Nội dung chính

Trẻ sơ sinh thiếu sắt: Nguyên nhân và cách cải thiện

Thiếu sắt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé chậm phát triển về ngôn ngữ, vận động và khả năng ghi nhớ. Vậy thiếu sắt ở trẻ sơ sinh là gì, có nguy hiểm không? Cách cải thiện tình trạng này là gì ? Hãy cùng chuyên gia của Fitobimbi tìm hiểu ngay mẹ nhé!.

Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh là gì?

Sắt là “nhân tố” quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Nó giúp vận chuyển oxy và electron đến các tế bào đồng thời tổng hợp lên DNA. Khi lượng sắt trong cơ thể thiếu hụt, các chức năng có thể bị phá vỡ và gây ra tình trạng thiếu máu.

Theo các chuyên gia, sắt đặc biệt cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng. Vì vậy, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu sắt hơn cả. Số liệu thống kê năm 2008 cho thấy, có khoảng 30% trẻ nhỏ dưới 5 tuổi ở nước ta bị thiếu máu do thiếu sắt.

Trẻ nhỏ rất dễ bị thiếu sắt
Trẻ nhỏ rất dễ bị thiếu sắt

Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm với thể chất và tinh thần như: Mệt mỏi, kém tập trung, vết thương lâu lành, trẻ bị giảm chỉ số phát triển thể chất và trí não. Do đó mẹ cần chủ động quan sát và bổ sung cho bé, tránh tình trạng thiếu hụt gây ra biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, trẻ bị cho là thiếu máu do thiếu sắt khi: Chỉ số huyết sắc tố <110g/l với trẻ 2-6 tuổi và <115g/l với trẻ 6-12 tuổi.

Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu tâm dưới đây:

  • Thiếu sắt dự trữ: 3 tháng cuối của thai kỳ, trẻ sẽ bắt đầu dự trữ lượng sắt. Vì vậy khi sinh đủ tháng, bé sẽ có khoảng 25-3000mg sắt, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong 3-4 tháng đầu. Trường hợp sinh non hoặc sinh đôi nguy cơ thiếu sắt của trẻ là rất cao
  • Trẻ tăng trưởng nhanh: Sau sinh trẻ thường có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trung bình một năm bé có thể tăng thêm từ 7-8kg. Vì vậy nếu sữa mẹ hoặc sữa ngoài không đủ đáp ứng thì nguy cơ thiếu hụt là điều không thể tránh khỏi
  • Chế độ ăn nghèo nàn: Từ 6 tháng tuổi lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cho bé sử dụng. Vì vậy lúc này con chủ yếu hấp thụ dinh dưỡng qua thực phẩm hàng ngày. Nếu chế độ ăn không đủ đáp ứng bé sẽ có nguy cơ thiếu hụt rất cao. Ngoài ra những sai lầm trong cách chế biến như nấu đi nấu lại một món ăn hoặc kết hợp thực phẩm giàu sắt với trà xanh, ổi, sữa cũng có thể khiến bé giảm hấp thu
  • Uống sữa bò: Uống sữa bò nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị thiếu sắt. Theo các chuyên gia, sữa bò chứa một lượng lớn Casein Phosphopeptides và Ca có khả năng làm giảm hấp thụ sắt của cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt
  • Trẻ đang mắc bệnh: Một số bệnh lý như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dạ dày, thiếu transferrin bẩm sinh cũng sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt

Triệu chứng trẻ sơ sinh thiếu sắt mẹ nào cũng cần phải biết

Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh là căn bệnh diễn biến âm thầm nên khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu bé bị thiếu sắt mà mẹ nào cũng cần lưu ý:

Trẻ em thiếu sắt có biểu hiện gì
Trẻ em thiếu sắt có biểu hiện gì
  • Da xanh xao, nhợt nhạt: Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh đầu tiên là niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt .Tình trạng này có thể xuất hiện ở một số khu vực như mặt, nướu, mí mắt hoặc toàn bộ cơ thể
  • Móng tay giòn, dễ gãy: Da, tóc, móng bị hư tổn có thể là dấu hiệu trẻ đang thiếu sắt. Khi cơ thể không đủ hồng cầu để vận chuyển oxy, các tế bào trong cơ thể mới bị khô và yếu
  • Trẻ bị khó thở: Trẻ sơ sinh thiếu sắt có biểu hiện gì, đáp án không thể bỏ qua là thở nhanh. Khi thiếu sắt, hồng cầu giảm, cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho tim. Buộc bộ phận này phải co bóp mạnh, từ đó gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, hơi thở gấp
  • Suy giảm miễn dịch: Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Bé thường xuyên bị ốm vặt hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa
  • Rối loạn ăn uống: Bé thiếu sắt thường có những biểu hiện bất thường về ăn uống. Một số bé trở nên thích thú với những thứ phi thực phẩm như đất, cát, sỏi,…
  • Sụt cân, chậm phát triển: Trẻ sơ sinh thiếu sắt thường bị còi cọc, chậm lớn hơn bạn bè đồng trang lứa. Ngoài ra một số bé còn chậm phát triển về trí não và suy giảm khả năng ghi nhớ

Ngoài ra khi thiếu sắt trẻ còn có thể bị hội chứng chân đứng ngồi không yên, tay lạnh, đánh trống ngực, lưỡi, miệng sưng đau,…

Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm gì không?

Trẻ sơ sinh bị thiếu sắt có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng này nếu để kéo dài, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:

  • Trẻ mệt mỏi và căng thẳng: Mệt mỏi, căng thẳng là hệ quả thường gặp của việc thiếu sắt. Lý do là bởi huyết sắc tố chứa sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và tế bào. Khi thiếu sắt đồng nghĩa với việc hemoglobin không đủ “nhiên liệu” để hoạt động. Các mô trong cơ thể bị suy yếu, trẻ rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt
  • Thiếu sắt gây thiếu máu: Thiếu sắt ở trẻ em nếu để kéo dài sẽ khiến cơ thể không thể sản sinh hồng cầu. Tình trạng này kéo dài làm miễn dịch suy giảm, trẻ rơi vào tình trạng còi cọc, chậm lớn
  • Giảm trí nhớ: Nhiều báo cáo đã chỉ ra việc thiếu sắt có thể khiến bé rơi vào tình trạng mất tập trung, hay ngủ gà, ngủ gật trong lớp. Nguyên nhân của tình trạng này là do thiếu sắt khiến não bộ không đủ oxy để hoạt động. Hệ thần kinh bị ảnh hưởng nên bé đau đầu thường xuyên
  • Các hoạt động bị trì trệ: Mọi hoạt động trong cơ thể sẽ không thể diễn ra bình thường nếu bé thiếu sắt. Bởi đây hoạt chất quan trọng giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Thiếu sắt, đồng nghĩa với việc thiếu oxy, cơ thể vì thế cũng hạn chế theo.
  • Gặp vấn đề tim mạch, thậm chí tử vong: Thiếu sắt ở trẻ em sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này kéo dài sẽ gây quá tải và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim

Cách chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán tình trạng thiếu sắt, mẹ nên đưa bé đi làm xét nghiệm máu định kỳ  để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.

Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, bố mẹ có con nhỏ dưới 12 tuổi nên tầm soát thiếu máu do thiếu sắt bằng các xét nghiệm huyết sắc tố. Việc làm này vừa giúp bé tránh được rủi ro vừa tìm ra yếu tố nguy cơ để phòng ngừa hiệu quả.

Cách chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở trẻ
Cách chẩn đoán tình trạng thiếu sắt ở trẻ

Nếu kết quả huyết sắc tố thấp trẻ sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt ở trẻ sẽ được chẩn đoán bằng các xét nghiệm như:

  • Hemoglobin và hematocrit: Đây là xét nghiệm tầm soát đầu tiên, giúp đo lường nồng độ hemoglobin và hồng cầu trong máu
  • Tổng phân tích tế bào máu: Là xét nghiệm giúp kiểm tra số lượng và chất lượng các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thậm chí là hồng cầu non

Ngoài ra trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm như sắt huyết thanh, ferritin, transferrin để chẩn đoán nguyên nhân thiếu sắt là gì?

Mẹ nên bổ sung sắt cho bé bằng cách nào?

Điều trị thiếu sắt ở trẻ sơ sinh bằng cách nào là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, thiếu sắt ở trẻ chỉ là một hiện tượng của cơ thể,  không phải là bệnh lý mãn tính. Vì vậy để cải thiện tình trạng này mẹ chỉ cần bổ sung sắt hợp lý cho bé. Vậy trẻ sơ sinh thiếu sắt cần bổ sung gì?

Trẻ nên bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu

Trẻ đủ tháng, khi sinh ra đã có lượng sắt dự trữ đủ dùng trong 3-4 tháng đầu. Tuy nhiên với trẻ sinh non và thiếu tháng bé sẽ hấp thụ thông qua sữa mẹ. Lượng sắt trong sữa mẹ không nhiều, chỉ khoảng 0,3mg/ lít. Tuy nhiên nhờ giá trị sinh học cao, có chứa lactoferrin nên sữa mẹ vẫn đủ cung cấp sắt cho bé trong những tháng đầu đời.

Để lượng sắt trong sữa mẹ được đảm bảo, giai đoạn này mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn uống của mình. Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, hải sản, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt. Đồng thời kết hợp thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, táo, bưởi để nâng cao hiệu quả. Trường hợp vẫn không sắt để cung cấp cho bé, mẹ có thể bổ sung trực tiếp nhằm tăng lượng bài tiết qua sữa.

