Trẻ 8 tháng bị táo bón có biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ đến từ đâu và cách xử lý sao cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trẻ 8 tháng bị táo bón
Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng và không thường xuyên. Tình trạng này có thể gặp ở các bé trong mọi lứa tuổi. Thường gặp nhất là giai đoạn trẻ tập ăn dặm 6-8 tháng tuổi. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ giúp giữ nước, làm xốp phân, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru. Do vậy, nếu chế độ ăn không đủ đáp ứng nhu cầu trẻ sẽ gặp phải tình trạng táo bón.
- Pha sữa sai cách: Việc pha sữa công thức không đúng tỉ lệ, pha đặc sẽ làm cho hệ tiêu hóa của trẻ quá tải. Bé không hấp thu được hết dinh dưỡng, lâu ngày gây ra táo bón.
- Chưa quen với kết cấu thức ăn đặc: Giai đoạn 8 tháng trẻ sẽ ăn dặm ngày 2 bữa bột hoặc cháo. Thức ăn của bé không còn là sữa (dạng lỏng) mà dần trở nên đậm đặc. Điều này khiến hệ tiêu hóa chưa quen, dễ bị rối loạn gây ra táo bón.
- Do sữa công thức không hợp: Nếu bé nhà mẹ sử dụng sữa công thức 100% mà bị táo bón thì đây chắc chắn là nguyên nhân của vấn đề. Thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức khá cao, dễ làm bé nóng dẫn đến khó tiêu. Vì vậy hãy cân nhắc chọn loại sữa phù hợp cơ địa của bé mẹ nha.
- Trẻ lười vận động: Mẹ có biết rằng để cải thiện nhu động của ruột, giảm táo bón thì việc duy trì hoạt động là điều quan trọng hay không. Vì vậy những bé lười vận động thường sẽ gặp tình trạng táo bón cao hơn.
- Trẻ bị bệnh về đường tiêu hóa: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như đại tràng phình to, tổn thương bẩm sinh đại tràng cũng là nguyên nhân gây ra táo bón cho bé.
Dấu hiệu táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi
Mẹ nên thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của bệnh táo bón:
- Tần suất đi ngoài ít hơn bình thường: Ở giai đoạn này, bé có thể bị táo bón khi đi đại tiện dưới 3 lần/tuần
- Phân trong trạng thái khô, cứng, khuôn to, bề mặt xuất hiện vết nứt. Nếu quan sát kỹ có thể thấy lẫn máu
- Trẻ khó khăn trong việc đi ngoài, bé thường phải rặn nhiều, khó vì đau rát
- Đầy bụng, sờ vào thấy cứng. Đây là dấu hiệu cho thấy thức ăn sau khi được tiêu hóa không được đào thải ra ngoài
Cách trị táo bón cho trẻ 8 tháng tuổi
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của con bạn. Dưới đây là những biện pháp phù hợp nhất giúp đánh bay táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi:
1. Giúp trẻ vận động nhiều hơn
Vận động mang lại lơi ích tuyệt vời cho mọi lứa tuổi. Vì vậy, ngay cả khi bé chưa biết đi, cha mẹ cũng nên rèn cho bé thói quen tập thể dục từ sớm. Mẹ có thể hỗ trợ bé tập các bài tập đơn giản sau:
- Bài tập đạp xe: Đặt bé nằm ngửa, hai tay nắm lấy hai chân của bé. Di chuyển chân lên xuống theo động tác đạp xe. Các động tác phối hợp nhẹ nhàng giữa phần chân và thân dưới giúp giảm và tránh đầy hơi, táo bón ở trẻ sơ sinh
- Bài tập gập chân: Đặt bé nằm ngửa, gập 1 chân bé lại, ép sát vào bụng. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, sau đó thực hiện bên chân còn lại
2. Massage bụng cho bé
Khi trẻ 8 tháng bị táo bón, phân bị ứ đọng trong trực tràng khiến con không được thoải mái. Vì vậy, mẹ nên thực hiện một số động tác massage để xoa dịu sự khó chịu, đồng thời kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài nhé!
