Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Khi được 5 tháng tuổi, con có thể thể hiện những cảm xúc như: quấy khóc khi cha mẹ rời khỏi phòng, hôn cha mẹ, cười lên thích thú khi cha mẹ trêu đùa với giọng nói hài hước,… Về mặt thể chất, con có thể ngồi dậy (khi được hỗ trợ) và có thể lật người. Ngoài ra, trẻ 5 tháng tuổi cũng có thể ngủ trong thời gian dài hơn, bú nhiều trong một lần và khoảng cách giữa các lần bú lâu hơn.
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Khi con được 5 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy con năng động hơn, làm được nhiều điều hơn.
Về khía cạnh ăn uống
Thức ăn chính của trẻ 5 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ/sữa công thức. Lượng sữa được khuyến nghị cho trẻ trong độ tuổi này là khoảng 90 – 120ml sữa/cữ, 5 – 6 cữ/ngày. Mỗi cữ sẽ cách nhau khoảng 4h là phù hợp.
📌📌📌 Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển vượt trội?
Ngoài ra, cha mẹ có thể cân nhắc cho con làm quen với thức ăn đặc khi bé có dấu hiệu sẵn sàng:
- Có thể ngẩng cao đầu
- Mở miệng khi thức ăn ở gần
- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi mới sinh
Nhưng cha mẹ cần lưu ý rằng trẻ không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trong 6 tháng đầu đời. Vì vậy, việc cho con ăn dặm không phải là điều bắt buộc trong thời gian này.
Về khía cạnh giấc ngủ
Hầu hết trẻ em đều có thể ngủ suốt đêm (khoảng 10 tiếng) khi được 5 tháng tuổi. Để khuyến khích con có giấc ngủ đều đặn mỗi đêm, cha mẹ hãy thiết lập cho con một số thói quen trước khi đi ngủ. Cha mẹ có thể bắt đầu quy trình dỗ con ngủ bằng cách cho con tắm nước ấm, sau đó đưa con vào giấc ngủ bằng một bài hát ru hoặc một câu chuyện cổ tích thú vị, đôi mắt con sẽ bắt đầu cụp xuống ngay sau đó.
Cha mẹ nên đặt con lên giường/nôi khi con đang buồn ngủ, thay vì khi con đã ngủ sâu giấc. Điều này giúp trẻ học cách tự ru mình vào giấc ngủ thay vì dựa dẫm vào cha mẹ.
Vào ban ngày, con vẫn cần 2 giấc ngủ ngắn: một giấc vào buổi sáng và một giấc sau bữa trưa. Cha mẹ hãy cố gắng đặt con lên giường khi con có các dấu hiệu buồn ngủ; đừng trì hoãn giấc ngủ của con, vì bé có thể sẽ trở nên mệt mỏi và cáu kỉnh.
Khả năng vận động của trẻ 5 tháng tuổi
Có thể ngồi với sự trợ giúp
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Khi được 5 tháng tuổi, con có thể ngồi thẳng trong thời gian dài hơn với sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc khi tựa lưng vào gối. Bé cũng có thể ngồi thẳng mà không cần hỗ trợ trong vài giây.
Lật người
Trẻ 5 tháng tuổi có thể lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp. Cha mẹ cũng có thể nhận thấy con co duỗi chân khi nằm sấp.
Khi bé có thể lật người, cha mẹ cần lưu ý rằng tuyệt đối không để con nằm một mình trên giường, vì con có thể bị thương nếu ngã từ giường xuống đất.
Cầm nắm tốt hơn
Bé 5 tháng biết làm gì? Một điều khác mà cha mẹ sẽ nhận thấy khi con được 5 tháng tuổi là khả năng cầm nắm của con ngày càng tốt hơn. Con có thể kéo các đồ vật lại gần và cầm chúng trong bàn tay, sau đó di chuyển chúng từ tay này sang tay kia một cách thành thạo. Con thậm chí có thể tự cầm bình sữa hoặc bình tập uống nước.
Cũng vào thời điểm này, con đã bắt đầu biết cách chạm các ngón tay vào nhau và đập đồ vật xuống bàn hoặc các bề mặt cứng khác.
Sự phát triển các giác quan của trẻ 5 tháng tuổi
Có thể phân biệt sắc thái của màu
Tầm nhìn của trẻ 5 tháng tuổi đang tiếp tục được cải thiện. Tại thời điểm này, con vẫn chưa có thị lực 20/20, nhưng bé đã có thể nhìn xa hơn vài mét so với trước đó và hai mắt của con có thể tập trung quan sát những vật thể đang chuyển động.
Khi được 5 tháng tuổi, nhận thức về màu sắc của bé đã nhạy bén đến mức bé có thể phân biệt được sự khác biệt giữa 2 sắc thái của cùng một màu (màu đậm và màu nhạt). Mặc dù vậy, trẻ 5 tháng tuổi vẫn thích các màu sắc cơ bản như đỏ, xanh, vàng.
Thính giác phát triển hơn
Thính giác của trẻ 5 tháng đã phát triển hơn so với giai đoạn trước đó. Vì vậy, cha mẹ có thể nhận thấy rằng, con sẽ quay đầu về phía âm thanh được phát ra.
Vị giác phát triển
Trẻ 5 tháng tuổi đã có vị giác khá phát triển. Chính vì vậy, bé thích đưa mọi thứ vào miệng để xem cảm giác thế nào.
Cha mẹ nên đảm bảo đồ chơi và những gì bé tiếp xúc luôn sạch sẽ, không dễ vỡ và kích thước đủ lớn để đảm bảo an toàn cho bé.