Xây dựng chế độ ăn giàu sắt

Lượng sắt trong sữa mẹ chỉ đủ cung cấp cho bé trong 4 tháng đầu. Bước sang giai đoạn ăn dặm mẹ cần xây dựng thực đơn hợp lý. Vậy trẻ sơ sinh thiếu sắt nên ăn gì? Bỏ túi và sử dụng ngay những thực phẩm sau cho bé.

Thực phẩm giàu sắt mẹ có thể sử dụng cho bé
Thực phẩm giàu sắt mẹ có thể sử dụng cho bé
  • Gan động vật: Cái tên đứng đầu trong danh sách thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm là gan động vật. Trung bình 100g gan lợn chứa khoảng 12mg sắt, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của bé hàng ngày
  • Thịt bò: Trong 100g thịt bò có tới 3.1mg sắt, khoảng 21% hàm lượng cần thiết cho một ngày. Tuy nhiên vì chứa một lượng lớn cholesterol nên mẹ không nên quá lạm dụng thực phẩm này
  • Trứng: Cái tên tiếp theo trong danh sách trẻ sơ sinh thiếu sắt nên ăn gì là “bạn trứng”. Một quả trứng luộc có chứa 1mg sắt. Ngoài ra đây còn là nguồn cung dưỡng chất dồi dào cho bé
  • Hải sản: Nhân vật “chủ chốt” tiếp theo mà mẹ không thể bỏ qua khi bổ sung sắt cho bé chính là hải sản. Trung bình 100g cua đồng chứa khoảng 4.7mg sắt, 100g tôm khô chứa khoảng 4.6mg sắt. Mẹ có thể sử dụng để nấu cháo hoặc làm ruốc cho bé đều được

Ngoài những thực phẩm kể trên thì rau xanh, ngũ cốc, trái cây, các loại hạt cũng là thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ.

Cho trẻ dùng thực phẩm chức năng bổ sung

Bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm hàng ngày là cách làm đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cơ thể người chỉ hấp thụ được khoảng 5% lượng sắt từ thức ăn hàng ngày. Do đó dù chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trẻ vẫn có thể bị thiếu hụt sắt. Để phòng ngừa tình trạng này mẹ nên cho bé sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung sắt như viên uống, viên nang, kẹo ngậm hoặc siro.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bé mà việc lựa chọn sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chiết xuất thảo dược tự nhiên, an toàn với trẻ nhỏ. Trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm nên mẹ chọn sản phẩm bổ sung được kết hợp cả 2 vi chất này là tốt nhất.

Lưu ý, không lựa chọn các sản phẩm chứa hàm lượng sắt, kẽm quá cao, bởi có thể gây dư thừa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm có tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, đặc biệt là 1/1.

Trẻ sơ sinh thiếu sắt nên khám ở đâu?

Để phát hiện tình trạng thiếu sắt ở trẻ em ngay khi có dấu hiệu lạ mẹ nên đưa bé đi thăm khám. Dưới đây là những địa chỉ uy tín mà mẹ có thể ghé qua.

  • Tại Hà Nội: Nếu đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, mẹ có thể đưa bé đến khám tại bệnh viện huyết học truyền máu TW hoặc khoa Huyết học của bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, Đại học Y Hà Nội,… Đây đều là những bệnh viện lớn, được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác y, bác sĩ giàu kinh nghiệm
  • Tại Đà Nẵng: Tại “thành phố của những cây cầu” mẹ có thể đưa bé đi thăm khám tại khoa huyết học và truyền máu của bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, khoa huyết học của bệnh viện C hoặc bệnh viện phụ sản – nhi Đà Nẵng. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm đây chắc chắn sẽ là điểm đến tin cậy cho các bạn nhỏ
  • Tại TPHCM: Tại “Hòn Ngọc Viễn Đông” mẹ có thể đưa bé đi thăm khám tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân 115 hoặc bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đây là 3 bệnh viện lớn và nổi tiếng tại Hồ Chí Minh nên mẹ có thể yên tâm. Tuy nhiên để hạn chế thời gian chờ đợi mẹ nên đặt hẹn trước và đến sớm hơn 5 phút để làm thủ tục
Trẻ nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra tình trạng thiếu sắt
Trẻ nên đến các bệnh viện lớn để kiểm tra tình trạng thiếu sắt

Những lưu ý cần biết khi bổ sung sắt cho bé

Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường gặp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy quá trình bổ sung cho bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ là bao nhiêu?

