Đối với trẻ nhỏ, kẽm là hoạt chất quan trọng cho chặng đường phát triển. Vậy trẻ mấy tháng tuổi bổ sung kẽm, mẹ hãy theo dõi bài viết sau.
Vai trò của kẽm đối với trẻ và lý do phải bổ sung
Trong cơ thể người, kẽm là hoạt chất quan trọng, giúp điều hòa hoạt động của hơn 300 enzym, thúc đẩy tổng hợp protein, acid nucleic. Không chỉ dừng ở đó, kẽm còn tham gia vào quá trình phát triển của tế bào. Thiếu kẽm trẻ sẽ trở nên biếng ăn, chậm phát triển, rối loạn hình thành xương, không đạt chiều cao như mong muốn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng đáng kể.

Với quá trình sinh học, kẽm tham gia vào việc vận chuyển, thủy phân, đồng hóa và là xúc tác của chuỗi AND, các enzym chống oxy hóa. Do đó khi trẻ thiếu kẽm, hầu hết các tổ chức trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Kẽm có nồng độ cao trong não. Thiếu kẽm sẽ khiến các tế bào thần kinh bị rối loạn. Trẻ trở nên cáu gắt, mất tập trung, thậm chí là mắc bệnh tâm thần phân liệt
- Kẽm phân bổ ở tóc, da, móng đồng thời giúp bộ phận này phát triển. Do đó thiếu kẽm trẻ sẽ bị sạm màu da, móng tay dễ gãy, tóc chậm mọc và hay rụng
- Thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến cảm nhận vị giác vì hoạt chất này chi phối và điều khiển giác quan ở lưỡi. Lúc này trẻ sẽ bị đắng miệng, ăn không ngon, viêm lưỡi bản đồ,…
- Kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đồng thời tổng hợp hormon sinh dục. Thiếu kẽm đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ mất đi hàng rào bảo vệ, thường xuyên ốm vặt, dặt dẹo
Với những lý do kể trên, việc bổ sung kẽm cho trẻ là cần thiết để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Vậy trẻ mấy tháng bổ sung kẽm?
Trẻ bao nhiêu tháng thì bổ sung kẽm?
Bé mấy tháng bổ sung kẽm là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, ngay khi từ trong bụng mẹ trẻ đã cần cung cấp kẽm để hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, phát triển chức năng não bộ, hỗ trợ nhận thức và ghi nhớ trong tương lai. Việc bổ sung kẽm thời kỳ này cũng giúp mẹ nâng cao miễn dịch, hấp thụ canxi, chuẩn bị dinh dưỡng cho quá trình sinh nở. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, phụ nữ mang thai thiếu kẽm có nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và thấp bé hơn những bà mẹ mang thai bình thường. Vì vậy ngoài acid folic, sắt, canxi, kẽm cũng là hoạt chất được các chuyên gia khuyên dùng cho mẹ bầu.
Đối với trẻ sau sinh mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé ngay từ khi chào đời. Bởi hoạt chất này vô cùng an toàn. Tuy nhiên quá trình này cần tuân thủ theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tùy tiện bổ sung có thể khiến trẻ bị ngộ độc hoặc dư thừa kẽm. Từ đó gây ra những hệ lụy nguy hiểm như mắc bệnh tim mạch, sỏi thận, thiếu máu, thiếu đồng,…

Khi nào trẻ cần bổ sung kẽm
Trẻ mấy tháng bổ sung kẽm? Theo các chuyên gia sau khi chào đời trẻ đã có thể bổ sung kẽm. Tuy nhiên quá trình này chỉ áp dụng cho những bé đang thiếu hụt vi chất. Vậy rốt cuộc khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?
Thứ nhất, khi trẻ có các biểu hiện
- Trẻ biếng ăn, mất vị giác, không hứng thú với việc ăn uống
- Trẻ bị nôn không rõ nguyên nhân
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, trằn trọc, khóc ngủ, thức giấc giữa đêm
- Trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, thể lực và trí tuệ suy giảm
- Trẻ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phế quản, viêm đường hô hấp,…
- Trẻ xuất hiện các tổn thương trên da, móng tay mềm, dễ gãy, tóc rụng nhiều
Thứ hai, có xét nghiệm sinh học
Để biết chính xác trẻ có bị thiếu kẽm hay không, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm máu, nước tiểu, enzyme Phosphatase kiềm. Bình thường lượng kẽm của trẻ sẽ là 100 microgam/100ml. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy, vi lượng kẽm trong máu thấp hơn 70 microgam/ 100ml có nghĩa là trẻ đang bị thiếu kẽm và cần được bổ sung.
Đây là hai tiêu chí giúp mẹ trả lời cho câu hỏi trẻ cần bổ sung kẽm khi nào? Theo các chuyên gia mẹ không nên tự ý bổ sung kẽm cho bé khi chưa nắm rõ nguyên nhân và tình trạng sức khỏe. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm khi nào bé cần bổ sung kẽm.
Liều lượng kẽm của trẻ thế nào?
Cho trẻ uống kẽm giống như con dao hai lưỡi nên mẹ phải nắm rõ liều lượng khi dùng. Theo khuyến cáo của WHO, liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ được quy định như sau:
- Trẻ từ 0-6 tháng ngày dùng 2mg
- Trẻ từ 7-3 tuổi ngày dùng 3mg
- Trẻ từ 4-8 tuổi ngày dùng 5mg
- Trẻ từ 9-13 tuổi ngày dùng 8mg
- Trẻ từ 14 tuổi ngày dùng 11mg với bé nam và 9mg với bé nữ
Cách bổ sung kẽm mà mẹ nên bỏ túi
Trẻ mấy tháng bổ sung kẽm chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho mẹ cách sử dụng vi chất này hiệu quả.
Theo các chuyên gia, với trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng sữa mẹ là cách tốt nhất để hấp thụ kẽm. Bởi thời điểm này lượng kẽm trong sữa mẹ đạt mức cao nhất, từ 2-3mg/ lít. Ngoài bú mẹ trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi còn có thể sử dụng thực đơn giàu dinh dưỡng như tôm, cua, hàu, thịt, các loại hạt và rau xanh. Kết hợp dùng thêm vitamin C để cơ thể khỏe mạnh và hấp thụ tốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé dùng kẽm từ siro TPBVSK Fitobimbi Ferro C.

Đây là sản phẩm nhập khẩu từ Ý, an toàn với trẻ. Điểm nổi bật của siro Ferro C ngoài kẽm còn có thêm sắt, vitamin C, chiết xuất hoa cúc Đức, quả sơ ri,… hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt , đồng thời nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, kẽm và sắt trong sản phẩm là dạng hữu cơ nên dùng lâu dài sẽ không lo kích ứng hoặc nóng trong. Để đạt được hiệu quả mẹ chỉ cần cho con sử dụng từ 10-30ml/ ngày, duy trì trong vòng 1-3 tháng. Hiện sản phẩm có mặt tại các nhà thuốc và các trang thương mại điện tử nên mẹ có thể dễ dàng tìm mua.
Trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, sắt và kẽm không có sự cạnh tranh hấp thu. Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, nhất là 1/1, sự bổ sung này còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau.
Với thông tin này Fitobimbi hy vọng sẽ giúp mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ mấy tháng bổ sung kẽm. Cuối cùng mẹ hãy áp dụng những lời khuyên hữu ích ở trên để có thể chăm con đúng cách và giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: