Đối với những người lần đầu làm mẹ ,việc cho con bú có thể gặp nhiều khó khăn. Vì vậy rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc dung tích dạ dày trẻ sơ sinh chứa được bao nhiêu? Để giải đáp vấn đề này mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh
Có thể mẹ chưa biết, dạ dày của trẻ sơ sinh khi mới chào đời kích thước chỉ cỡ hạt đậu. Vì vậy mỗi lần bé ăn chỉ được 5-7ml sữa. Đến khoảng 6 tháng- 1 tuổi, kích thước dạ dày sẽ lớn dần nên tương đương với một quả bưởi.
Theo các chuyên gia, dạ dày của trẻ sơ sinh vốn đặt nằm ngang và cao. Các lớp cơ co thắt yếu, hoạt động chưa ổn định nên rất dễ trớ sau ăn.
Bên cạnh đó, việc đóng mở không đều giữa hai đầu dạ dày cũng là lý do khiến trẻ hay bị trào ngược trong giai đoạn này. Phải đến khi được 9 -12 tháng tuổi dạ dày của bé mới chuyển về tư thế dọc. Lúc này các triệu chứng nôn trớ sẽ được giảm dần.
Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh biến đổi thế nào?
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu vấn đề này mẹ phải biết được kích thước dạ dày của con. Theo chuyên gia, khi còn trong bụng của mẹ thai nhi ăn bằng dây rốn chứ không phải bằng dạ dày. Đó là lý do vì sao dạ dày khi mới chào đời của bé rất nhỏ và sẽ tăng dần trong những ngày sau. Dưới đây là sự tăng trưởng thể tích dạ dày của trẻ từng ngày.
Trẻ sơ sinh 1-2 ngày tuổi
Khi mới chào đời, dạ dày của bé chưa có sự giãn nở tốt. Vì vậy kích thước chỉ bằng một hạt đậu nhỏ chứa khoảng 5-7ml sữa/ lần. Theo các chuyên gia, trong những ngày đầu mẹ không nên cho bé ăn nhiều, rất dễ nôn trớ vì bị quá tải.
Trẻ sơ sinh ngày thứ 3-6 sau sinh
Ở giai đoạn này kích thước dạ dày của bé thay đổi rất nhanh. Nếu như ngày đầu sau sinh, dạ dày của bé chỉ bằng hạt đậu thì 3 ngày sau đã có hình dạng tương đương với 1 quả nho. Lúc này mẹ sẽ có thể tăng lượng sữa tuy nhiên cần phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu con.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Khi được 1 tháng, kích thước dạ dày của bé sẽ to bằng quả trứng gà. Vì thế lượng sữa con nạp mỗi lần cũng cao hơn gấp 3 lần trước đó. Do đó mẹ nên chú ý bổ sung để bé tránh bị thiếu hụt.
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi
Khi được 1 tuổi, kích thước dạ dày của con sẽ tăng đáng kể, lúc này trông nó giống như một quả bưởi. Tuy nhiên so với kích thước dạ dày người lớn thì bé vẫn nhỏ hơn khoảng 5 lần.
Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn
Từ lúc sinh ra cho đến khi được 1 tuổi, thể tích dạ dày trẻ sơ sinh sẽ có thay đổi nhiều lần. Sự thay đổi này diễn ra theo ngày, theo tuần, theo tháng. Cụ thể:
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu
Từ kích thước dạ dày, chúng ta có thể xác thể tích dạ dày trẻ sơ sinh từng ngày như sau:
- Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 5-7ml sữa/ lần
- Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 14ml sữa/ lần
- Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 22-27 ml sữa/ lần
- Trẻ sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 30ml sữa/ lần
- Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 35 ml sữa/ lần
Trong 7 ngày đầu mẹ nên cho bé bú từ 8-12 cữ/ ngày. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của con. Nếu bé quấy khóc đòi ăn mẹ có thể cho con ăn thêm.
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi
Bắt đầu từ tuần thứ 2, dạ dày của bé ổn định và sẽ lớn dần. Vì vậy lúc này thể tích dạ dày cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh từ ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 35-60ml sữa/ lần
- Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-90ml sữa/lần
- Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-120ml sữa/ lần
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi
Ở tháng thứ 4, trẻ đã bắt đầu vận động nhiều hơn, biết lật, biết cười nên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, lượng sữa cho bé ở giai đoạn này cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh từ 4 -5 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 90-120ml sữa
- Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 120-180ml sữa
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh từ 7-12 tháng tuổi
Từ tháng thứ 7 trở đi, bé sẽ phát triển và tăng không ngừng. Lúc này sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của con. Vì vậy ngoài sữa, mẹ cần thực hiện chế độ ăn dặm hàng ngày. Bé 7 tháng tuổi có thể bổ sung bột, súp, các loại rau củ quả đồng thời chú ý tăng cường chất béo để ngăn còi xương, chậm lớn.
Theo chuyên gia, thể tích dạ dày của bé giai đoạn này ngoài chứa thức ăn còn có thể dung nạp lượng sữa như sau:
- Trẻ sơ sinh từ 7 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 180-220ml sữa
- Trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 200-240ml sữa
- Trẻ sơ sinh từ 9-12 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 240ml sữa
Dung tích dạ dày của trẻ và mối liên hệ với trào ngược
Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh có mối liên hệ mật thiết với bệnh trào ngược. Theo chuyên gia, hầu hết các bé sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này trong 1-3 tháng đầu. Nguyên nhân là bởi, dạ dày của bé nằm ngang, cơ cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn yếu nên sữa dễ bị trào ngược ra ngoài.
Bên cạnh đó, thời gian trong bụng của mẹ bé chủ yếu nhận thức ăn qua dây rốn. Dạ dày không hoạt động nhiều nên chưa giãn nở. Nếu mẹ cho bé ăn sữa vượt quá khả năng chứa đựng sẽ dễ bị trớ ra ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thuyên giảm dần khi dạ dày phát triển và hoàn thiện hơn. Thường thì sau khoảng 3 tháng sẽ có cải thiện và hết hoàn toàn sau 12 tháng. Tuy nhiên cũng có những bé thời gian trào ngược sẽ kéo dài hơn. Vì vậy, mẹ cần biết cách chăm sóc để không ảnh hưởng sức khỏe của con.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
Trào ngược ở trẻ sơ sinh đa phần vô hại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và mẹ không biết chăm sóc bé có thể đối mặt với tình trạng chậm tăng cân, bị nghẹt thở, viêm thực quản. Vì vậy, để tránh những biến chứng này mẹ hãy bỏ túi cách chăm sóc sau:
Đối với bé chưa ăn dặm
- Bố mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, thời gian giữa các lần bú nên là 2 giờ.
- Cho bé bú đúng tư thế, ngậm hết đầu ti để tránh nuốt hơi vào bụng.
- Sau khi cho bú mẹ nên bế bé lên vai khoảng 10-20 phút
- Đối với trẻ bú bình mẹ nên lựa chọn loại núm có tia sữa chảy phù hợp với con
Đối với bé ăn dặm
- Bố mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, hạn chế cho bé ăn nhiều chất béo
- Thường xuyên vỗ nhẹ vào mông của bé trong quá trình ăn để tránh hiện tượng bị trớ
- Tăng cường thực phẩm dễ tiêu, hạn chế đồ khô và cứng
Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh thay đổi từng ngày. Vì vậy mẹ nên theo dõi chế độ ăn uống của con để đáp ứng đủ dinh dưỡng, tránh thừa hoặc bị thiếu hụt.