Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi sắp xếp thế nào cho hợp lý? Để ba mẹ nuôi con nhàn tênh, Fitobimbi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo lịch sinh hoạt cho bé. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của em bé 1 tuổi
Để lập được lịch sinh hoạt bé 1 tuổi, mẹ cần biết đặc điểm chung của con mình:
- Giấc ngủ: Trẻ 1 tuổi cần ngủ 10 – 13 tiếng mỗi ngày, trong đó có 1 – 2 giấc ngủ trưa. Tùy từng nhu cầu và giai đoạn phát triển của từng bé mà thời gian ngủ trong 1 ngày có thể ít hoặc nhiều hơn so với mức trung bình
- Dinh dưỡng: Mẹ nên duy trì cho bé bú từ 700 – 1000ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Bên cạnh đó, giai đoạn này, bé đang tập tành ăn dặm. Vì vậy, mẹ cũng nên bắt đầu cai sữa cho bé
- Vận động: Giai đoạn này, bé đã bắt đầu chập chững những bước đi đầu đời. Bé yêu có thể vừa đi vừa bám vào tường hay thành giường. Nhưng một số bé lại có thể đứng vững mà không cần bám víu vào bất cứ thứ gì. Số khác lại có thể đi bộ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ 1 tuổi biết đi nhưng không đi lại tốt cho đến ít nhất 13 – 14 tháng tuổi
- Giao tiếp: Trẻ có thể nói được những từ đơn giản như “mẹ, ba”. Con cũng có thể biểu lộ cảm xúc của mình một cách rõ ràng hơn, càu nhàu hoặc gật đầu đáp lại câu hỏi của mẹ, chỉ tay về món đồ chơi mình muốn, kéo mẹ về phía cửa khi muốn ra ngoài chơi và rất nhiều cử chỉ đáng yêu khác
Mặc dù các kỹ năng của bé đã có bước tiến đã có bước “nhảy vọt” đáng kể, nhưng sự tập trung, duy trì sự chú ý của bé vẫn chưa cao. Bé sẽ không thể ngồi yêu quá lâu khi nghe một câu chuyện hay chơi món đồ chơi nào đó. Vì vậy, đừng cố thúc ép, bé cần thời gian để cải thiện khả năng tập trung, chú ý.
Vì sao mẹ cần lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi?
1 tuổi là mốc phát triển quan trọng trong việc hình thành thói quen sau này, vì vậy việc xây dựng lịch sinh hoạt cho bé là rất cần thiết. Giai đoạn này, bé có nhiều sự thay đổi so với trước đây, bao gồm các kỹ năng về ngôn ngữ, xã hội và vận động. Vì vậy, cha mẹ sẽ vất vả hơn khi chăm sóc con. Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là chìa khóa tạo cho bé thói quen kỷ luật, sinh hoạt điều độ. Đặc biệt giúp cha mẹ cần bằng được thời gian chăm sóc và dành cho bản thân.
Dưới đây là một vài lợi ích dễ thấy khi xây dựng lịch sinh hoạt cho bé:
- Giúp trẻ ngủ đúng giờ, có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện
- Có giờ giấc sinh hoạt rõ ràng, trẻ sẽ hạn chế đòi chơi trong giờ ăn
- Bố mẹ có thể chủ động chăm sóc bé, tận dụng được thời gian linh hoạt
- Trẻ từ nhỏ đã quen sống theo nếp sinh hoạt, khi lớn lên bé sẽ có kỹ luật hơn, bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi cho ba mẹ tham khảo
Dưới đây là bảng lịch sinh hoạt mẫu mà ba mẹ có thể áp dụng:
Giờ | Sinh hoạt | Hoạt động |
6:00 – 7:00 | Bé thức dậy | Thực hiện hoạt động đầu tiên của một ngày như thay bỉm, vệ sinh thân thể, súc miệng, rửa mặt. |
7:00 – 8:00 | Ăn sáng + uống sữa | – Bé ăn sáng với các món như cháo, mì, nui,… Mẹ nên cho ngồi ăn nghiêm túc, bữa ăn kéo dài tối đa trong 30 phút.– Sau ăn sáng 30 phút, con uống một cốc sữa nhỏ. |
8:00 – 9:00 | Hoạt động thể chất | Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi không thể thiếu các hoạt động thể chất. Mẹ có thể đưa bé đi dạo để tắm nắng và hít thở không khí. Đồng thời thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. |