- Động tác 1: Dùng 2 ngón tay ấn nhẹ và xoay vòng tại bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Sau đó mở rộng dần vòng quay đến xương hông hai bên
- Động tác 2: Dùng 1 ngón tay đặt bên phải rốn, vuốt nhẹ tạo thành hình chữ “I”. Tiếp theo, đặt tên lên vùng rốn của bé, vuốt sang trái rồi kéo xuống tạo thành hình chữ “L”. Cuối cùng, đặt tay lên bên trái bụng bé, vuốt hình vòng cung, sao cho tạo thành hình chữ “U”
- Động tác 3: Mẹ sử dụng các ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng ỏ gót chân và lòng bàn chân. Mẹ lưu ý nên massage nhẹ nhàng, tránh làm bé bị đau
3. Ngâm hậu môn trị táo bón cho trẻ
Bên cạnh các cách trị trẻ 8 tháng bị táo bón kể trên, mẹ có thể kết hợp ngâm hậu môn với nước ấm. Cách này sẽ giúp cơ vòng hậu môn được giản nở, qua đó kích thích phân được đào thải dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mẹ nên ngâm bé bằng chiếc chậu lớn, với mực nước ngang bụng. Thời gian thực hiện khoảng 5 phút. Sau đó, dùng khăn lau khô người và mặc cho trẻ quần áo thoáng mát.
4. Điều chỉnh chế độ ăn dặm của bé
Thường xuyên thay đổi chế độ ăn của trẻ là cách giúp giảm táo bón hiệu quả. Do đó, với trẻ 8 tháng táo bón mẹ nên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày của con.
- Bánh mì: Bắp rang bơ, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quế, bánh granola, bánh mì nguyên cám
- Ngũ cốc: Cám yến mạch, bột yến mạch, ngũ cốc cám
- Rau củ: Khoai tây bỏ vỏ, rau bina, hạt bơ, bí ngô, đậu xanh, ngô, cà rốt, bắp cải, bông cải xanh, củ cải đường
- Trái cây: Nho khô, mâm xôi, sốt táo, dâu tây, kiwi, lê, cam, xoài, đu đủ, chà là, táo bỏ vỏ
- Các loại hạt: Bơ đậu phộng, vừng đen, đậu đen, đậu pinto,…
- Sữa chua, các loại sữa mát, có thành phần chất xơ hòa tan
Những lưu ý trong chế độ ăn của trẻ 8 tháng bị táo bón:
- Cung cấp cho trẻ nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước lọc, nước ép trái cây, canh, súp,…
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh và đồ ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy cung cấp đến trẻ một bữa ăn lành mạnh hơn
- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng
5. Bổ sung men vi sinh cho bé
Trong trường hợp tình trạng táo bón ở trẻ 8 tháng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ nên cân nhắc bổ sung men vi sinh cho con. Việc này sẽ giúp cân bằng hệ thống vi sinh đường ruột, trẻ hấp thụ, tiêu hóa thức ăn tốt. Đồng thời hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,…. Tuy nhiên, trước khi sử dụng men vi sinh cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tối ưu.
6. Cho con uống thêm nước
Thiếu nước cũng là vấn đề góp phần gây ra tình trạng táo bón ở trẻ. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này mẹ nên đảm bảo lượng nước cần thiết mỗi ngày cho con. Bé 8 tháng bị táo có thể sử dụng nước lọc, nước canh, nước ép trái cây mỗi ngày để giúp cơ thể đủ nước.
7. Đổi sữa công thức cho con
Với những bé uống sữa công thức 100% ngoài nguyên nhân pha sữa không đúng tỉ lệ thì chọn sữa không hợp cũng góp phần gây ra táo bón. Với trường hợp này mẹ nên cân nhắc đổi sữa lành tính, mát cho tiêu hóa để bé cải thiện. Một số loại sữa công thức tốt cho tình trạng táo bón của trẻ có thể kể đến như: Aptamil Newzealand, HiPP Organic, Physiolac, Nan Nga, Morinaga,…
8. Rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ cho bé
Bên cạnh bổ sung chất xơ, tăng cường lợi khuẩn thì việc rèn luyện thói quen đại tiện đúng giờ cũng rất cần thiết cho trẻ táo bón. Theo đó, mẹ nên cho bé đi ngoài ngay khi con có nhu cầu. Với trẻ 8 tháng táo bón khi con có dấu hiệu rặn mẹ nên cho bé ngồi bô, kết hợp đặt chiếc ghế đẩu dưới chân để phân lưu thông dễ dàng. Đồng thời rèn luyện thói quen đi ngoài ngồi bô cho bé.
Trẻ 8 tháng táo bón khi nào cần gặp bác sĩ?
Táo bón ở trẻ không phải vấn đề quá nghiêm trọng tuy nhiên mẹ vẫn nên đưa bé đi bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Táo bón không giảm dù đã áp dụng nhiều cách
- Trẻ lười ăn, bỏ bú
- Bụng căng, chướng, sờ thấy rắn và trẻ quấy khóc liên tục
- Trẻ đi ngoài phân khô, màu đen hoặc có lẫu máu
- Trẻ nôn và từng có tiền sử tiêu phân phân su sau 24h sinh
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!