Dù có vai trò quan trọng với sức khỏe nhưng việc liều lượng bổ sung sắt cho trẻ vẫn cần tuân thủ quy định. Cụ thể:

  • Với trẻ từ 7-12 tháng: Ngày cần khoảng 11mg sắt
  • Với trẻ từ 1-3 tuổi: Ngày cần 7mg sắt
  • Với trẻ từ 4-8 tuổi: Ngày cần 10mg sắt
  • Với trẻ từ 9-13 tuổi: Ngày cần 8mg sắt
  • Với trẻ từ 14-18 tuổi: Ngày cần 15mg sắt với nữ và 11mg sắt với nam

Cho trẻ uống sắt vào khi nào trong ngày là tốt?

Thời điểm tốt nhất để trẻ uống sắt trong ngày là vào buổi sáng, khi bụng còn rỗng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, sau khi trải qua giấc ngủ dài, lượng canxi trong  máu sẽ ở mức thấp. Vì vậy không có khả năng cạnh tranh với sắt.

Mặt khác đây cũng là thời điểm trẻ đang đói bụng. Việc bổ sung sắt thời lúc này sẽ không bị cản trở bởi thức ăn. Mẹ chỉ cần cho bé sử dụng trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ là được. Với các bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ có thể cho con sử dụng ngay trong bữa ăn. Nên bắt đầu ở liều thấp sau đó tăng liều từ từ.

Uống sắt có tác dụng phụ không?

Sắt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ. Bên cạnh việc hấp thụ qua thực phẩm mẹ có thể bổ sung sắt cho bé qua đường uống. Tuy nhiên không ít trường hợp sau khi sử dụng trẻ có tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ tạm thời:

  • Việc uống sắt có thể gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân có màu đen hoặc mùi bất thường
  • Một số bé còn thấy xuất hiện mề đay, mẩn ngứa, khó thở, các bộ phận như môi, mặt, miệng bị sưng đỏ bất thường
  • Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt cao, nôn ói sau vài giờ dùng sắt
Táo bón là tác dụng phụ khi trẻ dùng sắt
Táo bón là tác dụng phụ khi trẻ dùng sắt

Các biểu hiện này không quá nguy hiểm nên mẹ không cần phải lo lắng. Sau khi ngừng sử dụng bé sẽ trở lại bình thường.

Tác dụng phụ hiếm gặp: 

Trường hợp lạm dụng sắt dẫn đến dư thừa trong thời gian dài có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe. Cụ thể:

  • Trẻ có thể mắc các bệnh lý về gan như suy gan hoặc xuất hiện các mô sẹo tại nội tạng
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường
  • Dễ bị viêm khớp và đau nhức xương
  • Trẻ có thể bị thay đổi sắc tố da, làn da trở nên nhạy cảm hơn bình thường
  • Đặc biệt việc dư thừa sắt còn có thể hình thành lên các bệnh lý liên quan đến thần kinh như  Parkinson, ADHD, Alzheimer,…Khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái kích động và bạo lực

Uống sắt nên và không nên kết hợp với gì?

Khi uống thuốc chúng ta thường được khuyên là dùng nước lọc. Tuy nhiên trên thực tế điều này không hoàn toàn chính xác. Một số sản phẩm, trong đó có sắt khi uống cần kết hợp với nước hoa quả để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Theo các chuyên gia, để hấp thụ và chuyển hóa sắt dễ dàng mẹ nên cho bé sử dụng thêm vitamin C từ thực phẩm. Có thể cho bé uống sắt với nước cam hoặc nước ép của các loại quả giàu vitamin C
  • Ngoài ra khi uống sắt mẹ không nên cho bé bổ sung thêm canxi. Những chất này có khả năng cạnh tranh hấp thụ và làm giảm hiệu quả của nhau
  • Việc uống sắt cũng cần hạn chế đồ ăn cay nóng, thuốc kháng sinh, thực phẩm kích thích như cà phê, nước ngọt hoặc trà

Trẻ sơ sinh thiếu sắt đều có thể cải thiện bằng việc bổ sung hàng ngày. Mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống hoặc cung cấp cho bé các loại multivitamin chứa sắt. Sẽ mất khoảng 6 tháng để lượng sắt trong cơ thể về mức cân bằng. Nếu việc bổ sung không đạt được hiệu quả như mong muốn mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để góp phần cải thiện “tầm vóc Việt” giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ em và nâng cao nhận thức về vi chất dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh trên toàn quốc. Fitobimbi kết hợp cùng Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM và Alobacsi.vn thực hiện chương trình Hành trình vi chất.
Trong suốt hành trình, đoàn thiện nguyện dự kiến sẽ khám bệnh, phát thuốc và tặng những phần quà ý nghĩa cho trên 3.500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, Dinh dưỡng cũng sẽ tư vấn chế độ ăn uống, cách chăm sóc, xử trí những tình huống thường gặp ở trẻ em.