tã giấy hay tã vải cho trẻ sơ sinh điều này phụ được vào tài chính của cha mẹ cũng như khả năng thích ứng của mỗi trẻ sơ sinh. Nhưng bố mẹ cần nắm đó là nếu chọn tã giấy thì bố mẹ cần chọn kích cỡ phù hợp với cân nặng của con cũng như loại tã giấy phù hợp với làn da của trẻ sơ sinh. Còn nếu bố mẹ chọn tã vải thì cần phải chọn loại vải có chất liệu cotton mềm, thấm nước tốt.

thay tã thường xuyên cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ cần phải để ý thay tã cho trẻ thường xuyên nhất lag sau khi trẻ đã tè nặng bìm hay ị tránh tình trạng mặc tã ướt, bẩn quá lâu dẫn đến tình trạng bị hăm. Khi thay tã bố mẹ cần vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ở trẻ sơ sinh bằng khăn mềm và nước ấm lau từ đằng trước ra đằng sau.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi sự lựa chọn hàng đầu dành cho bố mẹ là sử dụng sữa tắm và dầu gội chung. Trước khi tắm cho trẻ bố, mẹ cần chuẩn bị: rửa tay thật sạch (Tránh việc đeo trang sức hoặc để móng tay dài); khăn xô khổ nhỏ, khổ lớn, quần áo, mũ, bao tay,..; gạc, tăm bông, băng rốn vô trùng; nước muối sinh lý 0,9%. Phòng tắm cho trẻ bố mẹ cần chú ý kín gió, mùa đông thời tiết lạnh thì bố mẹ cần bật đèn sưởi cho trẻ. Bố mẹ có thể massage cơ thể trẻ sơ sinh trước khi tắm.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Đầu tiên bố mẹ pha nước ấm vào chậu tắm, thử độ nóng của nước tắm bằng đo nhiệt độ tắm hoặc bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 đến 38 độ C, bố mẹ nên đổ nước lạnh vào trước rồi cho nước nóng vào sau.

Tiếp theo bố mẹ dùng khăn tắm to quấn quanh người bé, ôm chặt, ngửa đầu trẻ sơ sinh dùng khăn xô khổ nhỏ nhúng nước lau theo trình tự 2 mắt, mũi, mặt hai tai. Đối với mắt mẹ lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, rồi mẹ lật mặt khăn lau mắt còn lại tương tự.

Bố mẹ làm ướt tóc gội đầu cho trẻ bằng xà phòng rồi xả lại bằng nước ấm, Lưu ý bố mẹ chọn loại dầu gội sữa tắm an toàn với làn da trẻ sơ sinh an toàn không làm cay mắt trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần lấy khăn xô nhỏ khô lau khô tóc trẻ ngay sau khi xả sạch nước.

Tiếp theo bố mẹ bỏ khăn đang quấn quanh người trẻ cho trẻ vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu của trẻ tay còn lại tắm cho trẻ từ cổ đến chân trẻ bằng sữa tắm, sau đấy bố hoặc mẹ nhấc bé sang 1 chậu nước sạch chuẩn bị sẵn rồi nhấc trẻ khỏi chậu, đặt vào khăn xô cỡ lớn lau khô người cho trẻ. Mẹ nhanh chóng mặc quần áo sạch sẽ vào cho trẻ.

Note nho nhỏ cho mẹ đấy là vì trẻ nhanh lớn vì vậy mẹ nên chọn chậu tắm kích thước phù hợp tránh việc phải thay chậu tắm cho trẻ.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ cần chú ý cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh và việc vệ sinh này cần được làm hằng ngày tuân thủ theo các bước như: Đầu tiên trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần rửa tay sạch, tiếp theo tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra, quan sát xem có dấu hiệu bất thường như viêm đỏ, mủ, có chảy dịch hay mùi hôi không. Bố mẹ lau rốn bằng bông gòn vô trùng, thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn. Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý. Bố mẹ chú ý là có thể để hở rốn của trẻ hoặc chỉ cần che bằng một lớp gạc mỏng vô trùng, mặc tã ở vùng dưới rốn, hạn chế nước tiểu tránh phân bẩn vào vùng rốn của trẻ.

