Nội dung chính

Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Bé hay chảy máu cam có thể do thiếu hụt một số vitamin hoặc khoáng chất cần thiết, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp máu. Vậy, bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm đáp án chi tiết cho câu hỏi này nhé!

Trẻ hay bị chảy máu cam là thiếu chất gì?
Trẻ hay bị chảy máu cam là thiếu chất gì?

Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, phổ biến ở bé từ 2 – 10 tuổi. Chảy máu cam do nhiều nguyên nhân, đó có thể là mạch máu ở mũi quá nhạy cảm, dị vật, tác động mạnh đến vùng mũi, viêm mũi, u mũi, trẻ bị cảm lạnh hay dị ứng, thời tiết, môi trường sống, dị dạng mạch máu, lệch vách ngăn mũi, ung thư vòm họng,…

Trong những nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em không thể không nhắc đến nguyên nhân thiếu chất. Vậy, bé hay bị chảy máu cam thiếu chất gì? Thực tế, khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin (A, B9, B12, C, K) hay khoáng chất tham gia tổng hợp máu có thể là nguyên nhân bé hay chảy máu cam.

Thiếu vitamin A

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, nó giúp cho niêm mạc mũi, mắt, miệng và đường tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, đủ độ ẩm. Nếu thiếu vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi bị khô và bé hay bị chảy máu cam.

Bé hay chảy máu cam có thể do thiếu hụt vitamin A
Bé hay chảy máu cam có thể do thiếu hụt vitamin A

Hơn nữa, thiếu vitamin A sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và quá trình tạo máu. Cơ thể thiếu hụt một lượng nhất định vitamin A còn gây cản trở việc hấp thụ, vận chuyển và dự trữ sắt. Khi không đủ sắt, cơ thể sẽ bị thiếu máu và các rối loạn về máu, dễ bị chảy máu cam.

Thiếu vitamin B9

Vitamin B9 là một trong những vitamin nhóm B cần thiết đối với sự phát triển của bé. Dạng tự nhiên của vitamin B9 là Folate, có nhiều trong các loại rau xanh lá đậm, một số loại quả và hạt. Vitamin B9 dạng tổng hợp có trong các viên uống bổ sung hay ngũ cốc ăn sáng.

Vitamin B9 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mô và tế bào, góp phần quan trọng vào việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng để phục vụ các hoạt động của cơ thể. Hơn nữa, vitamin B9 giúp hình thành các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Nhu cầu vitamin B9 của bé là khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi. Thiếu vitamin này, bé có thể bị chảy máu cam, khi đó, nồng độ Homocysteine trong máu tăng cao, mạch máu bị tổn thương, phình mạch, dễ vỡ và chảy máu ở mũi.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 (Cobalamin) là một loại vitamin quan trọng đối với việc hình thành tế bào hồng cầu, sản xuất ADN, chuyển hóa tế bào và chức năng thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm lý, yếu cơ.

Ngoài ra, bé bị thiếu hụt vitamin B12 sẽ dễ bị chảy máu cam hơn những bé khác. Bởi vì, khi không đủ lượng vitamin B12, nồng độ Homocysteine trong máu sẽ tăng cao, mạch máu bị tổn thương, gây phình mạch, dễ vỡ và dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.

Thiếu vitamin C

Đáp án tiếp theo của câu hỏi: “Bé bị chảy máu cam thiếu chất gì?” đó là vitamin C. Đây là một trong những loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể, nhất là cơ bắp, xương, mô liên kết và mạch máu. Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ chảy máu cam.

Nguyên nhân bé hay bị chảy máu cam là thiếu vitamin C
Nguyên nhân bé hay bị chảy máu cam là thiếu vitamin C

Vitamin C còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh Scurvy – bệnh gây thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, chảy máu tự phát, đau ở các chi và sưng phù một số bộ phận của cơ thể. Vitamin C giúp tăng cường sức mạnh mạch máu, giảm nguy cơ vỡ mạch máu khi có tác động từ bên ngoài.

