Kẽm là một loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua thức ăn hàng ngày hoặc qua các sản phẩm thuốc/thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bổ sung kẽm cho trẻ cũng là một con dao hai lưỡi vì nếu không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Vì sao kẽm lại quan trọng cho sự phát triển của trẻ
Tuy chỉ chiếm một hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên các bộ phận cơ thể cũng như các hoạt động sinh hóa tạo ra năng lượng.
Ở trẻ em, kẽm tác động đến quá trình tăng trưởng ở trẻ. Cụ thể, kẽm giúp tăng tổng hợp chất đạm,tác động đến quá trình phân bào, duy trì và bảo vệ các tế bào khứu giác và vị giác. Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, tăng hấp thu. Thiếu kẽm khiến cơ thể trẻ chậm phát triển, rối loạn phát triển xương, chậm phát triển chiều cao, ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và giảm chức năng sinh dục ở trẻ. Thiếu kẽm dẫn đến tình trạng biếng ăn, khó ngủ ở trẻ.

Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến thai nhi kém phát triển chiều cao và cân nặng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ
Kẽm còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vi chất này giúp kích thích sự phát triển và biệt hóa tế bào miễn dịch lympho T và lympho B, nâng cao sức đề kháng chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Thiếu kẽm khiến trẻ dễ bị ốm vặt, tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy dinh dưỡng và kém phát triển.
Kẽm còn là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não bộ. Kẽm có nhiệm vụ dẫn truyền hệ canxi vào não bộ, giúp điều hòa thần kinh. Thiếu kẽm trẻ dễ gặp các vấn đề về hệ thần kinh như dễ cáu gắt, rối loạn thần kinh, gây bệnh thần kinh phân liệt, rối loạn tập tính…
✔️✔️✔️ Xem thêm:
- Bổ sung Kẽm cho bé 1-2 tuổi: Cách làm & những lưu ý
- Siro Kẽm cho bé
- Có nên bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi?
Có nên sử dụng thuốc bổ sung kẽm cho bé không? Loại nào tốt?
Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt gà, thịt bò, các loại ngũ cốc… Tuy nhiên, nếu chỉ thông qua các loại thực phẩm thì khó có thể đủ cung cấp lượng kẽm hàng ngày, đặc biệt là các đối tượng thiếu kẽm hoặc hấp thụ kẽm kém. Hơn nữa, kẽm là một chất khó hấp thu, lý tưởng nhất thì hàm lượng kẽm hấp thụ qua thức ăn chỉ tối đa được 33%.
Vì vậy, ta cần lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm cho cơ thể với liều lượng thích hợp. Với từng đối tượng khác nhau thì nhu cầu kẽm cũng khác nhau. Mẹ có thể bổ sung kẽm hằng ngày cho trẻ thông qua thực phẩm bảo vệ sức khỏe có hàm lượng vừa phải. Nên bổ sung cả kẽm và sắt cho trẻ. Tỷ lệ sắt/ kẽm ở mức 1:1 sẽ hỗ trợ hấp thu cho nhau rất tốt.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thừa kẽm và tác hại
Nếu bổ sung kẽm cho trẻ bằng các loại thực phẩm giàu kẽm thì sẽ không dẫn đến tình trạng ngộ độc kẽm. Nhưng nếu ta sử dụng các sản phẩm thuốc/thực phẩm chức năng bổ sung kẽm thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng dư thừa kẽm.
Trẻ bị dư thừa kẽm sẽ có những biểu hiện như sau:
- Buồn nôn: Nếu cơ thể dư thừa kẽm sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, ợ và nôn nhiều lần. Khi trẻ nôn ra, một lượng kẽm sẽ được thải bớt ra ngoài nhưng cũng đã có những biến chứng do thừa kẽm gây ra
- Đau bụng và tiêu chảy: Đây là phản ứng thường gặp khi cơ thể thừa kẽm
- Có cảm giác đắng miệng thường xuyên do thiếu kẽm, điều này dẫn đến tình trạng chán ăn, mất vị giác hoặc ăn không ngon
- Các triệu chứng giống cúm: Cảm giác ớn lạnh, ho, nhức đầu, sốt. Nhưng cũng cần phân biệt với các triệu chứng ngộ độc khoáng chất khác
- Giảm nồng độ Cholesterol tốt HDL: Khi lượng kẽm bổ sung quá 50mg/ngày, nồng độ HDL thấp đi và tăng lượng cholesterol xấu lên, gây ra các nguy cơ về bệnh lý tim mạch
- Thiếu đồng: Kẽm cạnh tranh với đồng đến hấp thu ở ruột non, nếu hàm lượng kẽm quá cao thì sẽ dẫn đến giảm hấp thu đồng và gây ra các bệnh lý liên quan đến thiếu máu nội bào và giảm bạch cầu
- Dễ bị nhiễm bệnh do những rối loạn của phản ứng miễn dịch trong cơ thể
- Khi bổ sung kẽm cũng những khoáng chất quá liều cho trẻ sẽ dẫn đến ngộ độc, tăng áp lực nội sọ. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường ở trẻ, khiến trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh, trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thu các vi chất khác

Bổ sung hàm lượng kẽm bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu kẽm cho cơ thể lại khác nhau:
- Trẻ dưới 6 tháng cần khoảng 2 mg kẽm/ngày
- Trẻ từ 7-12 tháng cần 3mg kẽm/1 ngày
- Trẻ từ 4-8 tuổi cần 5mg kẽm/1 ngày
- Nam từ 9-13 tuổi cần 8mg kẽm/1 ngày
- Nam trên 14 tuổi cần 11mg kẽm/1 ngày
- Phụ nữ có thai đang cho con bú:11-12 mg kẽm/1 ngày
Vì vậy, mẹ cần căn cứ vào tình trạng dinh dưỡng của trẻ hàng ngày để cân nhắc có dùng thuốc bổ sung kẽm cho trẻ hàng ngày hay không. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi lựa chọn phương pháp bổ sung kẽm cho trẻ.