Nội dung chính

Mẹ có nên tự ý bổ sung Sắt cho trẻ hay không?

Đợt này bé nhà em hay bị hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, xanh xao. Nhiều người nói bé bị thiếu máu, cần tăng cường sắt. Chuyên gia cho em hỏi có nên tự bổ sung sắt cho trẻ không? (Lan Anh- Hà Nội).

Việc tự ý bổ sung sắt cho trẻ có nguy hiểm không? 
Việc tự ý bổ sung sắt cho trẻ có nguy hiểm không?

Lý do khiến trẻ cần phải tăng cường sắt?

Sắt là nguyên liệu để tổng hợp Hemoglobin, giúp tái tạo hồng cầu và vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Hoạt chất này cũng là thành phần quan trọng của Myoglobin với vai trò dự trữ oxy cho các cơ vân, kết hợp với vi chất dinh dưỡng khác để duy trì năng lượng, đảm bảo hoạt động cho các mô cơ. Theo các nghiên cứu khoa học, sắt là thành phần cấu tạo của các enzym, protein quan trọng trong cơ thể. Nó có vai trò giải phóng năng lượng khi oxy hóa chất dinh dưỡng và ATP.

Việc bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thiếu tập trung. Ngoài ra khi có sắt, trẻ sẽ được tăng cường về miễn dịch, hạn chế ốm vặt và các bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan,… Vậy bổ sung sắt thế nào, có nên tự ý bổ sung sắt cho bé hay không?

Có nên tự bổ sung sắt cho trẻ không? 

Có nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia, khoảng 20% trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam đang bị thiếu sắt. Đặc biệt, các trường hợp thiếu sắt ở trẻ thường đi kèm với thiếu kẽm. Hậu quả là trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu, miễn dịch kém, mất ngủ, thiếu tập trung, hoạt động thể chất kém,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung sắt hàng ngày cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi có thể giúp tăng:

  • Nồng độ hemoglobin: Có khả năng điều khiển tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
  • Ferritin: Một loại protein dữ trữ sắt, cho biết hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức dư thừa hay thiếu.

WHO khuyến nghị các tổ chức y tế cộng đồng nên chú trọng bổ sung sắt cho bé từ 6 tháng tuổi. Đặc biệt là những trẻ sống ở nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao. Tuy nhiên, vì lo ngại những tác dụng phụ khi trẻ thừa sắt nên rất nhiều bà mẹ khá thụ động trong việc bổ sung dưỡng chất này cho trẻ nhỏ. Trên thực tế, nhu cầu sắt ở trẻ tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời. Cụ thể như sau:

  • Bé từ 6 tháng – 1 tuổi: Khoảng 11mg/ngày
  • Bé từ 1 – 3 tuổi: Khoảng 7mg/ngày
  • Bé 5 tuổi: Dưới 10mg/ngày
  • Bé từ 9 – 13 tuổi: Khoảng 8mg/ngày
  • Bé từ 14 – 18 tuổi: 15mg/ngày với nữ và 11mg/ngày với nam

Vì vậy, nếu chỉ dựa dẫm vào chế độ ăn uống thì con rất dễ bị thiếu sắt. Với câu hỏi “có nên tự bổ sung sắt cho trẻ không?”, cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động bổ sung dự phòng sắt cho trẻ. Song, việc lạm dụng sắt, sử dụng các sản phẩm có hàm lượng sắt lớn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe:

  • Bổ sung thừa sắt sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng kéo dài
  • Nghiêm trọng hơn bé có thể bị tổn thương gan, dẫn tới suy gan, ung thư gan; tổn thương tim mạch khiến nhịp rối loạn, nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ bị đái tháo đường, viêm khớp, các bệnh thần kinh.
  • Thừa sắt ở trẻ cũng có thể khiến làn da bị đổi màu, trở nên nhạy cảm với tia UV, đồng thời kích thích vi khuẩn trong cơ thể phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm
  • Ở các bé gái tuổi dậy thì, thừa sắt còn có thể gây tổn hại đến buồng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, dậy thì muộn.
  • Đặc biệt nếu tình trạng thừa sắt để kéo dài có thể khiến trẻ bị ngộ độc, tăng nguy cơ tử vong. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, ngộ độc sắt là nguyên nhân hàng đầu gây khiến trẻ dưới 6 tuổi ở Hoa Kỳ tử vong.