Giao tiếp và hành vi của trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi có thể bập bẹ
Trẻ 5 tháng biết làm gì? Trẻ 5 tháng đã bắt đầu bập bẹ tập nói, thậm chí, âm thanh bé phát ra có thể giống như những từ thực sự. Nếu được dạy, con có thể gọi “ba ba”, “ma ma”. Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa hiểu được nghĩa của từ. Bạn hãy đợi thêm một vài tháng nữa, con sẽ biết gọi “ma ma” khi nhìn thấy mẹ và gọi “ba ba” khi thấy cha.
Mặc dù con vẫn chưa thể hiểu các từ, nhưng con có thể quay đầu khi nghe thấy có người gọi tên mình.
Phản ứng với âm thanh bằng cách tạo ra âm thanh
Khi cha mẹ nói chuyện với con, bé có thể ê a để đáp lại cha mẹ. Tông giọng của bé cũng có thể lên cao, xuống thấp y như đang thực sự nói chuyện.
Sử dụng giọng nói và vẻ mặt để thể hiện cảm xúc
Trẻ 5 tháng tuổi có thể thay đổi tông giọng và vẻ mặt để thể hiện sự hài lòng và không hài lòng của mình. Con có thể liên tục nói chuyện với bạn, cười tươi khi cảm thấy vui vẻ. Và con có thể hét lên hoặc nhăn mặt khi cảm thấy không vui.
Dễ bị phân tâm và thu hút bởi các đồ vật mới
Trong độ tuổi này, con dễ bị thu hút bởi những đồ vật khác nhau. Vì vậy, con dễ dàng bị phân tâm khi thấy một món đồ mới.
Thích ngắm mình trong gương
Khi được 5 tháng tuổi, con sẽ rất thích được nhìn mình trong gương. Nếu cha mẹ cho bé soi gương, con sẽ thích thú, tò mò nhìn ngắm chính bản thân mình.
Sự phát triển nhận thức của trẻ 5 tháng tuổi
Hiểu về nguyên nhân và kết quả
Khi được 5 tháng tuổi, nhiều bé đạt được khả năng nhận biết nguyên nhân và kết quả. Điều này có nghĩa là bé có thể cố tình ném một món đồ chơi và cười khúc khích khi nghe thấy âm thanh mà vật đó tạo ra. Con cũng có thể nhận ra rằng, nếu chúng khóc hoặc ê a, cha mẹ sẽ nhặt và đưa lại đồ vật đó cho bé.
Bé đang học được rằng hành vi của chúng có tác động đến người khác – cụ thể là bạn.
Tìm các đối tượng ẩn một phần
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu nhận thức được tính lâu dài của đồ vật, nghĩa là trẻ biết rằng đồ vật vẫn tồn tại ngay cả khi nó bị che khuất. Vì vậy, nếu bạn dùng tay/khăn/mũ/quạt/… che đi một phần gương mặt mình khi chơi trò ú òa, con sẽ biết nắm lấy những đồ vật đó và kéo nó ra. Điều này cho thấy rằng, con đã hiểu các vật thể có thể tồn tại ngoài tầm nhìn của con.
Phân biệt và đáp lại cảm xúc của mọi người
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì? Lúc này, bé đã biết phân biệt và đáp lại cảm xúc của người xung quanh. Con sẽ cười vui nếu bạn trêu đùa con bằng giọng điệu/khuôn mặt hài hước hoặc cù con một cách nhẹ nhàng. Và tất nhiên, con cũng có thể tỏ ra sợ hãi, khóc lớn nếu bạn lớn tiếng với con.
Hướng dẫn cách nuôi dạy trẻ 5 tháng tuổi
Dưới đây là những điều đơn giản cha mẹ nên thực hiện hàng ngày để hỗ trợ sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi:
- Nói chuyện và lắng nghe con: Điều này giúp con học về ngôn ngữ và giao tiếp. Trong khi nói chuyện với con, cha mẹ hãy nhìn vào mắt bé và thể hiện nét mặt để giúp bé học được mối liên hệ giữa lời nói và cảm xúc.
- Chơi cùng con: Con sẽ cảm thấy rất vui khi bạn đọc sách, hát ca, nằm sấp, chơi đồ chơi và cùng con tạo ra những âm thanh vui nhộn. Việc chơi cùng con sẽ giúp cha mẹ và con hiểu nhau hơn. Điều này cũng giúp bé cảm thấy được yêu thương và an toàn.
- Trấn an con khi con khóc: Nếu bạn an ủi con khi bé khóc hoặc khó chịu, con sẽ biết rằng con an toàn và được yêu thương.
- Tập cho bé nằm sấp từ 10 – 15 phút/ngày: Việc này nên được thực hiện khi có sự quan sát của cha mẹ; giúp tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, cơ cổ và cánh tay của con.
- Tập cho bé rướn người: Cha mẹ nên đặt đồ chơi con thích ngoài tầm với của con một chút để bé cố gắng rướn người lấy đồ vật. Cách này giúp con cải thiện sự phối hợp giữa tay và mắt đồng thời tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Cho con chơi với đồ chơi có màu tươi sáng, âm thanh vui nhộn: Điều này giúp cải thiện thị lực và thính giác của con.
- Cho bé ra ngoài chơi, tiếp xúc với người mới: Việc được thấy những sự vật, sự việc, con người mới lạ giúp bé phát triển kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội.
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Khi được 5 tháng tuổi, con sẽ đạt được những bước tiến lớn về mặt nhận thức, lời nói và trở nên năng động hơn mỗi ngày. Trong thời gian này, con sẽ trở nên nói, mỉm cười nhiều hơn; biết với tay lấy đồ vật, ngẩng đầu lên, lật người,… Cha mẹ nên nói chuyện và chơi với con thật nhiều để giúp con phát triển cảm xúc, khả năng nhận thức, tư duy,…