Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em và không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ về những nguyên nhân đó. Theo dõi bài viết này của Fitobimbi để có được thông tin chi tiết.
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em bố mẹ nên biết
Chảy máu cam (chảy máu mũi) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, hiện tượng này thường gặp ở trẻ em từ 2 – 10 tuổi. Đa số trường hợp chảy máu cam đều có điểm chảy ở trước mũi, nguyên nhân là do sự phân bố của hệ thống mạch máu trong mũi.
Khi trẻ bị chảy máu cam, đầu tiên, bố mẹ cần áp dụng mọi biện pháp để cầm máu sau đó mới tìm hiểu về nguyên nhân, tránh tình trạng máu chảy nhiều và liên tục sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em không hề đơn giản. Có rất nhiều nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em được đề cập đến, những nguyên nhân này có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ. Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam thường được chia thành 3 nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em vô căn
- Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em thường gặp
- Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em ít gặp
Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em vô căn
Chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu ở mũi bị vỡ và máu chảy ra. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thường gặp vào buổi sáng. Đa số trường hợp bị chảy máu cam không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Chảy máu mũi vô căn (không tìm thấy nguyên nhân) khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Thông thường, vị trí chảy máu thường ở điểm mạch. Khi máu ngừng chảy, nếu được khám lâm sàng sẽ thấy tình trạng giãn mạch ở vùng điểm mạch.
Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em thường gặp
Mũi có cấu tạo khá phức tạp, vừa có chức năng khứu giác, vừa thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt quan trọng như làm sạch không khí trước khi đi sâu vào cơ thể. Mạch máu và tế bào bạch huyết ở mũi dày đặc, nằm dưới lớp mô niêm mạc.
Mạch máu tác dụng làm ấm và ẩm không khí phù hợp với nhiệt độ cơ thể trước khi đi vào mũi. Khi bị chảy máu cam tức là mạch máu và tế bào bạch huyết dưới mô niêm mạc đã bị tổn thương.
Trẻ em thường có tật ngoáy mũi, nhét dị vật vào mũi, đùa nghịch và va chạm mạnh tại mũi. Bên cạnh đó, nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em thường gặp còn bao gồm: mạch máu mũi quá nhạy cảm, cảm lạnh hay dị ứng, viêm mũi, u mũi, thiếu nước, nóng trong người, thiếu vitamin C, thời tiết, môi trường sống,…
Dị vật ở mũi: Đây là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em khá phổ biến. Khi có dị vật trong mũi, trẻ thường cố gắng dụi, dùng tay móc dị vật khiến niêm mạc mũi bị trầy xước và chảy máu.
Ngứa và ngoáy mũi quá mạnh: Ngứa mũi, xì mũi và ngoáy mũi quá mạnh có thể là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Bởi lẽ, khi tác động mạnh sẽ làm cho mạch máu trong mũi bị tổn thương và chảy máu.
Chấn thương vùng mũi/hàm mặt/sọ não: Trong các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em không thể không nhắc đến nguyên nhân chấn thương vùng mũi, hàm mặt hay sọ não. Khi đó, máu có thể chảy ra ở cửa mũi trước, cửa mũi sau hoặc cả hai.
Mạch máu quá nhạy cảm: Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam có thể là mạch máu quá nhạy cảm, rất dễ vỡ ra khi thời tiết khô hanh hay chỉ cần xảy ra va chạm nhẹ tại vùng mũi.
Sau khi phẫu thuật tai, mũi, họng, hàm mặt: Chảy máu cam có thể xuất hiện sau khi trẻ được phẫu thuật tai, mũi, họng hay hàm mặt. Bố mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời, đúng cách.
Trẻ bị cảm lạnh hoặc dị ứng: Đây là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em khá phổ biến. Khi cảm lạnh, dị ứng, khoang mũi rất dễ bị viêm nhiễm, mạch máu tổn thương, giãn ra và chảy máu.
Viêm mũi: Trẻ bị viêm mũi sẽ gặp một số triệu chứng điển hình như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, tắc và ngứa mũi. Có lúc, niêm mạc bị tổn thương do trẻ xì mũi, ngoáy mũi quá mạnh, gây viêm nhiễm, đau nhức và chảy máu.