Để tránh những tác dụng phụ do thừa sắt mang lại, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, mẹ nên chọn các sản phẩm có hàm lượng sắt vừa phải để cân bằng vi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ thiếu sắt do bệnh lý, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Tuyệt đối không tự ý dùng sắt cho trẻ tại nhà
Tuyệt đối không tự ý dùng sắt cho trẻ tại nhà 

Khi nào trẻ cần bổ sung sắt, liều lượng ra sao?

Dưới đây là những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ nhỏ:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, người thiếu sức sống
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh
  • Mức độ tăng trưởng và phát triển của trẻ bị chững lại
  • Trẻ lười ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa
  • Hơi thở nhanh, nhịp tim rối loạn
  • Dễ bị nhiễm trùng, rối loạn hành vi, thích ăn những thứ bất thường như nước đá, bụi bẩn, tinh bột

Trên thực tế, những biểu hiện này thường là hậu quả của thiếu sắt. Vì vậy, việc đợi đến khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu thiếu sắt mới bổ sung là quá muộn. Phụ huynh nên coi sắt như một dưỡng chất thiết yếu, cần được dự phòng bổ sung hàng ngày cho trẻ.

Các nguồn bổ sung sắt cho trẻ mẹ nên ghi nhớ

Để bổ sung sắt cho trẻ mẹ có thể lựa chọn một trong các cách sau:

  • Cho trẻ bú mẹ: Lượng sắt trong sữa mẹ không nhiều chỉ khoảng 0,3mg/ lít. Tuy nhiên chúng lại có khả năng hấp thụ và chuyển hóa rất cao. Vì vậy để tăng cường sắt cho bé, mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm như: thịt đỏ, hải sản, gan động vật, rau xanh trong thực đơn của mình. Trường hợp không đủ sắt mẹ có thể uống thêm sản phẩm tăng cường
  • Xây dựng thực đơn cho bé: Bé 6 tháng tuổi có thể ăn dặm để hấp thụ sắt. Do đó mẹ nên xây dựng thực đơn sao hợp lý, cân bằng giữa các nhóm vi chất. Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, tôm, cua, hến, sò kết hợp với gan động vật, rau bina, súp lơ xanh, cải thìa,… Đồng thời bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thụ
  • Sử dụng sản phẩm tăng cường: Bổ sung sắt cho trẻ từ sữa mẹ hay qua chế độ ăn uống chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên kết hợp bổ sung cho trẻ các sản phẩm khác như siro, dung dịch, viên nang, viên nén,… Kết hợp sắt với vitamin C trong cùng chế phẩm để giảm thiếu số lần sử dụng và nâng cao hiệu quả

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bé tại nhà

Có nên tự bổ sung sắt cho trẻ mẹ đã có được câu trả lời chi tiết. Dưới đây là những lưu ý cần ghi nhớ trong quá trình sử dụng hoạt chất này.

  • Dùng sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để có được kết quả tốt nhất
  • Hạn chế dùng sắt với canxi, magie vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả
  • Sắt dạng siro có thể gây xỉn màu răng ở trẻ. Do đó mẹ nên cho bé vệ sinh răng miệng sau khi sử dụng
  • Sắt có thể khiến bé đi ngoài phân đen nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Trường hợp trẻ bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn kéo dài thì cần đưa con đến gặp bác sĩ

Có nên tự bổ sung sắt cho trẻ không? Câu trả lời đã có trong bài viết trên. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ biện pháp nào.

Chia sẻ bài viết này