Nội dung chính

Trẻ ăn dặm bị táo bón xử lý và phòng ngừa ra sao?

Trẻ có thể bị táo bón ở mọi giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn ăn dặm là thường gặp nhất. Vậy tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp trong bài viết sau mẹ nhé.

Nguyên nhân trẻ ăn dặm bị táo bón?

Táo bón là dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi phân của bé khô, cứng, số lần đại tiện ít hơn bình thường. Với bé dưới 6 tháng tuổi, tình trạng táo bón sẽ ít xảy ra vì con bú mẹ hoàn toàn. Nhưng khi bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ nhỏ có thể sẽ bị táo bón thường xuyên vì những lý do sau đây.

Chưa kịp thích nghi thực phẩm

Trước 6 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ bú mẹ. Một số trường hợp, bé sẽ bổ sung thêm sữa công thức. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm dễ tiêu nên hệ tiêu hóa của trẻ không phải hoạt động quá mức.

Bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ bắt đầu làm quen với các thực phẩm khác sữa. Lúc này hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi nên thường gây ra chướng bụng, đầy hơi. Mặt khác thức ăn mới trong giai đoạn này thường sẽ đặc hơn với sữa nên cũng là một “thử thách” với con.

Mẹ cho bé ăn dặm sai cách

Với trẻ bắt đầu ăn dặm, nếu mẹ không biết xây dựng thực đơn cũng như nắm rõ quy trình thì rất có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Dưới đây là những sai lầm khiến trẻ ăn dặm táo bón.

Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến con dễ bị táo bón
Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến con dễ bị táo bón
  • Bổ sung nhiều chất đạm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 6 tháng đến 3 tuổi trẻ cần 13g đạm/ ngày. Nếu như mẹ cho các bé hấp thụ quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây ra táo bón
  • Thiếu rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn chứa vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Vì vậy nếu thiếu rau xanh bé sẽ gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa

33+ thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ táo bón

  • Ép bé ăn nhiều hoặc ăn dặm sớm: Việc mẹ ép bé ăn nhiều hoặc ăn quá sớm sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa khiến thức ăn không kịp tiêu, gây ra ứ trệ, táo bón kéo dài

Không được bổ sung sữa mẹ

Với trẻ bắt đầu ăn dặm, sữa mẹ vẫn là thức ăn chủ yếu. Bởi vì thực đơn phong phú đến mấy cũng không thay thế được những dưỡng chất có trong sữa mẹ. Mặt khác, sữa mẹ còn cung cấp nước và các enzyme giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Vì vậy khi được bú ít trẻ rất có thể gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu.

Do chế độ ăn của mẹ

Bé bị táo bón khi ăn dặm có thể là do chế độ ăn uống của mẹ. Bởi theo chuyên gia, khi mới tập ăn trẻ vẫn bú mẹ. Vì vậy lúc này nếu mẹ ăn uống quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chát, đắng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sữa, khiến hệ tiêu hóa của bé gặp nguy.

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì? Cách giúp con đi ngoài dễ ợt

Bé dùng sữa công thức

Với mẹ ít sữa trẻ buộc phải dùng sữa ngoài khi mới ăn dặm. Tuy nhiên điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa do lượng dinh dưỡng trong sữa công thức quá lớn khiến bé không thể tiêu hóa kịp thời gây ra táo bón, đầy hơi. Bên cạnh đó, việc pha sữa sai cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa và là nguyên nhân khiến bé mới ăn dặm bị táo bón.

Dùng sữa công thức sai cách khiến bé táo bón
Dùng sữa công thức sai cách khiến bé táo bón

Không uống đủ nước

Nguyên nhân hàng đầu khiến bé ăn dặm bị táo bón là do không uống đủ nước. Theo các chuyên gia, từ 6 tháng tuổi trẻ cần được bổ sung thêm nước ở ngoài. Vì thế nếu mẹ không cung cấp đủ, trẻ sẽ gặp khó trong việc đại tiện.

Do bệnh lý

Ngoài ra trẻ ăn dặm bị táo bón còn do mắc phải bệnh lý bẩm sinh như sa trực tràng, trĩ hoặc ruột kích thích,… Với trường hợp này để cải thiện tốt mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ ăn dặm

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ, trong đó thường gặp nhất là táo bón. Theo các chuyên gia, mẹ bỉm hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón dựa vào dấu hiệu dưới đây.

  • Trẻ đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần
  • Phân đi ngoài cứng, rời rạc, đôi khi có kích thước lớn
  • Trẻ đại tiện khó, phải gắng sức để rặn, gây đau, chảy máu thậm chí là nứt kẽ hậu môn
  • Thời gian đi đại tiện của trẻ lâu hơn bình thường
  • Một số bé sẽ có triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Triệu chứng trẻ bị táo bón khi ăn dặm
Triệu chứng trẻ bị táo bón khi ăn dặm

Trẻ mới ăn dặm bị táo bón mẹ cần làm gì?

