Nội dung chính

Top 6 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em mẹ cần ghi nhớ!

Thiếu máu kéo dài có thể gây suy giảm thể chất và nhận thức ở trẻ. Vậy nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là gì, phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu và bỏ túi đáp án trong bài viết sau mẹ nhé!

Mẹ có nên cho trẻ uống SẮT vào buổi tối hay không?

Vitamin bổ sung sắt cho bé: Mách mẹ tiêu chí lựa chọn

Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu ở trẻ là tình trạng số lượng hồng cầu giảm xuống dưới mức cho phép, khiến tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy để hoạt động. Trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, xanh xao, cơ thể yếu ớt.

Theo các chuyên gia, dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà thiếu máu ở trẻ được chia thành các dạng như:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Là chứng bệnh phổ biến hiện nay. Khi cơ thể thiếu sắt, tế bào ngừng sản xuất hồng cầu, trẻ rơi vào tình trạng thiếu máu
  • Thiếu máu do tan máu: Là tình trạng tế bào hồng cầu bị phá vỡ bất thường do cơ thể mắc bệnh nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc
  • Thiếu máu do hồng cầu hình liềm: Là dạng thiếu máu di truyền khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể có hình dạng bất thường
  • Thiếu máu không tái tạo: Là tình trạng thiếu máu do cơ thể không sản sinh đủ lượng hồng cầu. Căn bệnh này khởi phát ở những bé gặp vấn đề về tủy xương
Thiếu máu ở trẻ em hiện nay chiếm tỉ lệ rất cao
Thiếu máu ở trẻ em hiện nay chiếm tỉ lệ rất cao

Tình trạng thiếu máu kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó mẹ phải cảnh giác thật cao. Một vài biến chứng nguy hiểm bé có thể gặp phải khi bị thiếu máu là:

  • Gặp vấn đề về tăng trưởng và phát triển
  • Gặp vấn đề về xương khớp như suy tủy
  • Mắc các bệnh về bạch cầu, tim mạch, hô hấp và hệ miễn dịch bị ảnh hưởng
  • Một số bé còn có thể bị mắc ung thư

Trẻ thiếu Máu có biểu hiện gì? Top 12 dấu hiệu dễ thấy

6 nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu máu

Xác định nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là chìa khóa quan trọng để mẹ có thể điều trị hiệu quả chứng bệnh này. Vậy nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là gì?

1. Sinh non, nhẹ cân

Khi còn trong bụng mẹ trẻ đã bắt đầu dự trữ dinh dưỡng để chuẩn bị cho cuộc sống tự lập về sau. Giai đoạn này bé sẽ hấp thụ lượng sắt vừa đủ để khi sinh ra không bị thiếu máu do thiếu sắt. Thai nhi hấp thụ sắt chủ yếu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Lượng sắt dự trữ đạt khoảng 300mg, đủ dùng trong 3-4 tháng đầu. Với trẻ sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu thiếu sắt thai kỳ nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt dự trữ là rất cao.

Chưa kể ở những tuần đầu sau sinh, nồng độ huyết sắc tố ở trẻ sinh non suy giảm mạnh. Trong khi, cơ thể chưa kịp sản xuất hồng cầu bù đắp. Điều này kéo dài sẽ gây thiếu máu sinh non.

Sắt dự trữ thấp khiến con dễ bị thiếu hụt
Sắt dự trữ thấp khiến con dễ bị thiếu hụt

2. Chế độ ăn nghèo nàn

Sau khi chào đời, nguồn sắt của bé chủ yếu được lấy từ thức ăn và viên uống bổ sung. Tuy nhiên ở giai đoạn mới sinh nguồn thực phẩm lúc này chủ yếu là sữa. Vì vậy lượng sắt không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của bé. Nếu giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) chế độ ăn vẫn nghèo nàn, thiếu đa dạng, ít thực phẩm giàu sắt hoặc ăn chay trường bé sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt rất cao.

Một số trường hợp dù chế độ ăn giàu sắt nhưng trẻ phát triển quá nhanh vẫn thiếu máu. Vì vậy mẹ cần phát hiện và bổ sung kịp thời lượng sắt cần thiết cho bé.

