Nội dung chính

Thiếu máu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

Thiếu máu ở trẻ em là căn bệnh thường gặp với triệu chứng điển hình như da xanh xao, thể trạng yếu, cơ bắp nhão. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho mẹ cách điều trị và chăm sóc hiệu quả.

Thiếu máu ở trẻ em là căn bệnh gì?

Trẻ bị thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu hoặc suy giảm lượng hemoglobin thấp hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do yếu tố sinh lý hoặc các bệnh lý liên quan. Trong đó thiếu máu sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra ở giai đoạn 1 tuổi khi lượng hồng cầu thấp hơn bình thường.

Theo các chuyên gia, hồng cầu đóng vai trò là “chiếc xe tải” giúp vận chuyển oxy trong máu. Khi hít vào, không khí chứa oxy sẽ đi vào phổi. Lượng oxy khuếch tán từ đây sẽ chuyển vào máu và gắn trên bề mặt của hồng cầu. Hồng cầu lúc này đóng vai trò là người vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể.

Thiếu máu đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không đủ oxy để hoạt động. Trẻ có thể đối mặt với các vấn đề như da xanh xao, lòng bàn tay nhợt nhạt, khó ngủ, thiếu tập trung.

Theo Tổ chức y tế thế giới, cách tốt nhất để nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ em là dựa vào số lượng Hemoglobin.

  • Với trẻ 6 tháng đến 6 tuổi Hemoglobin dưới 110g/ lít thì là thiếu máu
  • Trẻ từ 6 đến 14 tuổi lượng Hemoglobin dưới 120g/lít thì là thiếu máu

Phân loại thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu ở trẻ được phân loại thành các dạng chính sau:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu sắt khiến cơ thể không đủ nguyên liệu sản suất hemoglobin, dẫn đến thiếu máu.
  • Thiếu máu nguyên bào khổng lồ: Là tình trạng thiếu máu do không đủ B12. Đây là căn bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách các triệu chứng bệnh có thể cải thiện một cách đáng kể chỉ sau vài ngày.
  • Thiếu máu tán huyết: Là tình trạng thiếu máu khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc một số thuốc
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Là bệnh huyết sắc tố di truyền với tế bào hồng cầu có dạng bất thường
  • Thiếu máu thalassemia: Dạng thiếu máu di truyền gây ra do sự khiếm khuyết trong sự tổng hợp huyết sắc tố
  • Thiếu máu bất sản: Sự suy giảm của tủy xương để tạo ra các tế bào máu.

Nguyên nhân gì khiến trẻ em bị thiếu máu?

Thiếu máu ở trẻ xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó 3 thủ phạm chính bao gồm:

Trẻ thiếu máu là do đâu?
Trẻ thiếu máu là do đâu?
  • Hồng cầu sinh ra ít: Thường gặp nhất là do trẻ thiếu sắt. Khi lượng sắt không đủ, cơ thể khó tạo ra hemoglobin, khiến lượng hồng cầu suy giảm, trẻ không có nhiên liệu để vận chuyển oxy. Ngoài sắt thì acid folic và vitamin B12 cũng là nguyên liệu cần thiết để sản sinh hồng cầu. Nếu chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, hồng cầu thiếu hụt, trẻ có nguy cơ thiếu máu rất cao.
  • Hồng cầu bị chết: Thông thường hồng cầu sẽ có hình dáng tròn hoặc dẹt để linh hoạt đi qua đoạn máu nhỏ. Nếu hồng cầu có hình dạng bất thường điển hình như hồng cầu hình liềm quá trình di chuyển qua mạch máu nhỏ sẽ bị gián đoạn. Tại đây hồng cầu sẽ bị vỡ và gây thiếu máu.
  • Do chảy máu nhiều: Trường hợp đứt tay, chảy máu ít tủy xương hoàn toàn có thể sản sinh hồng cầu để bù lại. Tuy nhiên nếu bé mất máu quá nhiều như nôn ói, tai nạn thì tủy xương không thể sản sinh lượng hồng cầu nhanh chóng. Lúc này cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu.
  • Ngoài ra trẻ em thiếu máu còn có thể là do sinh non, ngộ độc đồng, chì hoặc bị bệnh sốt rét, nhiễm trùng nặng,…

Dấu hiệu trẻ thiếu máu

Thiếu máu trẻ em thường không có biểu hiện cho đến khi bệnh chuyển biến xấu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp mẹ có thể nhận biết căn bệnh này sớm.

Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ là gì?
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ là gì?
  • Trẻ yếu ớt, lười vận động: Thiếu máu đồng nghĩa với việc các tế bào trong cơ thể không đủ oxy để hoạt động bình thường. Trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, yếu ớt, lười vận động.
  • Nước da xanh xao: Trẻ thiếu máu có số lượng hồng cầu ít hơn bình thường do đó tế bào da thường nhạt màu. Bé lúc nào cũng có dấu hiệu xanh xao, vàng vọt, niêm mạc mắt và cổ họng tái
  • Hoa mắt, chóng mặt: Thiếu máu đồng nghĩa với việc não bộ không đủ nhiên liệu để hoạt động. Do đó trẻ thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn tay chân
  • Biếng ăn: Theo các chuyên gia, khi thiếu máu trẻ sẽ mệt mỏi và lười hoạt động. Từ đó sinh ra biếng ăn
  • Tim đập nhanh: Cũng là dấu hiệu trẻ thiếu máu mà mẹ nên lưu ý. Khi lượng hồng cầu không đủ, oxy đến các tế bào bị giảm, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn. Lúc này trẻ có thể đối mặt với tình trạng tim đập nhanh, hơi thở gấp hoặc hổn hển
  • Suy giảm đề kháng: Thiếu hồng cầu cũng là lý do khiến các chức năng miễn dịch trong cơ thể giảm. Trẻ dễ nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp
  • Rối loạn ăn uống: Trẻ thèm ăn những thứ phi thực phẩm như đất, cát, sỏi,…
  • Chậm tăng cân: Thiếu máu, trẻ lười ăn, ít vận động do đó tình trạng chậm tăng cân là điều tất yếu.

Trẻ nào có nguy cơ bị thiếu máu?

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Trẻ dùng sữa bò trước 1 tuổi
  • Trẻ có chế độ ăn nghèo nàn, ít vi chất
  • Trẻ mới trải qua phẫu thuật hoặc tai nạn mất máu
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, suy gan, suy thận
  • Trẻ có bố, mẹ mắc bệnh thiếu máu di truyền

Thiếu máu ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Sức khỏe suy giảm, bé thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn
  • Hạn chế sự phát triển của não bộ, tư duy và nhận thức bị suy giảm nghiêm trọng
  • Bé có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Chức năng hô hấp suy giảm rõ rệt, trẻ bị khó thở, thở gấp
  • Đặc biệt thiếu máu ở trẻ em còn khiến hệ miễn dịch suy giảm, trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản và nhiều chứng bệnh khác
Trẻ thiếu máu có thể nguy hiểm đến tính mạng
Trẻ thiếu máu có thể nguy hiểm đến tính mạng

Chẩn đoán thiếu máu ở trẻ em như thế nào?

Thiếu máu thời kỳ đầu dường như không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy để phát hiện bệnh mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ, chủ động thực hiện xét nghiệm lâm sàng khi có dấu hiệu nghi ngờ. Cụ thể trẻ thiếu máu sẽ được làm các xét nghiệm như:

  • Hemoglobin và hematocrit: Đây là xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu phổ biến hiện nay. Dựa vào nồng độ Hemoglobin và hematocrit trong máu bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng thiếu máu ở mức độ nào
  • Phân tích tế bào máu: Là xét nghiệm giúp kiểm tra chính xác số lượng và chất lượng các tế bào bạch, tiêu cầu. Đồng thời hỗ trợ sàng lọc các bệnh về máu ác tính
  • Xét nghiệm ngoại vi: Thông qua kính hiển vi bác sĩ sẽ nhận biết tình trạng của các tế bào máu, từ đó đánh giá, kết luận nguy cơ thiếu máu chính xác
  • Xét nghiệm huyết thanh: Là xét nghiệm bổ trợ được chỉ định để nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ do đâu

>>> Cách đọc hiểu chính xác chỉ số thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Phân độ thiếu máu ở trẻ em

Tổ chức WHO đưa ra hướng dẫn phân độ thiếu máu ở trẻ dựa vào lượng Hemoglobin trong máu theo từng độ tuổi. Cụ thể:

Từ 6 đến dưới 5 tuổi:

  • Mức độ nhẹ: Lượng Hb từ 100 – 109g/l.
  • Mức độ vừa: Lượng Hb từ 70 – 99g/l.
  • Mức độ  nặng: Lượng Hb dưới 70g/l.

