Nội dung chính

Thiếu máu ở trẻ sinh non: Nguyên nhân & giải pháp

Hầu hết trẻ sinh non đều bị thiếu máu. Tình trạng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy thiếu máu ở trẻ sinh non là gì, nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có cái nhìn tổng quan hơn.

Trẻ sinh non bị thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân
Trẻ sinh non bị thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân

Tại sao trẻ sinh non thường bị thiếu máu?

Theo các chuyên gia y tế khoảng 85% trẻ sinh non bị thiếu máu. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bé giảm xuống dưới mức cho phép. Từ đó khiến các bộ phận khác không nhận đủ oxy. Trường hợp nặng có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ sinh non thiếu máu:

Tế bào hồng cầu có tuổi thọ ngắn

Trẻ sinh thiếu tháng thường bị suy giảm hồng cầu nghiêm trọng và đột ngột. Từ đó khiến vòng đời của các tế bào hồng cầu ngắn hơn người lớn và trẻ sinh đủ tháng. Đó là nguyên nhân khiến 85% trẻ sinh non bị thiếu máu

Quá trình sản xuất tế bào đỏ chậm tạm thời

Khi trong bụng mẹ trẻ thường lấy oxy qua nhau thai. Điều này khiến chúng không cần thêm tế bào hồng cầu. Chỉ khi tế bào hồng cầu giảm xuống dưới mức cho phép, cơ thể mới phản ứng lại bằng cách sản sinh tế bào mới. Đây là quá trình bình thường, xảy ra tuần hoàn và liên tiếp trong cơ thể người. Tuy nhiên với trẻ thiếu tháng, chu kỳ phân hủy hồng cầu thường nhanh hơn quá trình sản xuất. Do đó trẻ dễ rơi vào tình trạng thiếu máu.

Lượng sắt dự trữ thấp

Những tháng cuối của thai kỳ trẻ thường có xu hướng dự trữ sắt để tái tạo hồng cầu sau sinh. Do đó nếu sinh non, trẻ sẽ không đủ thời gian để tạo nguồn cung cấp sắt cho các tế bào.

Do phải thực hiện nhiều xét nghiệm

Trẻ sinh non thường được nuôi trong lồng ấp và lấy máu thường xuyên để theo dõi sức khỏe. Điều này vô hình chung khiến quá trình tái tạo hồng cầu không kịp sản xuất để bù vào lượng máu cần xét nghiệm. Từ đó gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ sinh non.

Máu không tương thích giữa mẹ và con

Thiếu máu ở trẻ sinh non còn xảy ra do Rh hoặc một nhóm máu không tương thích giữa mẹ và bé. Khi đó cơ thể mẹ sẽ tạo ra các kháng thể chống lại Rh trong máu của con, khiến tế bào hồng cầu trong thai nhi bị ảnh hưởng, gây ra bệnh thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh nhất là sinh non.

Rối loạn gen di truyền

Rối loạn di truyền cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh non bị thiếu máu. Lý do là bởi các rối loạn này trong quá trình tổng hợp hồng cầu sẽ gây ra bất thường làm tế bào máu bị phá hủy hoặc chết sớm.Từ đó khiến cơ thể thiếu máu và mắc tan máu bẩm sinh.

Do mắc các bệnh nhiễm trùng

Thiếu tháng có thể khiến trẻ gia tăng nguy bị bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, rubella hoặc parvovirus,… Từ đó gây ảnh hưởng đến tủy xương khiến bộ phận này không sản xuất đủ hồng cầu.

Tế bào hồng cầu có tuổi thọ ngắn khiến trẻ sinh non không đủ máu nuôi cơ thể
Tế bào hồng cầu có tuổi thọ ngắn khiến trẻ sinh non không đủ máu nuôi cơ thể

Yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị thiếu máu khi sinh non

Bên cạnh những nguyên nhân đã được liệt kê thì thiếu máu ở trẻ sinh non còn có thể khởi phát do những yếu tố nguy cơ như:

  • Trong gia đình từng có người bị bệnh thiếu máu
  • Quá trình sinh nở của mẹ gặp những biến chứng bất thường như quấn dây rốn, bong nhau tiền đạo, chấn thương khi sinh,…
  • Mẹ mang thai đôi cùng trứng cùng bánh rau khiến tình trạng phân phối máu không đồng đều giữa các thai nhi. Một trẻ sẽ là đóng vai trò là thai nhi cho, truyền máu qua động mạnh đến bánh rau. Nhưng không nhận được lượng máu có chất dinh dưỡng từ bánh nhau qua tĩnh mạch
  • Do chế độ ăn uống của mẹ trong lúc mang thai nghèo nàn, thiếu sắt, vitamin B6 và B12

Triệu chứng nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ sinh non

Triệu chứng thiếu máu ở trẻ sinh non có thể dao động từ trung bình đến nặng. Trong đó các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Môi, mắt và dưới ngón tay bị đóng màng
  • Nhịp tim nhanh, thở gấp
  • Bé hay bị hụt hơi, khó thở
  • Phát triển chậm, quá trình nuôi dưỡng gặp nhiều khó khăn
  • Trẻ thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc
  • Một số bé còn có thể bị sưng ở bàn tay hoặc bàn chân