3. Mắc bệnh tiêu hóa

Một số trường hợp bé có thể bị thiếu máu do mắc bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón. Tình trạng này kéo dài dẫn đến lượng sắt không được hấp thu hiệu quả, gây thiếu máu, thiếu sắt.

4. Suy tủy

Tủy xương là bộ phận tạo máu quan trọng của cơ thể. Do đó khi tủy xương bị biến dạng hoặc xuất hiện tổn thương quá trình sản xuất hồng cầu sẽ bị ảnh hưởng .

Trong các dạng tổn thương thì suy tủy được coi là nguyên nhân trẻ thiếu máu thường gặp. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng suy giảm số lượng hồng, bạch và tiểu cầu trong máu. Đồng thời phần tủy dần bị thay thế bởi các mô mỡ có sự suy giảm của tế bào tạo máu.

5. Do bệnh tan máu

Tan máu là cũng là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em mà mẹ chớ xem thường. Căn bệnh này khởi phát do:

  • Thiếu máu do tan máu tại hồng cầu và di truyền: Khi đó trẻ có thể bị bệnh hồng cầu máu nhỏ hoặc thalassemia di truyền không thể sản sinh hemoglobin đáp ứng nhu cầu cơ thể
  • Thiếu máu do tan máu ngoài hồng cầu: Khi đó trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nặng hoặc do miễn dịch và ngộ độc thuốc khiến hồng cầu không đủ lớn để vận chuyển oxy đến các tế bào

Theo các chuyên gia, thalassemia là nguyên nhân thiếu máu ở trẻ chiếm tỉ trọng cao. Căn bệnh này khởi phát do di truyền bất thường trong cấu tạo hemoglobin. Khiến tế bào hồng cầu giảm tuổi thọ hơn bình thường (dưới 120 ngày). Khi đó cơ thể sẽ không kịp sản sinh hồng cầu để phục vụ quá trình tạo máu.

Ngoài thalassemia thì thiếu máu do tan máu miễn dịch cũng là nguyên nhân thường gặp. Bệnh khởi phát do cơ thể tồn tại kháng thể có khả năng chống lại tế bào hồng cầu, gây vỡ và khiến bé thiếu máu.

6. Do chảy máu

Mất máu cũng có thể là nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Trường hợp trẻ mất máu ít như đứt tay, chảy máu mũi tủy xương có thể sản sinh hồng cầu để bù đắp lại. Tuy nhiên với trường hợp mất máu nghiêm trọng do tai nạn hoặc chảy máu tiêu hóa, rong kinh, giun sán, tủy xương sẽ không thể tạo hồng cầu đủ nhanh để bù lại lượng máu đã mất. Điều này là nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ em.

Chảy máu nhiều có thể thiếu bé bị thiếu máu
Chảy máu nhiều có thể thiếu bé bị thiếu máu

Trẻ mất máu trong thời gian dài có thể bị thiếu máu. Lượng sắt hao hụt do quá trình mất máu thường cao hơn lượng sắt hấp thụ từ thức ăn. Do đó cơ thể sẽ không đủ sắt để sản sinh hồng cầu. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

7. Hình dáng hồng cầu bất thường

Sự bất thường về hình dáng hồng cầu là cũng nguyên nhân trẻ bị thiếu máu. Mạch máu trong cơ thể tồn tại dưới dạng ống nhỏ, ống lớn. Những ống nhỏ, nhỏ đến mức tại cùng thời điểm chỉ có một hồng cầu đi qua. Vì vậy để linh hoạt di chuyển qua mạch máu nhỏ, hồng cầu thường tồn tại dưới dạng hình dẹt, giống chiếc bánh rán. Việc xuất hiện hình dạng bất thường sẽ gây khó khăn trong việc di truyền. Hồng cầu lúc này sẽ dễ bị tiêu diệt và phá vỡ, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ em.