Bé ăn dặm bị táo bón nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bệnh mẹ cần tìm cách khắc phục sớm hơn. Dưới đây là 7 mẹo nhỏ mà mẹ có thể áp dụng để bé ăn dặm bị táo bón cải thiện tốt hơn.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Với trẻ ăn dặm táo bón các bác sĩ khoa nhi thường đưa lời khuyên ngâm hậu môn trong nước ấm để làm mềm phân và giãn cơ vòng hậu môn. Từ đó kích thích việc đi đại tiện nhanh chóng. Tuy nhiên quá trình áp dụng mẹ không nên để bé ngâm nước quá lâu. Vì điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

Xoa bụng cho bé

Đối với các bé bị táo bón khi ăn dặm mẹ có thể làm động tác massage vùng bụng để giúp điều hòa nhu động ruột, tránh tình trạng phân tồn đọng trong ruột quá lâu. Cụ thể:

  • Bước 1: Mẹ để bé nằm trên giường rồi dùng ngón trỏ đặt vào dưới rốn
  • Bước 2: Các mẹ xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ
  • Bước 3: Dùng tay áp nhẹ lên thành bụng để kích thích nhu động ruột của con

Việc thực hiện động tác này thường xuyên sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, khi bé vừa mới ăn no mẹ không nên áp dụng biện pháp này, tránh gây nôn trớ, đau bụng.

Massage bụng giúp bé cải thiện táo bón
Massage bụng giúp bé cải thiện táo bón

Dùng mật ong thụt

Nếu trong nhà có sẵn hũ mật ong mẹ có thể dùng để thụt hậu môn cho bé. Cách làm này khá đơn giản mà cho hiệu quả cao. Theo đó, mật ong sẽ giúp bôi trơn cơ vòng hậu môn, giúp phân đẩy ra nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia mẹ chỉ nên áp dụng biện pháp này cho bé ăn dặm bị táo bón trong những tình huống khẩn cấp. Vì dùng thường xuyên có thể khiến con mất đi phản ứng cơ thể.

Tập động tác đạp xe

Trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ có thể thực hiện một vài động tác nhỏ để giúp kích thích nhu động ruột và đi ngoài tốt hơn. Theo đó mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai tay mình để chuyển động chân một cách nhẹ nhàng như đang đạp xe. Duy trì khoảng 5-10 phút để bé có thể tống đẩy phân ra một cách dễ dàng.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của mình

Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của bé. Do đó giai đoạn bé tập ăn dặm mẹ nên chú ý món ăn của mình. Tốt nhất là nên hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có chứa chất kích thích hoặc khó tiêu.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm hoặc men vi sinh nhằm giúp cân bằng vi sinh đường ruột, giảm thiểu tình trạng táo bón, khó tiêu đồng thời hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh việc tự ý áp dụng gây hậu quả xấu.

Cách phòng ngừa bé ăn dặm bị táo bón

Để phòng ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

Cho trẻ uống đủ nước

Uống nước là biện pháp hiệu quả nhất cho trẻ ăn dặm bị táo bón. Bởi cách làm này không chỉ giúp bé cải thiện triệu chứng mà còn hỗ trợ tuần hoàn mạch máu, cung cấp đủ nước tới các bộ phận bên trong. Theo đó, mẹ có thể bổ sung nước cho bé thông qua sữa mẹ, thực phẩm,…

Nước giúp các bé cải thiện táo bón
Nước giúp các bé cải thiện táo bón

Xây dựng thực đơn hợp lý cho con

Chế độ ăn uống lành mạnh là thứ “vũ khí” hàng đầu để trẻ đẩy lùi táo bón. Do đó mẹ hãy tham khảo thực đơn dưới đây cho bé ăn dặm.

  • Cung cấp đủ 2 bữa bột/ ngày
  • 700-800ml sữa/ ngày
  • Ngoài ra mẹ có thể bổ sung 1-2 bữa phụ bằng nước ép, sữa chua, hoa quả,….
  • Mẹ cũng nên lựa chọn những loại rau có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, rau dền để giúp bé tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón

Chú ý theo dõi việc đi ngoài của trẻ

Để phòng ngừa trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ nên ghi lại tần suất đi ngoài của con để so sánh xem bé đang đi ít hay nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tập cho bé thói quen đi ngoài đúng giờ để giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Trẻ ăn dặm bị táo bón ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy để con khỏe mạnh mẹ nên áp dụng biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Nguồn tham khảo: huckleberrycare

Chia sẻ bài viết này