Viêm xoang cấp: Khi trẻ bị viêm xoang cấp và gặp thời tiết khô hanh, niêm mạc mũi xoang càng khô hơn, nứt ra và mạch máu bị tổn thương. Nếu vi sinh vật xâm nhập sẽ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi kèm máu.
U mũi: Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em khá nghiêm trọng mà bố mẹ nên biết đó chính là u mũi (u mao mạch, u hốc mũi, ung thư vòm họng mũi, ung thư sàng hàm). Do đó, khi trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách.
Thiếu vitamin C: Vitamin C là một loại vitamin vô cùng quan trọng, giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Sức đề kháng của trẻ thiếu vitamin C thường kém hơn so với trẻ khác, hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, một phần gây tổn thương mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
Thiếu vitamin K: Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ enzym gan, tổng hợp các yếu tố đông máu như Prothrombin (yếu tố II). Khi thiếu vitamin K, dễ bị chảy máu vùng niêm mạc (nhất là niêm mạc mũi), máu khó đông, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu nước, nóng trong người: Cơ thể thiếu nước và nóng trong là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em thường gặp. Khi cơ thể không đủ độ ẩm, các chất nhầy trong mũi cũng không đủ ẩm để làm cho niêm mạc mũi đàn hồi như bình thường. Ngoài ra, khi trẻ bị nóng trong người cũng có thể khiến mạch máu ở hốc mũi bị vỡ và chảy máu.
Bẩm sinh, di truyền: Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam có thể là bẩm sinh, di truyền. Cụ thể, do cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi của trẻ mỏng hơn so với những trẻ khác nên dễ bị các yếu tố bên ngoài tác động, gây tổn thương và chảy máu cam.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Trẻ bị chảy máu cam có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin liều cao, thuốc kháng viêm corticosteroid, thuốc chống đông máu,… Những loại thuốc này có ảnh hưởng nhất định đến khả năng đông máu, dễ chảy máu mũi.
Lạm dụng thuốc xịt mũi: Ngoài tác dụng phụ của một số loại thuốc, nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam có thể là dùng thuốc xịt mũi trong một thời gian dài. Khi trẻ bị nghẹt mũi, một số phụ huynh cho trẻ dùng thuốc xịt mũi để dễ thở hơn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc xịt mũi khiến niêm mạc trở nên nhạy cảm, khi xì mũi quá mạnh có thể làm rách mô và chảy máu.
Thời tiết: Mùa đông, độ ẩm không khí thường thấp làm cho màng nhầy vách mũi của trẻ giảm độ co giãn, trở nên vô cùng nhạy cảm. Chỉ cần trẻ dịu mũi hoặc hắt hơi cũng có thể bị chảy máu cam. Mùa hè nóng nực sẽ khiến mạch máu giãn nở, trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa mũi, ngoáy mũi làm cho mạch máu bị vỡ.
Hóa chất và khói bụi: Khói thuốc lá hay chất thải công nghiệp (gỗ phế liệu, dầu, dung môi, hóa chất, gạch, bụi bẩn,…) cũng là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Bởi vì, niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương và dễ bị chảy máu khi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi.
Môi trường sống có độ ẩm thấp: Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em tiếp theo đó là môi trường sống có độ ẩm thấp (dưới 35%). Vấn đề này thường gặp ở những gia đình bật điều hòa liên tục, độ ẩm không khí thấp làm cho mũi trẻ bị khô và dễ chảy máu. Vào mùa hè, nếu trẻ có sở thích đứng trước cửa tủ lạnh cũng dễ gặp hiện tượng chảy máu cam.
Nhóm nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em ít gặp
Ngoài những nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em kể trên, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như: Dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu, suy tủy xương, sốt xuất huyết, lệch vách ngăn mũi, ung thư vòm họng.
Rối loạn đông máu: Rối loạn đông máu cũng có thể là nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em. Đây là một rối loạn hiếm gặp, khiến máu của trẻ không thể đông lại như bình thường. Một trong những dấu hiệu của bệnh là trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, kéo dài và không rõ nguyên nhân cụ thể.
