Nội dung chính

Ho kích ứng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, điều trị và giải pháp

Ho kích ứng ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra khi con hít phải các chất lạ từ môi trường ngoài như, phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, thời tiết thay đổi thất thường,… Đây là tình trạng khá phổ biến, việc biết được những thông tin về bệnh lý sẽ giúp cha mẹ đối phó kịp thời khi con bị bệnh!

Ho kích ứng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, điều trị và giải pháp phòng tránh
Ho kích ứng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, điều trị và giải pháp phòng tránh

Ho kích ứng ở trẻ nhỏ là gì?

Ho kích ứng xảy ra khi cơ thể hít phải “yếu tố lạ” như phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi,…. Lúc này niêm mạc họng sẽ bị kích thích và gây ra phản xạ ho. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các yếu tố ngoài môi trường. Vì vậy, cơn ho kích ứng thường đến bất chợt khiến cha mẹ “trở tay” không kịp.

Cơn ho kích ứng thường có xu hưởng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, trẻ sẽ ho từng cơn, dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.

Ho kích ứng là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ
Ho kích ứng là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ

Cơn ho kích ứng có triệu chứng khá giống với những cơn ho bình thường. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát để nhận biết chính xác hơn. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của ho kích ứng ở trẻ:

  • Ngứa mũi, hắt xì, ho từng cơn, ngứa họng, đau rát họng
  • Cơn ho kích ứng của trẻ có thể là ho khan hoặc ho đờm
  • Khi xét nghiệm không phát hiện bạch cầu tăng
  • Cơn ho từng cơn thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm và buổi sáng

Nguyên nhân ho kích ứng ở trẻ nhỏ

Những tác nhân bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, bụi bấn, nấm mốc,… đều có thể kích hoạt cơn ho kích ứng ở trẻ. Cụ thể như sau:

Trẻ bị ho kích ứng do bụi bẩn, nấm mốc

Nấm mốc, bụi bẩn là “thủ phạm” hàng đầu gây nên các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ. Với nguyên nhân ho kích ứng do hít phải nấm mốc, bụi bẩn, trẻ thường kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi, hen suyễn, nghẹt mũi,…

Ho dị ứng thời tiết ở trẻ em

Sự thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn ho kích ứng ở trẻ. Như đã đề cập ở trên, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên không kịp thích ứng với những thay đổi từ môi trường, khí hậu. Vì vậy, vào thời điểm giao mùa mẹ sẽ thấy bé dễ bị ốm, ho nhiều hơn. Cơn ho dị ứng thời tiết thường đến trong vài ngày, đi kèm còn có triệu chứng sổ mũi, hắt xì, người mệt mỏi, uể oải,…

Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết
Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết

Trẻ bị ho kích ứng do hít phải phấn hoa

Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn những tác nhân dường như vô hại là “kẻ xâm nhập”. Trong trường hợp này đó là phấn hoa. Khi tiếp xúc trực tiếp tới yếu tố này, cơ thể sẽ nhanh chóng giải phóng histamine, gây sưng màng, mở các mạch máu. Hậu quả là trẻ sẽ bị ho ho, chảy dịch, hắt hơi, khó thở,…

Trẻ ho kích ứng do lông thú cưng

Cơ chế ho kích ứng do lông thú cưng cũng tương tự như khi hít phải phấn hoa. Với những gia đình có nuôi thú cưng, nếu thú cưng của bạn không được tắm rửa sạch sẽ, chải chuốt thường xuyên thì những sợi lông của chúng sẽ bay lơ lửng trong không khí khiến trẻ dễ hít phải. Khi lông vật nuôi xâm nhập đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,…

Cách điều trị ho kích ứng ở trẻ nhỏ

Chữa ho kích ứng ở bé như thế nào? Mặc dù những gì mà cơn ho kích ứng gây ra cho trẻ không quá nghiêm trọng. Nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Hơn nữa, ho nhiều sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, lười ăn,… gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện. Vì vậy, việc điều trị ho kích ứng ở trẻ em cần được tiến hành kịp thời, tránh để lâu gây biến chứng:

Thuốc trị ho kích ứng cho trẻ nhỏ

Các loại trị ho kích ứng được chỉ định cho trẻ nhỏ là:

  • Thuốc kháng histamine: clorpheniramin, promethazin hydroclorid
  • Thuốc chống dị ứng
  • Thuốc long đờm
  • Thuốc giảm ho

Lưu ý: Những loại thuốc kể trên tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua về cho bé uống. Việc sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc trị ho kích ứng cho trẻ
Thuốc trị ho kích ứng cho trẻ

Mẹo dân gian trị ho kích ứng

Theo các chuyên gia, khi trẻ bị ho, nhiều gia đình có thói quen dựa dẫm vào thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Thay vào đó, khi trẻ có triệu chứng ho, cha mẹ nên áp dụng những mẹo dân gian từ cây lá trong vườn vừa an toàn lại vừa đạt hiệu quả cao.

  • Rau diếp cá: Sau khi rửa sạch rau diếp cá, mẹ đem giã nhuyễn, trộn với nước vo gạo rồi dùng rây lọc lấy nước. Đun sôi hỗn hợp này rồi cho bé uống
  • Củ nghệ tươi: Nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ. Trộn nghệ với 5g đường phèn và một chút nước lọc. Chưng cách thủy hỗn hợp này trong 10 phút sau đó cho bé uống
  • Gừng: Rửa sạch gừng, đập dập rồi đem chưng với đường phèn. Mẹ có thể cho thêm chút chanh để tăng hương vị cũng như hiệu quả giảm ho cho bé
  • Mật ong: Nhắc đến mẹo dân gian trị ho thì không thể bỏ qua mật ong. Mẹ có thể đem chưng mật ong với quất, tỏi, lê,… đều được
Mẹo dân gian chữa ho kích ứng cho trẻ
Mẹo dân gian chữa ho kích ứng cho trẻ

Biện pháp phòng ngừa ho kích ứng ở trẻ nhỏ

Bên cạnh việc điều trị, cha mẹ đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn cơn ho kích ứng “làm phiền” bé nhé!

  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên lau chùi những đồ vật dễ bám bụi
  • Thay ga giường và vỏ gối 2 tháng/1 lần
  • Làm sạch rèm cửa, giá sách, đồ chơi của bé
  • Nếu bé có tiền sử dị ứng với phấn hoa, mẹ nên hạn chế đưa bé ra ngoài vào mùa hoa thụ phấn nhé
  • Vệ sinh mũi, súc miệng bằng nước muối thường xuyên
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn trước ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường thể chất, nâng cao hệ miễn dịch
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ, giảm thiểu các món ăn vặt nhiều giàu mỡ, đường, chất bảo quản thực phẩm,…

Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng ho kích ứng ở trẻ em. Hy vọng rằng chia sẻ này đã giúp trang bị thêm cho mẹ những kiến thức hữu ích trong quá trình bé lớn khôn!

Chia sẻ bài viết này