Trường hợp trẻ sinh non có những biểu hiện trên mẹ cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ và can thiệp đúng lúc, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sinh non thiếu máu thường nhợt nhạt, xanh xao
Trẻ sinh non thiếu máu thường nhợt nhạt, xanh xao

Trẻ sinh non bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Sinh non sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã yếu. Do đó nếu bị thiếu máu trẻ có thể phải đối mặt với các nguy cơ như:

  • Khả năng tư duy, tập trung giảm. Trẻ bị sa sút về trí tuệ
  • Dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, viêm họng, cảm cúm, viêm phổi,…
  • Nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim. Lâu ngày gây nhồi máu cơ tim, có thể tử vong đột ngột
  • Trẻ dễ bị các bệnh về đường hô hấp như thở gấp, thở nông, thở gắng sức

Cách chẩn đoán thiếu máu ở trẻ sinh non

Thiếu máu ở trẻ sinh non được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu tiêu chuẩn để đo lường tế bào màu đỏ cũng như phần trăm của nó trong một mẫu máu. Cụ thể các xét nghiệm sẽ bao gồm:

  • Xét nghiệm chỉ số tế bào hồng cầu
  • Xét nghiệm tỉ số Hematocrit
  • Xét nghiệm huyết sắc tố, hồng cầu lưới
  • Xét nghiệm nhóm máu và test Coombs
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân

Dựa trên kết quả thu được bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và phác đồ điều trị hiệu quả với tình trạng của từng bé.

Biện pháp giúp điều trị thiếu máu ở trẻ sinh non hiệu quả

Trẻ đủ tháng khi bị thiếu máu thường không phải điều trị y khoa. Vì thông qua sữa mẹ, thức ăn trẻ sẽ tự tổng hợp sắt và cải thiện tình trạng thiếu máu hiệu quả. Tuy nhiên ở những bé sinh non, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn rất yếu do đó việc thiếu máu cần phải điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu. Cụ thể các phương pháp điều trị thiếu máu ở trẻ sinh non gồm:

Truyền máu cho trẻ sinh non

Với những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé truyền máu. Đây là cách làm nhanh nhất để tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Theo đó quá trình được thực hiện bằng cách sử dụng những gói máu hiến tặng hoặc từ các thành viên trong gia đình. Máu được đóng gói, tách chiết chỉ chứa các tế bào hồng cầu và được truyền qua đường tĩnh mạch cho bé. Quá trình truyền máu sẽ phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định, tránh tình trạng sốc máu hoặc lây truyền những căn bệnh nguy hiểm.

Trẻ có thể được truyền máu để cung cấp lượng lớn hồng cầu
Trẻ có thể được truyền máu để cung cấp lượng lớn hồng cầu

Điều trị Erythropoietin

Ngoài truyền máu thì Erythropoietin được coi là phương pháp điều trị thiếu máu ở trẻ sinh non hiện đại nhất hiện nay. Theo đó phương pháp này sẽ sử dụng một loại hormone tự nhiên là Erythropoietin có khả năng kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu. Bác sĩ sẽ sử dụng erythropoietin để 3 lần một tuần kèm bổ sung sắt cho trẻ. Ưu điểm của phương pháp này là giúp giảm số lần truyền máu tuy nhiên chúng khá tốn kém.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Ngoài hai phương pháp chính kể trên thì đối với trẻ sinh non sau 32 tuần mẹ có thể cho con tập bú. Do đó cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hải sản, trứng, sữa,… để con có thể hấp thụ hiệu quả.

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở những trẻ sinh non

Để giảm thiểu tình trạng trẻ sinh non bị thiếu máu quá trình mang thai mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng thật hợp lý ngay từ khi mang bầu
  • Bổ sung sắt, axit folic theo chỉ định của bác sĩ sau khi phát hiện mang thai
  • Theo dõi thai kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những bất thường
  • Tránh stress, căng thẳng và khói thuốc, rượu bia trong quá trình mang thai để hạn chế nguy cơ sinh non
  • Kiểm soát các bệnh mãn tính hiệu quả khi mang bầu
  • Để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, ba mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng sắt cho bé thông qua các sản phẩm, viên uống. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa đồng thời cả kẽm với hàm lượng tương đương. Bởi theo nghiên cứu, trẻ thiếu sắt thường đi kèm với thiếu kẽm. Việc thiếu hụt đồng thời hai vi chất này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sinh non thể trạng còn yếu.Hơn thế, lựa chọn sản phẩm có chứa cả sắt và kẽm đồng thời, trẻ đỡ phải uống nhiều lần, mẹ cũng tiết kiệm được chi phí. Lưu ý, khi bổ sung sắt kẽm cho trẻ, sản phẩm đó phải dễ uống, không có mùi tanh, vị chua chát để trẻ hấp thu dễ dàng hơn

Thiếu máu ở trẻ sinh non là tình trạng nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Do đó để trẻ nhỏ có thể phát triển khỏe mạnh quá trình thai kỳ mẹ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng. Trường hợp trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị tích cực.

Tham khảo thêm: nih

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2981681/
Chia sẻ bài viết này