Kẽm là một loại khoáng chất không thể thiếu đối với cơ thể của trẻ nhỏ. Kẽm đóng vai trò hình thành nên cấu trúc cơ thể cũng như tham gia các phản ứng sinh hóa, sinh ra năng lượng. Vậy mẹ đã biết cách bổ sung kẽm cho trẻ đúng và đủ chưa?
Nhu cầu kẽm theo từng độ tuổi
Trước tiên, mẹ cần biết mỗi lứa tuổi thì nhu cầu kẽm cần cho cơ thể lại khác nhau:
Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế Giới thì nhu cầu bổ sung kẽm hàng ngày của cơ thể tùy theo độ tuổi được tính như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 2mg/ngày
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần khoảng 3mg/ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi cần 5mg/ngày
- Trẻ em từ 9-13 tuổi cần 8mg/ngày
- Nam trên 14 tuổi trở lên cần 11mg/ngày
- Nữ từ 14-18 tuổi cần 9mg/ngày
- Nữ trên 19 tuổi cần 8mg/ngày
- Phụ nữ có thai cần 11-12mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú cần khoảng 12-13mg/ngày
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì lượng kẽm bổ sung tốt nhất và dễ hấp thu nhất là sữa mẹ. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua đường thức ăn hoặc thuốc/thực phẩm bổ sung.

Tại sao trẻ thiếu kẽm?
Hiện nay, ở nước ta, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ Việt Nam khá phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân đến việc cơ thể trẻ thiếu kẽm có thể kể đến như:
- Trẻ thường xuyên mắc các vấn đến về đường tiêu hóa và bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khiến trẻ phải “nạp” một lượng lớn kháng sinh vào cơ thể. Điều này khiến lượng kẽm trong cơ thể giảm sút
- Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý, không được ăn các loại thức ăn giàu kẽm, trẻ bị thiếu kẽm bẩm sinh, các bệnh lý liên quan dẫn đến giảm hấp thu kẽm
- Với trẻ thiếu kẽm thường xuyên thì có các biểu hiện như trẻ chậm tăng trưởng hơn, khó hấp thu và gặp một số vấn đề về tiêu hóa như trẻ giảm ăn, giảm bú, suy dinh dưỡng nhẹ
Ngoài ra, trẻ thiếu kẽm còn bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài, trẻ bị thức giấc vào buổi đêm, khó đêm kéo dài, trẻ hay bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm da, tróc da, tóc rụng nhiều và dễ gãy rụng. Đó chính là các dấu hiệu sớm của việc thiếu kẽm, mẹ cần cho trẻ đi khám để biết được tình trạng sức khỏe của trẻ và có được những biện pháp khắc phục sớm.

Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì mẹ có thể bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ theo hai cách: bổ sung kẽm thông qua bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc/thực phẩm chức năng.
Cách bổ sung kẽm cho bé trong chế độ ăn hàng ngày
Hàu: Đây là loại thực phẩm đứng đầu bảng giàu kẽm. Một con hàu cung cấp đến 5,3mg kẽm, cùng các loại protein, vitamin và khoáng chất mà lại ít calorie.
Các loại thực phẩm khác có thể kể đến như cua và tôm hùm, thịt đỏ và thịt gia cầm, các loại đậu, rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và sản phẩm bơ sữa, chocolate đen,…
Xem thêm: Trẻ Thiếu Kẽm Nên Ăn gì? 15+ Thực Phẩm Giàu Kẽm Cho Bé

Bổ sung kẽm cho bé bằng thực phẩm chức năng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm của trẻ không được đáp ứng đầy đủ qua những bữa ăn hàng ngày thì mẹ có thể dùng thêm sản phẩm bổ sung kẽm như thuốc/thực phẩm chức năng theo sự tư vấn của bác sĩ. Mẹ cũng cần nắm được một số nguyên tắc khi bổ sung kẽm theo phương pháp này.
- Nên lựa chọn các sản phẩm kẽm dạng hữu cơ (kẽm gluconat) sẽ giúp việc hấp thu kẽm dễ dàng hơn
- Nên bổ sung kết hợp cùng với Vitamin C. Tuy hai chất này có cấu trúc và công dụng khác nhau nhưng khi được kết hợp cả hai sẽ nâng cao hiệu quả hấp thu và phát huy tác dụng, từ đó giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn, thúc đẩy quá trình phát triển, tăng cường sức đề kháng
- Nên uống các sản phẩm thuốc/thực phẩm chức năng chứa kẽm sau ăn khoảng 30 phút và kéo dài trong 2-3 tháng. Khi uống kẽm, bạn cũng nên bổ sung cho trẻ các loại vitamin A,C, B6 bằng các thực phẩm giàu dưỡng chất vì chúng có tác dụng tăng hấp thu kẽm
- Không lựa chọn các sản phẩm chứa hàm lượng sắt, kẽm quá cao, bởi có thể gây dư thừa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm có tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, đặc biệt là 1/1 vì ở tỷ lệ này sắt kẽm sẽ bổ sung hấp thu cho nhau
- Không nên bổ sung canxi và kẽm cùng một lúc vì canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể
Xem thêm: Những Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua Khi Bổ Sung Siro Kẽm Cho Bé
Một số lưu ý mẹ cần biết khi bổ sung kẽm cho trẻ
- Kẽm liều cao không phải là thuốc có thể bổ sung tùy tiện, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kẽm liều cao
- Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng giảm sút,.. mẹ cần bổ sung kẽm cho bé theo phác đồ điều trị của WHO – bên cạnh bổ sung chất điện giải Oresol.Kẽm có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc, tăng miễn dịch tế bào tiết, tăng lượng enzym ở diềm bàn chải của tế bào ruột, tăng miễn dịch tế bào tiết kháng kháng thể giúp giảm tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng và các bệnh nhiễm trùng, giảm tỷ lệ tử vong
- Lựa chọn các sản phẩm được nhập khẩu chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, được đảm bảo về xuất xứ, thương hiệu và thành phần, tránh mua phải các sản phẩm hàng giả, hàng kém chất lượng
Thông qua bài viết này, hy vọng mẹ đã nắm được những gợi ý cơ bản nhất về cách bổ sung kẽm cho trẻ, có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!