Nội dung chính

Vitamin B9 có tác dụng gì? 7 lợi ích bất ngờ không thể bỏ qua

Vitamin B9 là hoạt chất quan trọng và cần thiết với cơ thể người. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để xem vitamin B9 có tác dụng gì mẹ nhé.

Vitamin B9 hay axit folic là gì?

Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic, là một trong 8 loại vitamin nhóm B. Nó tồn tại nhiều trong tự nhiên và là thành phần được hợp nhất từ 3 chất pterin, acid P- aminobenzoic và acid glutamic.

Trong tự nhiên, hoạt chất này tồn tại dưới dạng polyglutamic. Còn theo hoạt tính sinh học thì axit folic tồn tại dưới dạng tetrahydrofolic. Đây là một những loại axit ít tan trong nước, ete, cồn và các dung dịch hữu cơ. Khi đứng 1 mình, axit folic có thể dễ dàng phân hủy. Vì vậy mặc dù tồn tại trong thức ăn nhiều nhưng khi chế biến nó lại bị mất 50-70% hàm lượng.

Theo chuyên gia, khi vitamin B9 đi vào cơ thể, nó sẽ hấp thụ ở ruột non theo 2 cơ chế là chủ động hoặc thụ động bằng cách khuếch tán. Tại ruột non, nó được hấp thụ và hỗ trợ bởi glucose, axit ascorbic.

Sau khi hấp thụ, hoạt chất này sẽ được khử bởi enzyme reductase và NADPH để chuyển thành dạng cơ bản. Do đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc phá vỡ homocysteine – một loại axit amin có thể gây hại nếu số lượng cao. Không chỉ thế đây còn là chất quan trọng tạo ra các tế bào hồng cầu cũng như hỗ trợ tổng hợp protein và phân chia tế bào.

Vitamin B9 (Folate) cần thiết cho trẻ
Vitamin B9 (Folate) cần thiết cho trẻ

Vitamin B9 có tác dụng gì? 9 lợi ích không thể bỏ qua

Nhiều người vẫn nghĩ, vitamin B9 hay acid folic chỉ có tác dụng với người mang thai. Tuy nhiên trên thực tế, vai trò của nó còn nhiều hơn thế, nhất là với trẻ sơ sinh. Vậy acid folic có tác dụng gì? Hãy cùng điểm qua những lợi ích sau.

Ngăn ngừa dị tật cho thai nhi

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã cần bổ sung vitamin B9. Bởi theo chuyên gia, hoạt chất này có khả năng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là dị tật ống thần kinh bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu máu ở trẻ. Không những vậy, các nghiên cứu về sự phát triển của bé cho thấy, việc bổ sung axit folic trước sinh sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tự kỷ và sự phát triển ngôn ngữ chậm trong 3 tuổi đầu. Vì vậy, thời gian mang bầu chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bổ sung 600mcg axit folic mỗi ngày.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Vitamin B9 có tác dụng gì? Đáp án mà mẹ không thể bỏ qua đó là khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Theo chuyên gia, việc sử dụng đủ hoạt chất này sẽ giúp loại bỏ hormocystein – chất kích thích hình thành cục máu đông. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa những cơn đau thắt ngực. Không chỉ thế, theo nhiều nghiên cứu khoa học, vitamin B9 còn giúp kiểm soát cholesterol cho tim và mạch máu, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạnh hiệu quả.

B9 hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh
B9 hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh

Cải thiện thính lực

Một trong tác dụng ít ai biết đến của acid folic đó là khả năng ngăn chặn suy giảm thính lực. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bổ sung đủ hoạt chất này sẽ làm chậm lại tiến triển của chứng mất thính giác ở người cao tuổi do có homocysteine cao và folate thấp.

Ngăn chặn thoái hóa điểm vàng

Ngoài tác động với thính giác, vitamin B9 còn giúp ngăn chặn thoái hóa điểm vàng. Kết quả điều tra cũng cho thấy những phụ nữ được bổ sung đủ 2500 mcg axit folic với 600 mg vitamin B6 và 1000mcg vitamin B12 mỗi ngày sẽ có khả năng ngăn chặn các bệnh về mắt gây mất thị lực.

Ngăn chặn trầm cảm

Nếu vẫn chưa biết axit folic có tác dụng gì mẹ đừng bỏ qua thông tin dưới đây. Theo chuyên gia, hoạt chất này có thể cải thiện trầm cảm, ngăn ngừa lo âu, phiền muộn hiệu quả. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện cho thấy 15-38% những người trầm cảm đều có hàm lượng axit folic rất thấp. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bổ sung axit folic và vitamin B12 sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm trầm cảm.