Bé hay bị chảy máu cam có thể do thiếu hụt vitamin C, mạch máu suy yếu và dẫn đến tình trạng giãn mao mạch. Khi mạch máu, mao mạch bị suy yếu dễ tổn thương, vỡ mạch và chảy máu.

Thiếu vitamin K

Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hạn chế lượng máu mất đi khi bị thương. Khi cơ thể thiếu vitamin K trầm trọng làm cho máu khó đông hơn, trẻ sẽ bị mất nhiều máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Cơ thể bé thiếu vitamin K dễ bị thâm tím và chảy máu vùng niêm mạc, nhất là niêm mạc mũi và xuất huyết tiêu hóa. Trẻ sơ sinh (thường từ 1 – 7 ngày sau sinh) thiếu vitamin K rất dễ bị bệnh xuất huyết (xuất huyết não). Vitamin K còn tham gia vào quá trình chuyển hóa xương và điều chỉnh nồng độ canxi trong máu.

Thiếu sắt

Sắt là một nguyên tố có vai trò quan trọng đối với con người, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp DNA, vận chuyển oxy, sản xuất ra năng lượng oxy hóa và bất hoạt các gốc tự do. Đặc biệt, sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, giúp tăng cường sự tập trung cho não bộ.

Thiếu hụt sắt khiến bé hay bị chảy máu cam
Thiếu hụt sắt khiến bé hay bị chảy máu cam

Sắt là một trong những yếu tố giúp cho các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp Hemoglobin – thành phần chính của tế bào hồng cầu, góp phần quan trọng khi vận chuyển oxy trong máu tới các mô.

Nếu lượng hồng cầu trong cơ thể quá ít và lượng bạch cầu nhiều hơn rất dễ mắc bệnh bạch cầu ác tính. Thiếu sắt cũng dễ dẫn đến các vấn đề về máu, chẳng hạn như chảy máu cam. Thiếu sắt còn khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, ốm yếu và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Thiếu Kali

Kali là khoáng chất quan trọng và có tỷ lệ nhiều thứ 3 trong cơ thể. Khoáng chất này được tìm thấy nhiều trong tế bào cơ, gan, số ít có trong gan, xương và hồng cầu. Kali giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan, điều hòa, cân bằng nước và điện giải.

Bên cạnh đó, Kali còn có tác dụng điều chỉnh lưu thông khí huyết. Khi bé bị thiếu hụt Kali thường dễ bị chảy máu cam. Lý do là thiếu Kali dẫn đến khả năng mất nước cao hơn, các mao mạch khô rát do giảm độ ẩm, thậm chí vỡ mạch máu nhỏ trong mũi – hiện tượng chảy máu cam.

Bố mẹ nên làm gì khi bé hay chảy máu cam?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với các bé hay bị chảy máu cam. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa chảy máu cam, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, vitamin K, sắt và Kali trong khẩu phần ăn của bé.

Thực phẩm giàu vitamin A: Nguồn vitamin A tự nhiên mà mẹ nên bổ sung trong chế độ ăn của bé hay chảy máu cam bao gồm một số loại quả (ổi, đào, mơ, xoài, quýt, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, chanh dây) hay một số loại rau, củ, hạt (súp lơ xanh, rau chân vịt, bí ngô, củ cải, khoai lang, cà rốt).

Bé hay chảy máu cam cần được bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Bé hay chảy máu cam cần được bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Thực phẩm giàu vitamin B9: Thực phẩm giàu vitamin B9 mà mẹ nên bổ sung trong khẩu phần ăn của bé hay chảy máu cam bao gồm: Dưa, chuối, rau chân vịt, măng tây, đậu bắp, súp lơ, trứng, nấm, cà chua, gan bò. Ngoài ra, vitamin B9 còn có trong ngũ cốc, bánh mì, mì ống,…

Thực phẩm giàu vitamin B12: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12 là cần thiết đối với bé hay chảy máu cam. Loại vitamin này có nhiều trong thịt bò, trứng, cá hồi, cá mòi, ngao, nội tạng động vật. Bên cạnh đó, ngũ cốc, men dinh dưỡng, sữa và sản phẩm được chế biến từ sữa cũng chứa một lượng đáng kể vitamin B12.

