Trẻ thiếu máu nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho mẹ những món ăn bổ máu cho trẻ hiệu quả và dễ làm. Cùng theo dõi và bỏ túi mẹ nhé.
Top 7 món ăn bổ máu cho trẻ em mẹ cần nằm lòng
Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở trẻ nhất là các bé biếng ăn, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Theo các chuyên gia tình trạng thiếu máu kéo dài có thể khiến bé rơi vào trạng thái thiếu hụt vi chất, thậm chí là chậm phát triển trí tuệ, giảm khả năng tập trung, bé bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Với trẻ thiếu máu mẹ hoàn toàn có thể bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ hàng ngày. Một số món ăn bổ máu cho bé gồm.
1. Canh bầu nấu nghêu
Nghêu vốn là thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin A có lợi cho sức khỏe. Lượng sắt trong thực phẩm này còn nhiều hơn cả thịt bò nên đặc biệt bổ máu, thích hợp cho trẻ nhỏ. Không chỉ thế theo nhiều nghiên cứu khoa học, ăn nghêu giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ quá trình phát triển của bé. Vì vậy nếu chưa biết thức ăn bổ máu cho trẻ là gì? Mẹ có thể tham khảo món canh này.
Nguyên liệu:
- Nghêu
- Bầu
- Hành, ngò, gừng, ớt, gia vị, dầu ăn
Cách thực hiện:
- Nghêu rửa sạch, ngâm với nước muối và ớt trong khoảng 1 giờ
- Cho nghêu vào nồi, luộc cùng với nước, thêm một chút gừng
- Khi nghêu há miệng thì vớt ra, bóc tách phần thịt, giữ lại tô nước luộc
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch. Bầu gọt vỏ, bỏ ruột rồi cắt miếng vừa ăn
- Ướp nghêu với hạt nêm, bột canh, chút mắm rồi để trong 10 phút
- Bắc nồi lên bếp cho vào ½ thìa dầu ăn. Đợi khi dầu nóng thì cho gừng, hành tím vào phi thơm
- Tiếp đến cho nghêu vào xào khoảng 3-4 phút thì cho bầu đảo đều tay
- Cho phần nước nghêu vào nồi, nấu thêm 2-3 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là được
2. Cháo củ dền và thịt bò
Cháo thịt bò nấu với củ dền là món ăn dặm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ thiếu máu. Ngoài lượng sắt dồi dào, món ăn này còn sở hữu vitamin và dưỡng chất tốt cho thể chất và trí não của bé. Để thực hiện món ăn bổ máu cho bé này mẹ chỉ cần bỏ túi cách làm sau.
Nguyên liệu:
- Củ dền
- Phần thăn của bò
- Gia vị
- Gạo tẻ
Cách thực hiện:
- Củ dền rửa sạch, đem thái chỉ rồi luộc chín
- Lấy phần dền vừa luộc đi xay hoặc nghiền nhuyễn
- Tỏi băm nhỏ, phi thật thơm rồi đem xào với thịt bò
- Sau khi thịt bò chín thì băm nhuyễn để riêng
- Phần gạo vo sạch, cho nước vào nấu thành cháo
- Tiếp đến cho củ dền, thịt bò vào nồi cháo, đảo đều rồi ninh nhừ
- Sau vài phút thì thêm dầu oliu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho bé sử dụng
3. Canh thịt bò nấu với cà chua và giá đỗ
Thịt bò là món ăn giàu sắt. Kết hợp với cà chua, giá đỗ giàu vitamin C và acid folic sẽ giúp bé tăng khả năng sản sinh hồng cầu. Vì vậy trong danh sách những món ăn bổ máu cho bé mẹ chắc chắn không thể bỏ qua thực đơn này.
Nguyên liệu:
- Thịt bò lấy phần thăn mềm
- Giá đỗ
- Cà chua
- Hành, ngò, gia vị
Cách thực hiện:
- Thịt bò sơ chế rồi đem thái lát thật mỏng
- Ướp thịt bò với gia vị, hành tím và hạt nêm. Vắt thêm nửa trái chanh rồi để trong 5 phút
- Cà chua, giá đỗ, hành ngò rửa sạch, để thật ráo
- Bắc bếp nấu sôi rồi cho cà chua, giá đỗ vào nồi. Đợi khi canh sôi lớn thì thêm thịt bò và chút gia vị vào
- Món ăn này mẹ không nên đun quá lâu vì sẽ khiến lượng vitamin C bị mất và thịt bò trở nên dai
4. Cháo chim bồ câu
Chim bồ câu là một trong những thượng phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Với trẻ thiếu máu món ăn này không chỉ dồi dào lượng sắt, protein, canxi, đồng mà còn cung cấp các loại vitamin cần thiết như A, B, E. Vậy nên trong danh sách những món ăn bổ máu cho trẻ em chắc chắn không thể thiếu cháo chim câu. Món ăn này gây ấn tượng bởi mùi vị thơm ngon, béo ngậy mà không bé nào có thể chối từ.
Nguyên liệu:
- Chim bồ câu, chọn con còn non
- Gạo tẻ
- Gia vị
- Hành tươi
- Nấm hương
- Cà rốt
- Đậu xanh
Cách làm:
- Chim câu mua về sơ chế sạch sẽ. Dùng muối và nước chanh chà sát lên phần thịt rồi rửa sạch với nước
- Lọc thịt ở 2 bên đùi và lườn của chim, phần xương tách riêng để ninh nước dùng
- Thịt chim câu mang đi băm nhỏ, ướp với gia vị trong khoảng 30 phút
- Đậu xanh ngâm với nước cho nở mềm, sau đó vớt ra, đãi vỏ
- Nấm hương ngâm nước, thái nhỏ vừa ăn; cà rốt thái lựu
- Ninh phần xương bồ cầu, sau đó rang gạo rồi dùng phần nước để nấu cháo
- Cho thêm đậu xanh, gừng, nấm hương vào nồi
- Đợi khi cháo chín, thì thêm phần thịt bồ câu đã ướp, tiếp đến cho thêm cà rốt
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, tiếp tục đun thêm 30 phút nữa
- Múc cháo ra bát thêm tiêu, hành lá để tăng thêm hương vị rồi cho bé thường thức
- Cháo chim câu nóng hổi, dậy mùi nấm, hành ngò chắc chắn sẽ khiến bé ăn ngon “thun thút”
5. Cháo gan gà
Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu trong danh sách những món ăn bổ máu cho trẻ em không có cháo gan gà. Phần gan mềm, ngọt thích hợp làm món ăn cho bé. Đặc biệt khi kết hợp với các loại rau món ăn này sẽ trở nên đưa miệng, bổ máu, tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên theo khuyến cáo của bác sĩ, mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 2-3 lần gan gà, liều lượng cho phép mỗi ngày là từ 30-50g.
Nguyên liệu:
- Gan gà
- Gạo
- Cải ngọt
- Dầu thực vật
- Gia vị
Cách làm:
- Gan gà băm nhỏ, ướp cùng gia vị rồi để nguyên trong 5 phút
- Bắc chảo lên bếp, xào qua phần gan cho đến khi chín
- Rau cải rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn
- Đợi cho cháo chín thì cho gan gà và rau cải vào khuấy đều
- Nấu cho cháo sôi thì nêm nếm gia vị và tắt bếp
- Múc cháo ra chén đợi cho nguội bớt thì cho bé sử dụng
6. Sò huyết sốt chua ngọt
Sò huyết vốn là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, sắt, omega 3 và đạm. Phần thịt sò huyết tươi ngon kết hợp với nước sốt me “thần thánh” chắc chắn sẽ khiến các bé mê mệt. Cách làm món ăn này cũng khá đơn giản, chỉ một loáng là mẹ đã có trong tay đĩa sò huyết sốt me ngon đáo để rồi.
Nguyên liệu:
- Sò huyết
- Nước sốt me
- Tỏi
- Ớt
- Rau răm
- Gia vị
Cách làm:
- Sò huyết đem ngâm với nước ớt và muối cho ra bớt cát
- Tỏi bóc vỏ, đập nhỏ, rau thơm nhặt bỏ lá già, đem ngâm nước muối rồi rửa sạch lại
- Ớt rửa sạch, thái nhỏ
- Chuẩn bị 1 cái chảo, bật lửa vừa phải sau đó chờ dầu nóng. Cho tỏi vào phi thơm, tiếp đến cho sò vào đảo để tầm 2 phút thì đổ nước cốt me, nước mắm vào đun
- Để lửa nhỏ, đảo đều tay trong khoảng 3-5 phút đến khi sò hé miệng, nước sốt sánh lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn
- Cuối cùng cho thêm rau răm vào đảo thêm vài lần rồi rút ra đĩa, rưới nước sốt lên trên
7. Cháo lươn
Cháo lươn là một trong những món ăn bổ máu cho trẻ em mà mẹ nào cũng cần bỏ túi. Với nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện đơn giản mẹ sẽ có trong tay món cháo thơm ngon, đậm đà hương vị. Từng miếng thịt lươn chín mềm, thấm đẫm gia vị hòa quyện với hương thơm của gừng, sả, ớt là sự lựa chọn tuyệt vời cho bé trong những ngày lạnh.
Nguyên liệu:
- Lươn
- Gạo
- Gừng
- Gia vị
Cách làm:
- Lươn làm sạch, loại bỏ nội tạng, cắt bỏ phần đầu và đuôi
- Cho lươn ra bát, hấp cách thủy đến chín, gỡ lấy phần thịt
- Gừng giã nhỏ, lọc lấy phần nước rồi trộn cùng thịt lươn, dầu thực vật
- Bắc chảo lên bếp rồi xào thịt lươn
- Phần gạo xong khi nấu cháo chín thì cho thịt lươn vào đun trên lửa nhỏ
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi múc ra cho bé thưởng thức. Nên cho bé ăn khi nóng để không có mùi tanh
Lưu ý khi chế biến và cho trẻ dùng món ăn bổ máu
Việc chế biến những món ăn bổ máu cho bé mẹ cần tuân thủ một vài gợi ý dưới đây để đảm bảo lượng sắt không bị hao hụt.
- Chọn nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo an toàn để lên thực đơn cho bé
- Với trẻ thiếu máu mẹ nên tăng cường thực phẩm bổ máu cho trẻ, ưu tiên loại sắt heme để con có thể hấp thụ tốt hơn
- Ngoài thực phẩm giàu sắt mẹ có thể tăng cường cho bé sử dụng vitamin B12, acid folic. Đây cũng là các vi chất tốt cho quá trình tổng hợp hồng cầu
- Việc chế biến thức ăn bổ máu cho trẻ cần hạn chế đun đi đun lại vì như thế dưỡng chất sẽ bị hao hụt rất nhiều
- Những món ăn bổ máu cho trẻ em nên ưu tiên sự đa dạng, tránh nhàm chán, đơn điệu
- Thực đơn bổ máu cho bé mẹ cũng nên tăng cường sử dụng vitamin C để bé hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn
- Quá trình chế biến món ăn bổ máu cho bé mẹ cần hạn chế thực phẩm có vị chát như trà và ổi. Trường hợp sử dụng hải sản, rong biển, thịt đỏ để bổ máu bé cần hạn chế uống trà ít nhất sau 2 giờ
- Một số thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm giảm hấp thu lượng sắt. Do đó mẹ nên hạn chế kết hợp cùng lúc với những món ăn bổ máu cho trẻ em
- Quá trình sử dụng thực phẩm bổ máu không mang lại hiệu quả mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời
Trẻ từ 6 tháng tuổi có mức hấp thụ sắt là1 5%. Vì vậy, với nhu cầu dinh dưỡng trên, trung bình 1 ngày bé phải nạp 5.6mg sắt. Tương ứng với việc phải tiêu thụ một lượng lớn tôm, cua, thịt bò,… mới đủ nhu cầu sắt mỗi ngày. Chưa kể, giai đoạn này bé rất hay biếng ăn, do đó bổ sung sắt đầy đủ cho trẻ qua chế độ ăn uống là điều không thể. Vì vậy để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, ba mẹ nên tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung sắt cho bé. Đặc biệt nên ưu tiên sản phẩm có đồng thời hàm lượng kẽm theo tỷ lệ tương ứng để góp phần hấp thu sắt cho cơ thể.
Trên thị trường hiện nay, sản phẩm bổ sung sắt, kẽm riêng biệt cho trẻ rất đa dạng. Nhưng hiếm có sản phẩm bổ sung đồng thời cả sắt và kẽm, đáp ứng nhu cầu dự phòng hàng ngày. Trong số ít đó, TPBVSK Fitobimbi Frerro C chính là một sản phẩm được nhiều mẹ đánh giá cao.
Sản phẩm với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin C, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt kẽm một cách tối ưu. Đặc biệt, tỷ lệ sắt/kẽm trong Ferro C là 1/1 – tỷ lệ vàng giúp tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống sắt kẽm mỗi ngày mà không lo ngại gặp tác dụng phụ.
Sản phẩm được khuyên dùng cho trẻ từ 6 tháng gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, sức đề kháng kém, dễ ốm, trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung vitamin và khoáng chất.
Với những món ăn bổ máu cho trẻ em mà Fitobimbi giới thiệu hy vọng mẹ sẽ có thêm kiến thức để chăm con khỏe mạnh. Chúc các mẹ thành công khi xây dựng và lên thực đơn cho bé.