Cảm giác khó thở, mệt mỏi thường làm bé khó chịu mỗi khi bị sổ mũi. Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định, tuy nhiên, đây là việc làm không nên với bé sơ sinh. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tại nhà. Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi
Mặt trong của mũi thường được lót bởi lớp niêm mạc. Nó đảm nhận chức năng chính là làm ẩm, làm ấm, đồng lọc không khí từ ngoài đi vào trong. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, lớp niêm mạc này sẽ sản xuất dịch nhầy nhiều hơn dẫn đến tình trạng sổ mũi. Trước khi gợi ý cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này nhé!
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là tình trạng phổ biến vì đường hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như:
- Dị ứng: Các tác nhân gây dị ứng bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất,… Khi bị dị ứng, trẻ còn kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, mắt đỏ và hắt hơi
- Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể do dịch nhầy bào thai chưa được hút sạch khỏi đường hô hấp của trẻ
- Cảm cúm: Triệu chứng sổ mũi do cảm cúm thường mệt mỏi hơn so với cảm lạnh. Với các triệu chứng điển hình như chán ăn, chóng mặt, đau ê ẩm, mệt mỏi, đau họng,…
- Thời tiết lạnh: Khi thời tiết giao mùa, mũi trẻ sẽ nhạy cảm hơn bình thường. gây nên triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, khi cơ thể thích ứng được với sự thay đổi thời tiết, tình trạng này sẽ biến mất
- Dị vật trong mũi: Vật lạ vướng trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, thậm chí chảy máu và gây đau đớn
Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị sổ mũi thường kèm theo những triệu chứng khác như sau:
- Nghẹt mũi
- Hắt hơi
- Chảy máu trong
- Ho
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi kéo dài có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Do đó, phụ huynh cần chú ý theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng
Sổ mũi gây nhiều phiền toái cho bé, không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ. Điều này khiến ba mẹ lo lắng và vội vàng cho bé dùng thuốc. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc có thể khiến bé gặp một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, phần lớn các trường hợp sổ mũi ở trẻ sơ sinh đều không đáng lo. Vì vậy, việc sử dụng thuốc là không cần thiết. Thay vào đó, ba mẹ chỉ cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý rất an toàn với mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Dung dịch này có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Đồng thời có khả năng làm lỏng dịch nhầy, từ đó đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như sau:
- Đặt trẻ nằm ngừa, thân dưới cao hơn đầu. Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ
- Giữ nguyên 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy
- Đặt đầu ống hút vào mũi trẻ, đồng thời tay bóng chặt bóng nước
- Sau đó từ từ thả tay ra để tạo áp lực hút
- Lặp lại cách trị sổ mũi này mỗi khi bé bị tái phát
Mẹ chú ý không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý quá nhiều. Bởi sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi, khiến nó giảm khả năng bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Massage mũi cho bé
Thực hiện massage mũi nhiều lần sẽ giúp long bớt dịch nhầy, cho đường thở được lưu thông dễ dàng, giảm biểu hiện sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Mẹ sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay cái, nhẹ nhàng vuốt hai bên cánh mũi. Lặp lại đồng tác nhiều lần để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Cho bé bú thường xuyên
Cho bé bú nhiều hơn có thể giúp dịch mũi lỏng và dễ làm sạch hơn. Với trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước ấm, súp, sinh tố, nước trái cây,…
Tắm nước ấm cho bé
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mà Fitobimbi muốn gợi ý tiếp theo đó là tắm nước ấm. Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, cho bé hít thở dễ dàng. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng giúp bé giảm mệt mỏi, đau cơ do cảm cúm gây ra. Để mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái, mẹ có thể nhỏ thêm 1 – 2 giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm của bé.
Nâng cao đầu khi ngủ
Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi không chảy ngược xuống cổ họng, gây khò khè, khó chịu. Thay vào đó, nước mũi sẽ chảy ra ngoài, cho bé cảm giác thoải mái hơn.
Thoa dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có tác dụng chống viêm, giảm sưng và phòng ngừa bệnh cảm lạnh. Bên cạnh đó, sử dụng dầu khuynh diệp còn giúp thông mũi, mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho bé. Các mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp thoa một ít vào lòng bàn chân, bàn tay, bụng, lưng và ngực của con.
Giữ ấm cho trẻ
Vào mùa đông, mẹ cần mặc ấm cho bé để tránh bị nhiễm lạnh, phát sinh các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Phòng của bé cần tránh gió lùa. Đồng thời mỗi khi ra ngoài cần mang khẩu trang, đeo bít tất để hạn chế mắc bệnh sổ mũi. Vào mùa nóng, khi cho bé nằm điều hòa, mẹ cần chú ý về nhiệt độ và hướng gió điều hòa.
Khi nào trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sổ mũi cần đi bác sĩ?
Các cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi kể trên chỉ phù hợp với các bé bị sổ mũi nhẹ, mới chớm. Trường hợp bé sổ mũi kéo dài, kèm theo các triệu chứng bất thường khác, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
- Dịch mũi chuyển vàng hoặc xanh lá
- Ít bú sữa hoặc không bú
- Khó thở, khò khè, phải thở bằng miệng
- Ho, nôn trớ
- Sốt nhẹ
Trên đây là tổng hợp một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ trang bị cho các mẹ kiến thức hữu ích trên hành trình chăm sóc bé!