Nội dung chính

5 Tác Dụng Cần Thiết Của Vitamin K Đối Với Trẻ Sơ Sinh

Vitamin K là một vi chất tan trong dầu, cùng nhóm với vitamin A và vitamin D. Tuy nhiên, vai trò và cách bổ sung vitamin K rất khác biệt. Hôm nay, bạn hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu lời giải cho câu hỏi “Vitamin K có tác dụng gì với trẻ sơ sinh” cũng như cách bổ sung chính xác nhé!

Vitamin K có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Tham gia quá trình đông máu

Tác dụng quan trọng bậc nhất của vitamin K đối với trẻ sơ sinh là tham gia quá trình đông cầm máu. Bạn hãy tưởng tượng, khi trẻ bị chảy máu hoặc bầm tím tức là các mạch máu đã bị nứt, dập, vỡ. Lúc đó, cơ thể trẻ sẽ huy động tiểu cầu và yếu tố đông máu tham gia bịt kín vết thương, giúp máu ngừng chảy.

Tuy nhiên, để tổng hợp và hoạt hóa các yếu tố đông máu, trẻ cần vitamin K. Nếu thiếu hụt vi chất này, trẻ sơ sinh không thể tự cầm máu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết. Không chỉ những vết thương trên da, trẻ còn có thể chảy máu trong các tạng sâu của cơ thể như đường tiêu hóa và não bộ.

Vitamin K tham gia quá trình đông máu, ngăn ngừa xuất huyết não
Vitamin K tham gia quá trình đông máu, ngăn ngừa xuất huyết não

Phòng chống xuất huyết não

Đây chính là lý do mà mọi trẻ sơ sinh đều cần bổ sung vitamin K ngay từ khi ra đời. Hệ mạch máu của trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, dễ vỡ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh lại là đối tượng có nguy cơ cao thiếu vitamin K vì chưa có khả năng tự tổng hợp và hàm lượng vi chất này trong sữa mẹ rất thấp.

Xuất huyết não do thiếu vitamin K rất nguy hiểm, không chỉ có tỷ lệ tử vong cao (60%) mà còn để lại nhiều di chứng nặng nề suốt cuộc đời của trẻ. Do đó, bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh là biện pháp cần thiết nhất để phòng chống xuất huyết não ở đối tượng non nớt này.

Đẩy nhanh tốc độ lành vết thương

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng vitamin K có tác dụng đẩy nhanh tốc độ se miệng và làm lành vết thương. Sở dĩ như vậy vì vitamin K kích thích hình thành các tế bào sợi, collagen và mạch máu trên da, từ đó nhanh chóng làm liền và làm đầy các vết thương. Bên cạnh đó, vi chất này còn có hoạt tính oxy hóa khử và chống viêm tốt, giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tác dụng này của vitamin K rất có ích đối với trẻ sơ sinh bởi đây là đối tượng có làn da mỏng manh, dễ bị trầy xước, tổn thương. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh cũng chưa hoàn thiện nên nguy cơ nhiễm khuẩn từ vết thương ngoài da cũng cao hơn trẻ lớn và người trưởng thành.

Giúp hệ xương và răng chắc khỏe

Để xây dựng và phát triển hệ xương, răng chắc khỏe, trẻ sơ sinh không chỉ cần vitamin D mà còn phải có đủ vitamin K. Sau khi vitamin D đưa canxi từ ruột và thận tới các cấu trúc xương, vitamin K sẽ gắn kết chúng lại với nhau. Cho trẻ sơ sinh bổ sung đồng thời vitamin D và vitamin K giúp gia tăng hiệu suất gắn canxi vào xương nhiều lần. Từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ còi xương, gãy xương ở trẻ sơ sinh.

Vitamin K cùng vitamin D và canxi xây dựng hệ xương răng chắc khỏe
Vitamin K cùng vitamin D và canxi xây dựng hệ xương răng chắc khỏe

Phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này

Ngoài những tác dụng ngay trước mắt, vitamin K còn có vai trò lâu dài gì với trẻ sơ sinh? Có chứ, vi chất này giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và phổ biến trong tương lai như loãng xương, bệnh lý mạch vành, đái tháo đường và ung thư.

Vitamin K ngăn cản sự lắng đọng canxi ở mạch máu, trong đó có mạch vành và mạch não nên giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim do xơ vữa và tắc mạch. Vi chất này còn tham gia quá trình tăng sinh tế bào chế tiết insulin ở tuyến tụy, làm tăng tính nhạy cảm với insulin của các tế bào trong cơ thể, từ đó góp phần phòng ngừa và điều trị bệnh lý đái tháo đường. Ngoài ra, vitamin K còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u ác tính tại gan và tủy xương.

Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu vitamin K mỗi ngày?

Giống như mọi loại vi chất khác, nhu cầu vitamin K thay đổi theo lứa tuổi. Trung bình trẻ sơ sinh cần 2 mcg vitamin K mỗi ngày.

Đối tượngNhu cầu
Trẻ 0 – 6 tháng2 mcg/ ngày
Trẻ 7 – 12 tháng2,5 mcg/ ngày
Trẻ 1 – 3 tuổi30 mcg/ ngày
Trẻ 4 – 8 tuổi55 mcg/ ngày
Trẻ 9 – 13 tuổi60 mcg/ ngày
Trẻ 14 – 18 tuổi75 mcg/ ngày

Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Vitamin K có 2 loại là vitamin K1 và K2. Vai trò của 2 loại vitamin K này khác nhau. Vitamin K1 thiên về tác dụng chống chảy máu. Trong khi đó, vitamin K2 chủ yếu hiệp đồng với vitamin D để xây dựng hệ xương, răng khỏe mạnh. Dẫu vậy, cả 2 loại vitamin K này đều cần thiết với trẻ sơ sinh.