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Bố mẹ cần chú ý nếu có các dấu hiệu như có dịch vàng, mùi hôi hoặc có mủ, bị chảy máu nhiều, không cầm được; rốn chưa rụng khi trẻ đã sinh được 3 tuần thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi chăm sóc da sao cho đúng?

Cách chăm sóc da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc da nhạy cảm của trẻ sơ sinh

Bố mẹ cần chú ý việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc làn da của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi bởi làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm còn non nớt dễ bị tổn thương nên bố mẹ hãy note vài điều sau như:

  • Tuyệt đối tránh các tác nhân gây kích ứng làn da của trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chọn quần áo cho trẻ sơ sinh là chất liệu cotton nên loại bỏ các nhãn hiệu. Nước giặt đồ cho trẻ sơ sinh cũng nên chọn loại dành riêng cho trẻ sơ sinh đặc biệt tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa đối với quần áo của trẻ sơ sinh, hạn chế sử dụng các loại nước xả vải dành cho quần áo
  • Hạn chế các tác nhân gây kích ứng làn da trẻ sơ sinh có hại từ môi trường, bố mẹ cần chú ý thời gian thay tã cho bé sơ sinh khi trẻ tè hay ị. Khuyến cáo bố mẹ lựa chọn các sản phẩm có uy tín, thương hiệu được kiểm duyệt của các cơ quan có thẩm quyền và điều quan trọng nhất đó là phù hợp với làn da của trẻ nhà mình
  • Tuyệt đối không để các chất có hại ảnh hưởng đến mắt của trẻ sơ sinh. Bố mẹ cần biết ở thời điểm sơ sinh mắt của trẻ chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt nên cần giữ cho trẻ ở môi trường không bị ôi nhiễm. Bố mẹ hãy chọn các dòng sản phẩm dùng cho da và tóc an toàn lành tính không gây cay mắt
  • Duy trì độ ẩm của làn da trẻ sơ sinh thích hợp. Bố mẹ cần lưu ý việc em bé sơ sinh được tắm nhiều cũng không tốt khiến làn da mất đi độ ẩm cần thiết cho da. Lựa chọn các loại kem ẩm dành cho trẻ sơ sinh phải tuyệt đối an toàn. Cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần thay tã
  • Bố mẹ cần tránh tác động đến sự cân bằng các loại vi khuẩn trên làn da trẻ sơ sinh. Nhắc đến vi khuẩn thì bố mẹ sẽ cảm thấy lo lắng nhưng bố mẹ yên tâm là các vi khuẩn này hiếm khi gây bệnh trừ khi có vết thương hở hoặc mất cân bằng tự nhiên trên làn da của trẻ sơ sinh. Khuyến khích bố mẹ hàng ngày nên cho trẻ được ra ngoài trong thời gian phù hợp để trẻ được tiếp xúc với bên ngoài môi trường, nâng cao sức đề kháng cho bản thân

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng với chứng vàng da

Bố mẹ cần chú ý tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh tương đối phổ biến. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp thì sẽ rất nguy hiểm. Nên bố mẹ cần quan sát để đưa trẻ đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu vàng da.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng với chứng vàng da

Ở những trẻ bình thường hiện tượng vàng da sinh lý thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 4 -5 sau sinh và khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng có những trẻ dù qua nửa tháng mà da vẫn còn rất vàng , thậm chí có những bé vàng da tới tân 6 tuần sau sinh. Nhưng nếu bé vẫn bú khỏe, khóc to, không sốt và không đi phân trắng thì bố mẹ không cần đưa đi khám ngay mà chờ thêm một thời gian.

