Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thấp còi, nhẹ cân. Vậy nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em là gì, cách phòng ngừa ra sao? Bài viết fitobimbi sẽ giới thiệu chi tiết tới mẹ.
Vì sao trẻ em thiếu sắt?
Sắt là một trong những vi chất có vai trò quan trọng với trẻ nhỏ. Hoạt chất này tham gia vào việc tái tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến toàn cơ thể. Thiếu hụt sắt sẽ khiến cơ thể trẻ phải đối mặt với các vấn đề như da xanh xao, nhợt nhạt, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy giảm,…. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ.
1. Thiếu sắt dự trữ
Thai nhi phát triển trong bụng mẹ không chỉ nhận dinh dưỡng để lớn mà còn dự trữ một lượng sắt nhất định. Quá trình tích lũy này thường diễn ra rất sớm từ những tháng cuối của thai kỳ. Do đó, nếu sinh đủ tháng, trẻ sẽ có khoảng 25-3000mg sắt trong cơ thể.
Dạng sắt tích lũy này sẽ được trẻ sử dụng trong 3-4 tháng đầu, khi cơ thể chưa hấp thụ và chuyển hóa được dinh dưỡng từ bên ngoài. Đối với trẻ sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu thiếu máu thai kỳ thì khi sinh ra trẻ thường bị thiếu sắt.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì?
2. Tốc độ tăng trưởng thanh
Tốc độ tăng trưởng nhanh là một trong những nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em. Theo các chuyên gia, sau sinh trẻ thường có tốc độ phát triển về thể chất và cân nặng nhanh chóng. Vì vậy, lượng sắt sử dụng để tạo máu lúc này cũng nhiều hơn bình thường.
Đối với trẻ sinh non, không có lượng sắt dự trữ hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, bé có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu sắt, thiếu máu sau sinh. Do đó các chuyên gia khuyến cáo ngoài sữa, mẹ nên tăng cường loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao khả năng dự trữ sắt cho trẻ.
3. Chế độ ăn thiếu sắt
Phần lớn dinh dưỡng của trẻ đều được hấp thụ thông qua đường ăn uống, và sắt cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên không phải cứ ăn ngon, ăn nhiều là sẽ đủ chất. Mà mẹ phải biết tìm ra thực đơn hợp lý, phù hợp với cơ địa trẻ để cung cấp lượng sắt phù hợp.
Theo các chuyên gia, thay vì cho trẻ ăn quá nhiều một thứ, mỗi món ăn sử dụng nhiều lần trong tuần. Mẹ có thể đa dạng thực phẩm giàu sắt cho trẻ bằng cách chế biến linh hoạt thịt lợn, thịt bò, cá hồi, tôm, bông cải xanh, ngũ cốc, yến mạch,… Đây đều là những thực phẩm giàu sắt, dễ hấp thụ mà béyêu thích.
Ngoài ra mẹ cũng cần ghi nhớ, sắt là nguyên tố vi lượng khó hấp thụ, nhất là khi kết hợp với các loại thực phẩm như trà xanh, ổi, sữa,… Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng những loại thực phẩm này khi đang dùng sắt.
4. Trẻ uống sữa bò quá nhiều
Uống sữa bò nhiều là nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu sắt. Theo các chuyên gia, trong sữa bò chứa rất nhiều Ca và Casein Phosphopeptides có khả năng giảm hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này nếu đi kèm với chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu sắt, thiếu máu nghiêm trọng.
5. Trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa
Vấn đề về đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em. Theo các chuyên gia, nếu thực đơn dinh dưỡng của mẹ luôn đảm bảo đủ sắt mà trẻ vẫn bị xanh xao, mệt mỏi, thiếu tập trung thì rất có thể con đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa kém khiến bé hấp thụ dinh dưỡng khó khăn, trẻ ăn không ngon, hấp thụ không được. Tình trạng này nếu để lâu dài sẽ khiến thiếu hụt sắt và gây thiếu máu.

6. Trẻ mắc các bệnh lý khác
Các bệnh lý như cảm cúm, dị ứng sữa bò, tổn thương tá tràng, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, giun móc, thiếu transferrin bẩm sinh sẽ khiến sắt không vào được tủy. Từ đó làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.
Do đó các chuyên gia khuyến cáo trước khi bổ sung sắt cho trẻ mẹ nên khắc phục triệt để các bệnh lý có khả năng cản trở việc hấp thụ , giúp bé tiếp thu dinh dưỡng dễ dàng.

7. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh là một loại gen hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do đột biến gen khiến Protein có vai trò vận chuyển sắt không được tổng hợp. Hệ quả là trẻ sẽ bị thiếu hụt các hồng cầu khỏe mạnh đồng thời tích lũy sắt trong cơ thể dư thừa.

8. Bổ sung sắt mà quên bổ sung vi chất khác
Bổ sung sắt không có nghĩa là bổ sung càng nhiều càng tốt. Bởi sắt cũng giống như các nguyên tố vi lượng khác. Hoạt chất này thường hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn khi có thêm vitamin C. Do đó nếu mẹ chỉ quan tâm đến việc bổ sung sắt mà quên chú trọng đến vitamin C cơ thể bé có thể vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt.

Cách phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em?
Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ em mẹ có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ đầy đủ: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu sắt. Theo đó mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt, kết hợp với vitamin C hoặc sản phẩm bổ sung thay thế. Thông qua sữa mẹ trẻ sẽ hấp thụ được lượng sắt cần dùng
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu sắt: Đa dạng hóa thực đơn giàu sắt cho trẻ không nên tập trung vào một số món nhất định. Nguồn sắt tự nhiên từ thực phẩm như thịt bò, rau dền, gan động vật, các loại hải sản, rau xanh sẽ giúp bé hấp thụ dễ dàng.
- Nâng cao khả năng hấp thụ sắt: Để bé hấp thụ sắt dễ dàng mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C đồng thời hạn chế các món ăn chứa tanin, gluten,…
- Sử dụng sản phẩm bổ sung sắt: Ở trẻ thiếu sắt mẹ có thể cho bé sử dụng các chế phẩm tăng cường như siro, dung dịch, viên nang, viên uống. Nên cho bé sử dụng siro để dễ hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn. Mẹ có thể tham khảo TPBVSK Ferro C, đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp tại Ý. Thành phần ngoài sắt hữu cơ còn có thêm vitamin C, chiết xuất quả sơ ri, hoa cúc Đức, đồng gluconat, kẽm gluconat giúp hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao hệ miễn dịch. Sản phẩm được chiết xuất dưới dạng dung dịch, không chứa lacoste, glucose nên rất an toàn, lành tính với trẻ nhỏ. Việc sử dụng lâu dài sẽ không lo kích ứng, lắng đọng hoặc nóng trong. Đặc biệt siro Ferro C sở hữu vị ngọt tự nhiên không có mùi tanh của sắt hay chua của kẽm nên rất dễ sử dụng
Trên đây là những nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em mà Fitobimbi đã tổng hợp được. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ hiểu hơn về cơ chế hấp thụ và chuyển hóa của sắt để biết cách phòng tránh hiệu quả.