Dị dạng mạch máu: Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam có thể là dị dạng mạch mạch máu mũi. Đó là sự phát triển không bình thường cấu trình hình thể của các mạch máu mũi, xuất hiện từ khi sinh ra. Có 3 mức độ chảy máu mũi (nặng – chảy ra phía sau, vừa – chảy từ trên xuống, nhẹ – điểm mạch) và cách xử trí cũng khác nhau.
Suy tủy xương: Suy tủy xương là hội chứng lâm sàng, có đặc điểm là giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong máu. Trẻ bị suy tủy xương sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, da xanh xao. Thời gian sau, trẻ có thể bị sốt cao, xuất huyết dưới da và chảy máu cam.
Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thường có hai dấu hiệu điển hình là sốt và xuất huyết. Xuất huyết khi bị bệnh thường là chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết đường tiêu hóa, bầm dưới da. Khi bị xuất huyết nặng có thể khiến hồng cầu vỡ, thoát mạch, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lệch vách ngăn mũi: Thêm một nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em đó là lệch (vẹo) vách ngăn mũi. Khi vách ngăn mũi bị lệch sẽ làm cho không khí đi vào hai bên khoang mũi không đồng đều, niêm mạc mũi sẽ bị khô, các tác nhân lạ dễ dàng xâm nhập vào hốc mũi gây nhiễm trùng và chảy máu.
Ung thư vòm họng: Ung thư vòm họng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, không ngoại trừ trẻ em. Bên cạnh những triệu chứng như nổi hạch vùng cổ, ù tai, khó nghe, mắt mờ, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, ung thư vòm họng còn khiến trẻ thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân.
Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em
Thực tế, trẻ bị chảy máu cam là do chấn thương vùng mũi, thời tiết, môi trường sống, bệnh lý, chế độ ăn uống,… Hiểu được nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ biết cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp mà bố mẹ có thể tham khảo:
Ăn: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, mạch máu khỏe hơn ngay cả khi tác động mạnh. Vitamin C có nhiều trong quả ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây, xoài, cam, ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn, cà chua,…
Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin K (măng tây, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải,…); thực phẩm giàu Kali (cà rốt, cà chua, cá, bơ, chuối,…); thực phẩm giàu sắt (thịt bò, thịt vịt, ngao, sò huyết, ngũ cốc nguyên hạt,…).
Uống: Cho trẻ uống đủ nước lọc mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết khô hanh. Trẻ nặng 10kg cần uống 01 lít nước/ngày (bao gồm cả sữa). Trẻ nặng trên 10kg thì mỗi kg sẽ tăng thêm 50ml nước/ngày. Bên cạnh đó, phụ huynh nên bổ sung cho con các loại nước ép trái cây, rau, củ.
Môi trường sống: Nếu sử dụng điều hòa, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp. Nếu có điều kiện, gia đình nên mua máy phun sương, tạo độ ẩm. Không nên cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, chất thải công nghiệp, nếu cần thiết phải cho trẻ đeo khẩu trang.
Vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi cho trẻ đều đặn và đúng cách bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý đeo khẩu trang bảo vệ mũi khi cho trẻ ra ngoài, nhất là khi thời tiết nắng nóng, khô hanh. Khuyên trẻ không nên tác động tiêu cực đến vùng mũi, nhất là ngoáy mũi nhiều và mạnh.
Thuốc: Cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đối với các loại thuốc xịt mũi, không nên cho trẻ dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Nếu trẻ bị viêm mũi, viêm đường hô hấp cấp, bố mẹ cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Khám sức khỏe định kỳ: Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh tật gia tăng. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe và chẩn đoán sớm các bất thường trong cơ thể, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Thông qua bài chia sẻ của Fitobimbi mà bố mẹ đã hiểu rõ hơn về các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em. Khi hiểu rõ nguyên nhân, bố mẹ cũng sẽ biết cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em đơn giản, hiệu quả. Đừng quên truy cập https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để có được những thông tin hữu ích khác về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bé yêu nhé!