Cải thiện tâm trạng cho bé
Cải thiện tâm trạng cho bé

Ngăn ung thư

Vitamin B9 có khả năng chống lại sự phát triển của một số tế bào ung thư như:

  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư vú
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư dạ dày

Tác dụng này có được là nhờ khả năng tác động trực tiếp lên sự biến đổi gây gen ung thư. Vì thế nếu bạn đang có chế độ ăn kiêng thì nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để con có thể tránh được bệnh tật.

Nâng cao nhận thức, ngăn chặn sa sút trí tuệ

Một số nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ của homocysteine với tỷ lệ mắc bệnh sa sút trí tuệ và Alzheimer. Theo chuyên gia, Homocysteine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ bằng cách gây ra tình trạng thiếu máu lên não cũng như các dây thần kinh. Vì thế khi chỉ số này đạt ở ngưỡng cao trẻ sẽ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ.

Folic acid có tác dụng gì? Ngoài những tác dụng kể trên thì hoạt chất này còn có khả năng:

  • Ngăn chặn viêm nhiễm
  • Kiểm soát đái tháo đường
  • Giảm tác dụng của một số thuốc
  • Tăng cường tạo hồng cầu

Vì vậy việc bổ sung cho bé là điều quan trọng mà các mẹ phải lưu tâm. Vậy làm thế nào để biết trẻ thiếu Vitamin B9, cách dùng ra sao?

Dấu hiệu trẻ bị thiếu hụt vitamin B9

Nếu cơ thể bé có một trong những dấu hiệu dưới đây mẹ hãy chú ý nạp thêm B9. Cụ thể:

  • Lưỡi bị sưng đỏ đồng thời xuất hiện nhiệt miệng
  • Bé bị khó thở
  • Mất vị giác
  • Da tái nhợt, cơ thể yếu
  • Gặp các vấn đề về nhận thức như khó tập trung, cáu kỉnh, hay quên và bị trầm cảm
Triệu chứng nhận biết trẻ thiếu vitamin B9
Triệu chứng nhận biết trẻ thiếu vitamin B9

Ngoài những triệu chứng kể trên thì khi bị thiếu B9 bé có thể:

  • Tiêu chảy
  • Chậm phát triển
  • Chán ăn
  • Thiếu năng lượng

Để biết chắc chắn bé có thiếu vitamin B9 hay không mẹ nên cho bé đi khám. Bởi các dấu hiệu bên ngoài rất dễ nhầm lẫn với bệnh thiếu máu.

Lượng axit folic khuyến nghị mỗi ngày cho bé

Vitamin B9 có tác dụng gì chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Tuy nhiên theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn thì quá trình bổ sung mẹ nên tuân thủ liều dùng khuyến cáo. Bởi một số trường hợp, khi lượng B9 vượt quá tiêu chuẩn bé sẽ xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa, hoặc đau dạ dày.

Tùy vào độ tuổi mà nhu cầu dùng vitamin B9 của trẻ khác nhau.

  • Trẻ còn bú: 500mcg/ ngày
  • Trẻ từ 1-3 tuổi: 100mcg
  • Trẻ từ 4-12 tuổi: 200mcg
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên: 300mcg

Vitamin B9 có ở đâu?

Bên cạnh thắc mắc “vitamin B9 có tác dụng gì” nhiều bậc phụ huynh còn quan tâm đến vấn đề bổ sung. Vậy vitamin B9 có ở đâu, làm thế nào để cung cấp cho bé.

Thực phẩm là nguồn cung cấp B9 an toàn, hiệu quả

Vitamin B9 có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày. Do đó mẹ có thể dùng để bổ sung cho con. Cụ thể:

  • 100g măng tây có thể cho khoảng 35% nhu cầu B9 mỗi ngày
  • Một quả bơ chín có khoảng 20% nhu cầu giá trị vitamin B9
  • 100g trứng gà luộc chứa khoảng 47 mcg vitamin B9
  • 100g thịt heo đáp ứng khoảng 65% nhu cầu B9 mỗi ngày
  • Ngoài ra mẹ có thể dùng rau muống, đậu đũa, mồng tơi hoặc các loại hạt để bổ sung hoạt chất này cho con
Thực phẩm giàu B9 cho bé
Thực phẩm giàu B9 cho bé

Bổ sung Vitamin B9 ngoài thực phẩm

Ngoài thực phẩm mẹ có thể dùng acid folic ở dạng chế phẩm bổ sung cho bé. Tuy nhiên khi dùng cần phải lưu ý đến tương tác thuốc đồng thời tuân thủ liều dùng và hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tác dụng phụ xảy ra.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời câu hỏi “vitamin B9 có tác dụng gì”. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ hiểu hơn tầm quan trọng và biết cách dùng phù hợp cho con.

Nguồn: mountsinai, harvard, medlineplus

https://www.mountsinai.org/health-library/supplement/vitamin-b9-folic-acid
https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/folic-acid/
https://medlineplus.gov/ency/imagepages/19518.htm
Chia sẻ bài viết này