Tiêm bắp

Loại vitamin K được Bộ Y tế khuyến cáo tiêm bắp cho trẻ sơ sinh ngay sau khi ra đời là vitamin K1. Trẻ được tiêm 1 mũi duy nhất với liều 1mg cho trẻ có cân nặng lúc sinh trên 1500g hoặc 0,5mg cho trẻ từ 1500g trở xuống.

Trẻ sơ sinh cần tiêm vitamin K rất sớm vì nguy cơ xuất huyết não có thể xảy trong vòng 7 ngày sau sinh và tiếp tục kéo dài tới tận lúc trẻ 6 tháng tuổi. Vậy chỉ 1 mũi tiêm vitamin K có đủ để bảo vệ trẻ tới giai đoạn ăn dặm không? Câu trả lời là có. Vitamin K tan trong dầu nên được cơ thể trẻ dự trữ trong gan rồi từ từ sử dụng khi cần thiết.

Xem thêm: tiêm vitamin K cho trẻ ở đâu?

Trẻ sơ sinh cần được tiêm bắp 1 mũi vitamin K1 ngay sau khi ra đời
Trẻ sơ sinh cần được tiêm bắp 1 mũi vitamin K1 ngay sau khi ra đời

Uống bổ sung 3 liều

Bạn có thể bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh bằng đường uống. Khác với tiêm bắp, trẻ cần uống đủ 3 liều vitamin K mới có thể tránh xa nguy cơ xuất huyết não. Trẻ sơ sinh uống vitamin K1 vào 3 thời điểm: sau khi ra đời, lúc 7 ngày tuổi và khi tròn 1 tháng tuổi. Mỗi lần trẻ sẽ uống 2mg vitamin K1.

Khi so sánh hiệu quả giữa bổ sung vitamin K1 bằng đường uống với tiêm bắp, các chuyên gia thiên về phương pháp tiêm hơn. Bởi lẽ tác dụng bảo vệ trẻ khỏi xuất huyết khi tiêm bắp vitamin K1 tốt hơn, kéo dài hơn và giảm số lần bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Uống bổ sung hàng ngày

Cách bổ sung vitamin K2 cho trẻ cũng bằng đường uống nhưng là uống hàng ngày. Bố mẹ có thể cho trẻ uống các sản phẩm siro vitamin K2 đơn độc hoặc phối hợp với vitamin D. Sản phẩm chứa 2 thành phần vitamin D và K2 không chỉ nâng cao hiệu quả phòng chống còi xương, gãy xương mà còn tiện lợi, nhanh gọn và không phải cho trẻ uống nhiều lần.

Nên cho trẻ uống bổ sung vitamin K2 cùng vitamin D hàng ngày
Nên cho trẻ uống bổ sung vitamin K2 cùng vitamin D hàng ngày

Sữa mẹ và sữa công thức

Sữa mẹ là nguồn cung cấp cả 2 loại vitamin K gần gũi, rẻ tiền và đơn giản nhất. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ rất thấp. Trung bình trong 1 lít sữa mẹ chỉ có 0,5 – 2 mcg vitamin K, chủ yếu là loại K2, vitamin K1 rất ít. Điều này có nghĩa là trẻ bú mẹ hoàn toàn không thể có đủ lượng vitamin K theo nhu cầu. Và sự thật là xuất huyết não sau giai đoạn sơ sinh thường xảy ra ở trẻ bú mẹ hoàn toàn.

Hàm lượng vitamin K trong sữa công thức cao hơn sữa mẹ, khoảng 4,2 – 4,9 mcg/ lít. Trẻ sơ sinh ăn sữa công thức có thể thu nhận được nhiều vitamin K hơn so với bú mẹ. Dẫu vậy, trẻ lại phải chịu thiệt thòi khi không có được lượng kháng thể tuyệt vời từ bầu sữa mẹ. Hơn nữa, sử dụng sữa công thức cũng không đảm bảo chắc chắn là trẻ không bị thiếu hụt vi chất quan trọng này. Do vậy, bổ sung vitamin K1 bằng đường tiêm và cho trẻ sơ sinh uống vitamin K2 hàng ngày vẫn là biện pháp cần thiết.

Tóm lại, tác dụng của vitamin K đối với trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vitamin K tham gia quá trình đông máu, giúp giảm thiểu nguy cơ xuất huyết não ở trẻ em. Vi chất này cũng hiệp đồng với vitamin D để xây dựng hệ răng, xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, vitamin K còn giúp vết thương nhanh liền và bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh lý nguy hiểm trong tương lai. Chính vì thế, bố mẹ đừng bỏ qua vi chất nhé!

Xem thêm:

Để góp phần cải thiện “tầm vóc Việt” giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ em và nâng cao nhận thức về vi chất dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh trên toàn quốc. Fitobimbi kết hợp cùng Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM và Alobacsi.vn thực hiện chương trình Hành trình vi chất.
Trong suốt hành trình, đoàn thiện nguyện dự kiến sẽ khám bệnh, phát thuốc và tặng những phần quà ý nghĩa cho trên 3.500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, Dinh dưỡng cũng sẽ tư vấn chế độ ăn uống, cách chăm sóc, xử trí những tình huống thường gặp ở trẻ em.