Ho là nỗi lo của nhiều bà mẹ có con nhỏ. Tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, nhưng ho khiến bé dễ mất sức, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Xoay quanh vấn đề này nhiều bà mẹ có thắc mắc trẻ ho có ăn được lươn không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ ho có ăn được lươn không?
Cơn ho của bé – nỗi lo của mẹ!
Ho chẳng khác nào “chuyện thường ngày ở huyện” nhất là vào thời điểm giao mùa. Về bản chất, ho không “xấu” như các mẹ nghĩ, nó là phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tống đờm nhớt, các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus ra ngoài. Tuy nhiên, “người bạn không mời mà đến” này đôi lúc gây cản trở không nhỏ đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ của bé. Ho nhiều sẽ gây đau, rát họng làm bé chẳng thể ăn ngon miệng, chất nhầy tắc nghẽn khiến bé hô hấp khó khăn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đó là lý do vì sao, sau đợt ho mẹ sẽ thấy bé sụt cân thấy rõ.
Ngoài đóng vai trò là “bác sĩ riêng” của bé, mẹ còn phải gánh vác thêm nhiệm vụ trở thành người đầu bếp khéo tay để “chiêu đãi” bé thực đơn dinh dưỡng, giúp sức khỏe sớm bình phục sau cơn ho.
Ho và vấn đề kiêng khem sao cho hợp lý
Xoay quanh vấn đề dinh dưỡng cho bé bị ho, nhiều mẹ thắc mắc không biết “trẻ ho có ăn được lươn không?”. Bởi, theo quan niệm xưa, khi bị ho không nên ăn đồ tanh, nhất là lươn lại có tính lạnh. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, lươn là loài vật có lớp da chứa nhiều nhớt. Bởi vậy, nếu đang bị ho mà ăn lươn sẽ khiến đờm sản sinh nhiều và trở nên đặc quánh hơn, gây cản trở đến quá trình điều trị ho ở trẻ.
Vậy quan điểm này có đúng không? Trẻ ho có cần kiêng ăn lươn không? Thực tế, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định phải kiêng đồ tanh khi bị ho hay ăn lươn sẽ khiến bé ho nhiều hơn. Bởi lẽ, nguyên nhân gây ho chủ yếu là do vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể. Lúc này, cơ thể trẻ rất cần nguồn dinh dưỡng có lợi để thúc đẩy hệ miễn dịch và các cơ quan làm việc hiệu quả hơn, qua đó góp phần đẩy lùi cơn ho.
Trong khi đó, xét về khía cạnh dinh dưỡng, lươn được coi là thực phẩm có giá trị cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, chẳng hạn như Canxi, Magie, Sắt, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6,… Không những thế, trong đông y lươn còn được coi là một vị thuốc. Nó có tác dụng nhuận tràng, dưỡng huyết, bổ khí, mạnh gân cốt, thanh nhiệt, thích hợp cho người bị kiết lỵ và ho hen,…
Đặc biệt, các món ăn từ lươn còn giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi với người mới ốm dậy hoặc sau phẫu thuật. Với trẻ bị ho, cơ thể kém hấp thụ, các món ăn từ lươn thực sự là gợi ý tuyệt vời trong khẩu phần ăn hàng tuần của bé!
Do vậy, trẻ ho có ăn lươn được không? – Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, thịt lươn có mùi tanh đặc trưng, kèm theo đó là lớp nhớt bám trên da, nên khi chế biến mẹ nhớ sơ chế thật kỹ nhé!
Công thức nấu cháo lươn siêu ngon – bổ cho bé yêu
Trẻ bị ho có nên ăn cháo lươn không? Những món ăn dạng mềm, lỏng thực sự hữu ích cho “cái” cổ họng đang kêu gào của bé mỗi khi bị ho. Vì vậy, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho bé ăn cháo lươn. Dưới đây là 3 công thức nấu cháo lươn siêu ngon, siêu bổ dưỡng cho bé yêu, mẹ cùng tham khảo nhé!