9:00 – 10.00 | Bé tự chơi | Mẹ kiểm soát con trong tầm ngắm để có thể thực hiện các công việc khác như dọn dẹp, sơ chế đồ ăn cho bữa trưa của bé. |
10.00 – 10.30 | Ngủ sáng | – Cho bé ngủ giấc ngủ ngắn– Đới với bé 1 tuổi, nếu con không muốn ngủ giấc này, mẹ hoàn toàn có thể bỏ phần này trong lịch sinh hoạt bé 1 tuổi. |
10:30 – 11:30 | Chơi đùa cùng mẹ | – Sau khi bé ngủ giấc sáng dậy, mẹ cho bé đi vệ sinh sau đó chơi cùng bé.– Các hoạt động mẹ có thể lựa chọn như xếp hình, đọc sách và cùng bé xem tranh. |
11:30 – 12:30 | Ăn trưa | Con cần ăn một bữa ăn đầy đủ các nhóm chất. Bé 1 tuổi có thể ngồi ăn trên ghế và tự xúc. Vì vậy, mẹ hãy cho bé tập làm quen với điều này nhé! |
12: 30 – 14:00 | Ngủ trưa | Con có thể ngủ giấc ngắn khoảng 1 giờ. Mẹ không nên cho bé ngủ trưa quá nhiều vì tối có thể khó ngủ. |
14:00 – 15:00 | Bữa phụ chiều | Mẹ có thể cho bé ăn nhẹ các món như ngũ cốc, sữa, sữa chua, bánh, sinh tố,… |
15:00 – 17:00 | Hoạt động cho bé | Người lớn chơi với bé hoặc để bé tự chơi. Mẹ cũng có thể tạo ra các trò chơi vận động để con nhanh nhẹn và cứng cáp hơn. |
17:00 – 18:00 | Trẻ tắm | Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm, có thể massage nhẹ nhàng để giúp con thoải mái và dễ ngủ hơn. |
18:00 – 19:00 | Ăn tối | Mẹ có thể cho bé ăn tối cùng gia đình nhưng ngồi ghế ăn và ăn món riêng như cơm nhão, súp, cháo. Tuyệt đối không cho trẻ vừa xem tivi, vừa ăn. |
19:00 – 7:00 sáng hôm sau | Ngủ giấc đêm | Trong lịch sinh hoạt bé 1 tuổi, giấc ngủ buổi đêm là rất quan trọng. Vì vậy, mẹ cần cho bé ngủ sớm, đúng giờ để có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Trước khi ngủ, mẹ có thể kể một vài câu chuyện ngắn để đưa bé giấc ngủ dễ hơn. |
Những lưu ý khi áp dụng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Để áp dụng lịch sinh hoạt một cách thành công, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
Không cho con tự do làm điều mình thích khi thấy trẻ càu nhàu, quấy khóc. Bởi trẻ em tuổi này học rất nhanh. Bé sẽ hiểu là cứ khóc là sẽ được làm ý mình muốn. Thói quen này rất xấu, ảnh hưởng đến tính cách bé sau này.
- Khi trẻ không nghe lời, mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về, giải thích cho trẻ hiểu. Tuyệt đối không được sử dụng bạo lực với trẻ
- Không cần tuân thủ tuyệt đối giờ giấc trong lịch sinh hoạt. Mẹ có thể xê dịch một chút, tùy theo tình trạng và công việc trong ngày. Không phải mẹ nào cũng có thể theo dõi con suốt một ngày, vì vậy mẹ có thể linh hoạt trong thời gian biểu của bé
- Hạn chế cho bé sử dụng thiết bị điện tự như xem tivi, điện thoại hoặc Ipad. Thường xuyên sử dụng thiết bị này không những ảnh hưởng tới mắt mà còn tác động tiêu cực đến nhận thức và tính cách của trẻ
- Cha mẹ cần kiểm soát con trong tầm mắt để đảm bảo an toàn. Điều này giúp hạn chế bé nuốt nhầm dị vật hay bị ngả. Bởi độ tuổi này, mọi thứ xung quanh bé đều thật lạ lẫm nên sẽ rất muốn khám phá, cầm nắm và chạm bất cứ thứ gì trong tầm tay
Trên đây là lịch sinh hoạt bé 1 tuổi. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên áp dụng lịch sinh hoạt quá cứng nhắc. Nên có sự điều chỉnh phù hợp với thời gian biểu của bé cũng như công việc của ba mẹ để đạt hiệu quả nhất nhé!