8. Bất thường ở Hemoglobin (Hb)

Về mặt chức năng, Hb là phức hợp hóa học có nhiệm vụ gắn kết oxy từ phổi, sau đó mang đi khắp cơ thể. Cơ cấu, chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của Hb. Tuy nhiên, một số bệnh lý di truyền có thể gây ra bất thường ở Hb, dẫn tới giảm hồng cầu, gây thiếu máu. Nhưng vấn đề này thường ít gặp ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, thiếu máu ở trẻ còn có thể khởi phát do thiếu vitamin B12, acid folic, kẽm. Hoặc do mắc một số bệnh lý như ung thư máu, suy thận mãn tính, thiểu năng giáp. Những bé bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc chì quá trình tổng hợp hồng cầu cũng bị gián đoán. Gây ra thiếu máu nếu không được cải thiện kịp thời.

Cách chọn sữa dành cho trẻ thiếu máu “đúng chuẩn”

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân thiếu máu ở trẻ mà các biện pháp phòng ngừa có thể khác nhau. Cụ thể:

Phòng ngừa thiếu máu do thiếu dinh dưỡng

Đối với nguyên nhân trẻ thiếu máu này mẹ có thể phòng ngừa bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn. Cụ thể:

  • Cho trẻ bú mẹ tối thiểu trong năm đầu đời. Nguồn sữa mẹ ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn chứa một lượng lớn sắt. Giúp trẻ dễ dàng hấp thụ và chuyển hóa thành máu
  • Giai đoạn ăn dặm, mẹ cần chú ý xây dựng thực đơn. Tăng cường thực phẩm bổ máu cho trẻ như thịt đỏ, hải sản, gan động vật, các loại đậu, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, yến mạch, socola đen. Đa dạng thực đơn và cách chế biến để bé có thể hấp thu hiệu quả
  • Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ tuyệt đối không cho con uống sữa bò. Hàm lượng sắt trong loại sữa này rất thấp. Không chỉ thế nó còn có thể cản trở việc hấp thụ sắt từ thực phẩm khác. Đồng thời gây kích ứng dạ dày cho bé
  • Bổ sung thức ăn giàu vitamin C để hỗ trợ quá trình hấp thụ. Một vài gợi ý cho mẹ là hãy sử dụng đu đủ, dưa vàng, dâu tây, cam,…
  • Bổ sung sắt kèm kẽm để góp phần hỗ trợ hấp thu sắt cho cơ thể. Kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia tổng hợp tế bào hồng cầu. Theo đó, nồng độ kẽm giảm trong huyết thanh tương quan với các dấu hiệu thiếu sắt.
  • Tăng cường thực phẩm giàu acid folic như trứng, đu đủ, cam, chuối, đậu xanh,… Đây cũng là nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu ở trẻ
  • Sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như hạnh nhân, xoài, kiwi, các loại hạt để bé có thể tổng hợp hồng cầu hiệu quả
Bổ sung vi chất như sắt, vitamin B12 cho bé qua chế độ ăn
Bổ sung vi chất như sắt, vitamin B12 cho bé qua chế độ ăn

Phòng ngừa thiếu máu do các nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu bệnh lý mẹ cũng có thể phòng ngừa bằng những mẹo sau:

  • Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh và có phương án xử lý phù hợp
  • Với trẻ từ 2 tuổi mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé, tránh tình trạng giun móc ký sinh gây thiếu hụt hồng cầu
  • Với trẻ vị thành niên đặc biệt là bé gái từ 12 tuổi cần kiểm tra công thức máu 1 lần/ năm. Nếu không có gì bất thường thì sau 5 năm sẽ kiểm tra lại
  • Hạn chế cho bé chơi trò chơi mạo hiểm vì điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn, mất máu

Thiếu máu do bệnh lý là tình trạng tương đối phức tạp và nguy hiểm. Do đó để chắc chắn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả chứng bệnh này mẹ nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà để có kết luận chính xác.

Trên đây là một số nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em. Hy vọng với những nguyên nhân cụ thể mà Fitobimbi đề cập, mẹ bỉm sẽ biết cách phòng ngừa và bảo vệ con yêu trước tình trạng thiếu máu hiện nay.

Tham khảo: childrenshospital, healthline

https://www.childrenshospital.org/conditions/anemia
https://www.healthline.com/health/anemia/anemia-in-kids
Chia sẻ bài viết này