Trẻ từ 5 đến 11 tuổi:

  • Mức độ nhẹ: Lượng Hb từ 110 – 114g/l.
  • Mức độ vừa: Lượng Hb từ 80 – 109g/l.
  • Mức độ nặng: Lượng Hb dưới 80g/l.

Trẻ từ 12 đến 14 tuổi:

  • Mức độ nhẹ: Lượng Hb từ 110 – 119g/l.
  • Mức độ vừa: Lượng Hb từ 80 – 109g/l.
  • Mức độ nặng: Lượng Hb dưới 80g/l.

Bỏ túi cách điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ em

Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng bé. Cụ thể:

Bổ sung sắt

Bé thị thiếu máu đa phần sẽ được chỉ định dùng sắt để tăng cường sức khỏe. Một số thuốc có thể chỉ định cho bé như Ferrous sulfate; ferrous gluconate; ferrous fumarate… Tùy vào sức khỏe và tình trạng của bé mà thời gian và liều lượng sử dụng sẽ khác nhau.

  • Với trẻ 9 tháng mỗi ngày mẹ cần dùng khoảng 11mg sắt
  • Trẻ 1-3 tuổi mỗi ngày mẹ cần dùng khoảng 7mg sắt
  • Trẻ 5 tuổi mỗi ngày cần dùng khoảng 10mg sắt
  • Trẻ 9-13 tuổi mỗi ngày mẹ cần dùng 8ng sắt
  • Trẻ 14-18 tuổi mỗi ngày mẹ cần dùng 15mg với nữ và 11mg với nam

Truyền máu

Trường hợp thiếu máu nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định phương pháp truyền máu tĩnh mạch. Mục đích của phương pháp này là giúp tăng khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, suy giảm hồng cầu.

Trước khi quyết định truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu bác sĩ sẽ phải tiến hành cân nhắc. Chỉ nên truyền máu khi thực sự cần thiết, trẻ thiếu thành phần nào thì bổ sung thành phần ấy, hạn chế việc truyền máu toàn phần.

Trường hợp trẻ có phản ứng với việc truyền máu thì cần kê đơn hỗ trợ trong lần truyền sau. Hoặc bác sĩ cũng có thể chỉ định sản phẩm thay thế để ngăn ngừa phản ứng phụ này.

Thiếu máu nặng có thể phải truyền tĩnh mạch
Thiếu máu nặng có thể phải truyền tĩnh mạch

Điều trị theo nguyên nhân

Tùy theo nguyên nhân mà tình trạng trẻ thiếu máu sẽ được điều trị khác nhau. Cụ thể:

  • Thiếu máu thiếu sắt: Bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Thiếu máu do acid folic hoặc B12: Mẹ nên bổ sung thông qua thức ăn và thuốc uống hàng ngày
  • Thiếu máu do suy tủy: Trẻ có thể thực hiện ghép tủy hoặc truyền máu để duy trì sức khỏe
  • Thiếu máu do bị máu tan: Trường hợp này bé sẽ được truyền máu định kỳ và chỉ định ghép tủy càng sớm càng tốt
  • Thiếu máu bẩm sinh: Bé được sử dụng corticoid 1mg/ngày, duy trì trong 4 tuần, có thể dùng thêm thuốc ức chế miễn dịch với trường hợp nặng

Thiếu máu chỉ bổ sung sắt liệu có đủ?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thiếu máu không đơn thuần thiếu sắt mà còn thiếu nhiều vi chất đi kèm khác, đặc biệt là kẽm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu. Chưa kể, bổ sung kẽm còn làm tăng hấp thu sắt thông qua việc kích thích các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1).