Chứng vàng da xuất hiện nhiều ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, khoảng cuối tuần đầu tiên hoặc tuần thứ hai. Sau đó chứng vàng da tăng lên, hàm lượng sắc tố dịch mật gan trong máu tăng cao nhưng nếu không phải trẻ sinh non thiếu tháng thì không lo ngại về nguy cơ biến chứng ở não.

Có những trường hợp duy trì bú sữa mẹ triệu chứng vàng da kéo dài 3 tháng nhưng trẻ không có biến chứng gì, không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý nào khác, vẫn bú khỏe và tăng cân đều.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

1. Ghi nhớ lịch tiêm chủng của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Bố mẹ cần có một cuốn sổ theo dõi về lịch tiêm chủng từ lúc mẹ mang thai đến lúc trẻ chào đời để nắm về các mốc tiêm chủng, các mũi tiêm cần thiết dành cho trẻ sơ sinh để tăng sức đề kháng cần thiết cho trẻ vì giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn yếu, Việc đưa trẻ đi tiêm đúng lịch đúng tháng giúp trẻ tránh được các nguy hiểm từ môi trường xung quanh.

lịch tiêm chủng của bé

2. Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Bố mẹ cần chuẩn bị sẵn dụng cụ đo nhiệt độ dành cho trẻ sơ sinh sẵn trong nhà. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt bố mẹ cần phải đo nhiệt độ cho trẻ trước khi đưa đi khám hay dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Tùy vào thân nhiệt khi bố mẹ đo cho trẻ để có sự chăm sóc phù hợp đối với trẻ.

theo doi thân nhiệt bé thường xuyên

Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng là 36,5 đến 37, 5 độ C.

Nếu thân nhiệt ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng thấp hơn 36,5 độ C bố mẹ cần ủ ấm cho trẻ.

Nếu thân nhiệt ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng cao hơn 37,5 độ C thì bố mẹ cần bổ bớt các đồ ủ ấm cho trẻ và chú ý thân nhiệt của trẻ.

Nếu thân nhiệt ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng trên 38 độ C thì trẻ đã sốt thì bố mẹ cần cho trẻ dùng hạ sốt đúng liều cũng như khoảng cách về thời gian dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn và cần sự tư vấn từ bác sĩ.

Lưu ý cho bố mẹ vị trí đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng đối với ở nách giữ 2 phút sau đó bố mẹ cộng thêm 0,5 độ C là nhiệt độ thực tế của trẻ, đối với ở hậu môn giữ trong 1 phút.

3. Dành cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng khóc đêm

trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Infantile Colic- Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi, tên dân gian là khóc dạ đề được coi là một giai đoạn phát triển sinh lý bình thường của trẻ. Tình trạng này thường bắt đầu đỉnh điểm khi trẻ được 6 -8 tuần tuổi và thường chỉ cải thiện rõ rệt khi được 3 -6 tháng tuổi. Hội chứng này được điển hình bởi 3 tiêu chuẩn trẻ thường khóc dai dẳng từ 3 tiếng trở lên một ngày; trẻ có ít nhất 3 ngày trong tuần.

Nếu trường hợp trẻ sơ sinh khóc nhiều bố mẹ cần đưa đi khám để loại bỏ những nguyên nhân bệnh lý. Khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong thời gian này. Bố mẹ cần chờ đợi cho đến khi trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng ra khỏi chu kỳ này.ần biểu hiện cơn khóc này; tình trạng này trung bình kéo dài khoảng 3 tuần. Hội chứng này khá phổ biến, ảnh hưởng từ 10 đến 40% trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng là một giai đoạn quan trọng trong hành trình trẻ tiếp xúc với không gian bên ngoài bụng mẹ, hy vọng bài viết hôm nay cung cấp cho bố mẹ thật nhiều thông tin, note bỏ túi trong hành trang làm bố mẹ của bản thân.

Chia sẻ bài viết này