Cháo lươn khoai môn cho bé bị ho lười ăn
Cháo lươn kết hợp khoai môn với màu tím bắt mắt sẽ giúp bé kích thích vị giác, tránh nhàm chán, cũng như ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu: 100g khoai môn, 100g gạo trắng, 200g thịt lươn, hành tím, hành lá, rau mùi.
Thực hiện:
- Gạo ngâm, vo sạch rồi đem nấu thành cháo
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đem hấp chín. Sau đó cho vào nấu cùng cháo
- Lươn rửa sạch, xát muối để loại bỏ hết nhớt
- Dùng dao lọc bỏ phần xương, với phần thịt mẹ thái nhỏ rồi ướp với một chút xíu gia vị
- Phi thơm hành tím, cho lươn vào xào đến khi săn lại
- Khi cháo chín nhừ, mẹ cho lươn vào và trộn đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể cho bé ăn được rồi
Cháo lươn cà rốt – thực đơn cho bé ăn dặm bị ho
Trẻ bị ho có ăn được lươn không? Không những mang lại lợi ích cho sức khỏe, cháo lươn kết hợp với cà rốt còn tạo nên một món ăn dặm vừa ngon mắt lại ngon miệng nữa đó!
Nguyên liệu: 10g thịt lươn, 20g cà rốt, 25g gạo tẻ, gia vị.
Thực hiện:
- Gạo đem nấu cháo
- Cà rốt nạo vỏ rồi băm nhuyễn
- Lươn làm sạch nhờn, sau đó hấp chín
- Cho cà rốt vào nồi cháo đến khi chín mềm, nêm nếm gia vị, tiếp tục đun sôi trong 10 phút rồi bỏ phần lươn đã xé nhỏ vào, khuấy đều và tắt bếp
- Khi cho bé ăn, mẹ nên cho một xíu dầu mè vào cháo nhé!
Cháo lươn rau cải xanh
Nguyên liệu: 1 con lươn nhỏ, một nắm cải xanh, gạo tẻ và gia vị.
Cách làm:
- Lươn làm sạch nhớt, sau đó đem luộc hoặc hấp với gừng cho thơm
- Cải xanh rửa sạch, đem xay nhuyễn, lọc bỏ cặn rồi dùng nước đó để nấu cháo
- Khi cháo chín nhừ thì cho thịt lươn vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành
Cách chế biến lươn cho trẻ bị ho
Sau khi biết đáp án “ho có ăn được lươn không?”, mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu cách chế biến lươn sao cho đảm bảo an toàn và đáp ứng được dinh dưỡng tốt nhất cho bé yêu nhé!
- Sử dụng cật trẻ để mổ lươn: Có một mẹo rất hay khi sơ chế lươn mà mẹ nên biết để không gây tanh đó là sử dụng cật tre để mổ thay vì dùng dao, sau đó pha loãng muối với nước ấm để rửa lươn, khi ăn sẽ không bị nhớt
- Cho lươn vào tủ lạnh: Bảo quản lươn trong tủ động trước khi đem ra sơ chế sẽ giúp mẹ loại bỏ chất nhờn trên thân chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng
- Bóp muối: Lươn mua về cho vào túi ni lông, thêm muối trắng rồi dùng tay chà xát. Sau đó, dùng nước cốt chanh để rửa lại cho hết nhớt. Sơ chế bằng cách này vừa đảm bảo an toàn mà còn cho món ăn thơm ngon hơn
- Dùng tro củi tuốt lươn: Tro củi cũng là cách làm sạch lươn được người xưa áp dụng rất nhiều. Trường hợp nhà bạn không có sẵn tro củi thì có thể thay thế bằng nước vo gạo
Trên đây là giải đáp “trẻ ho có ăn được lươn không”. Mặc dù lươn là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không vì thế mà mẹ cho bé ăn quá nhiều bữa trong tuần. Việc dư thừa dưỡng chất có trong lươn có thể gây ra một số rắc rối với hệ tiêu hóa của bé. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn lươn mỗi tuần từ 1 – 2 lần thôi nhé!