Thực phẩm giàu vitamin C: Bé hay chảy máu cam cần được bổ sung thực phẩm giàu vitamin C. Loại vitamin này cơ thể không tự sản sinh được mà cần được bổ sung thông qua chế độ ăn. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C mẹ nên biết: súp lơ trắng/xanh, cải xoăn, rau chân vịt, cải thìa, dưa vàng, kiwi, dâu tây, đu đủ, ổi, cam, xoài, bưởi,…

Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho bé hay chảy máu cam
Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho bé hay chảy máu cam

Thực phẩm giàu vitamin K: Trẻ hay bị chảy máu cam mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin K. Vitamin K1 có nhiều trong thực vật, vitamin K2 có trong thực phẩm nguồn gốc động vật. Cụ thể: trứng gà, trái cây sấy khô, cà rốt, dưa chuột, măng tây, cần tây, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, cải bó xôi, gan động vật.

Thực phẩm giàu sắt: Bé hay chảy máu cam cần được bổ sung thực phẩm giàu sắt. Khoáng chất này có nhiều trong một số loại thịt (bò, trâu, lợn, dê, nai, cừu, ngựa, gà, vịt), hải sản (cá, cua, ốc, tôm, mực, ngao, hàu, cá thu, cá hồi, sò huyết, sò điệp), rau, củ, quả (đậu lăng, cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt, củ cải đường, chuối, cà chua) và một số loại hạt, ngũ cốc (đỗ đen, đỗ xanh, đỗ tương, óc chó, hạnh nhân,…).

Thực phẩm giàu Kali: Kali có khả năng bảo vệ não bộ, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Nhu cầu Kali của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là độ tuổi. Kali có nhiều trong trái cây sấy khô (nho khô, mận khô, quả chà là), rau (bông cải xanh, rau chân vịt, rau lá xanh), củ, quả (khoai lang, khoai tây, cà tím, củ dền, củ cải), trái cây (dưa hấu, dưa lê, dưa lưới, mận, mơ, cam, bưởi, dừa,…).

Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống đủ nước lọc mỗi ngày, nhất là khi thời tiết khô hanh. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa, sinh tố hay nước ép trái cây giàu vitamin A, vitamin C. Nếu sử dụng điều hòa hay máy sưởi, bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Chú ý vệ sinh mũi đúng cách và đều đặn cho bes mỗi ngày. Khi cho bé ra ngoài, hãy bảo vệ mũi bằng cách đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, chất thải công nghiệp. Khuyên bé không nên tác động mạnh như dụi mũi, ngoáy mũi. Bé bị viêm mũi, viêm đường hô hấp cấp cần được điều trị kịp thời và đúng cách.

Bé hay chảy máu cam có nguy hiểm không?

Đối với trẻ em, các mạch máu ở mũi rất dễ bị vỡ dẫn đến chảy máu cam. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 2 – 10 tuổi và do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có nguyên nhân thiếu chất (sắt, Kali, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K).

Chảy máu cam bao gồm 2 loại: chảy máu cam trước và chảy máu cam sau. Chảy máu cam trước xảy ra khi các mạch máu ở phía trước mũi vì lý do nào đó mà bị vỡ và chảy máu. Trong khi đó, chảy máu cam sau lại nguy hiểm hơn, thường xảy ra ở phần sâu nhất hoặc phía sau mũi.

Nếu đã điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhưng bé vẫn bị chảy máu cam nhiều lần trong ngày và trong một thời gian dài cùng một số bất thường khác, bố mẹ nên chủ động đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bởi vì, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như: u mũi, rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu,…

Bài viết đã giúp mẹ có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?”. Đừng ngại cho Fitobimbi biết thắc mắc của mẹ về hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em và đừng quên truy cập website để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bé yêu mẹ nhé!

Chia sẻ bài viết này