Trên thực tế, chế độ ăn của trẻ chỉ đáp ứng 50% nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn khá thấp chỉ từ 5 – 15%, kẽm từ 10 – 30%. Các vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt chủ yếu có trong đạm động vật (hàu, ghẹ, thịt bò, trứng,…). Trong khi trẻ bắt đầu ăn dặm với tinh bột trước và tập ăn chất đạm sau với lượng nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ độ tuổi này còn dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán,… nguyên nhân dẫn đến giảm hấp thu sắt, kẽm. Chính vì vậy, trẻ từ 6 tháng tỷ lệ thiếu sắt và kẽm thường cao. Như vậy, trẻ thiếu đồng thời sắt và kẽm, nguy cơ thiếu máu sẽ càng cao.

Trẻ thiếu máu nên ăn gì?

Thiếu máu ở trẻ em có thể cải thiện thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm trẻ thiếu máu nên ăn.

  • Thịt đỏ: Trẻ thiếu máu phần lớn là do thiếu sắt. Vì vậy lúc này mẹ có thể tăng cường cho bé sử dụng các loại thịt đỏ như bò, thịt lợn, thịt cừu
  • Hải sản: Tôm, cua, hàu, hến là những thực phẩm dinh dưỡng tốt cho trẻ thiếu máu. Thực phẩm này ngoài sắt còn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Do đó mẹ hãy tăng cường sử dụng để phòng chống thiếu máu cho bé
  • Gan lợn: Thực phẩm này chứa sắt và vitamin giúp bé phát triển khỏe mạnh. Do đó khi bị thiếu máu thiếu sắt mẹ đừng quên tăng cường các món ăn từ gan. Chẳng hạn như gan xào tỏi, gan xào chua ngọt, cháo lòng,…
  • Rau, củ, trái cây: Rau xanh ngoài sắt còn cung cấp lượng lớn acid Folic và vitamin B12, giúp bé tổng hợp và sản sinh hồng cầu hiệu quả. Với trẻ thiếu máu mẹ nên tăng cường các loại rau xanh như cải bó xôi, rau diếp, bí ngô, khoai tây và các loại đậu đỗ,…
  • Ngoài các loại thực phẩm kể trên trẻ thiếu máu còn cần bổ sung vitamin C từ cam, quýt, táo, bưởi. Đồng thời hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chứa cafein như trà, cà phê
Chế độ ăn của trẻ thiếu máu
Chế độ ăn của trẻ thiếu máu

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ

Bên cạnh việc nâng cao khẩu phần ăn để phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ em, các mẹ cần chú ý:

  • Quá trình mang bầu và nuôi con bú mẹ cần ăn uống và bổ sung chất sắt đầy đủ
  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, có thể duy trì đến lúc 1 tuổi
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần với trẻ 2 tuổi.
  • Với bé có bệnh lý nền như tan máu, suy tủy mẹ cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Thiết lập và xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống lành mạnh
  • Thực đơn hàng ngày của bé nên bổ sung đầy đủ thịt, cá, hải sản, các loại hạt để tăng cường tổng hợp chất sắt
  • Ba mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng sắt cho trẻ thông qua các thực phẩm chức năng, viên uống,… Đặc biệt nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa đồng thời có sắt và kẽm, với hàm lượng 1/1. Bởi sự bổ sung đồng thời cả hai vi chất này sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt cho cơ thể. Từ đó phòng ngừa thiếu máu ở trẻ nhỏ hiệu quả. Hơn nữa, với tỷ lệ 1/1, mẹ có thể yên tâm cho bé dùng sắt kẽm mỗi ngày mà không lo ngại nguy cơ dư thừa, ảnh hưởng tới sức khỏe

Thiếu máu ở trẻ em hoàn toàn có thể kiểm soát nếu mẹ cho bé đi khám và thực hiện điều trị từ sớm. Hy vọng với kiến thức trên mẹ có thể bỏ túi cách nhận biết và phòng ngừa chứng bệnh này hiệu quả.

Tham khảo thêm: urmc rochester, cedars-sinai, healthychildren

https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx
https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/a/anemia-in-children.html
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chronic/Pages/Anemia-and-Your-Child.aspx
Chia sẻ bài viết này